2. Các cơng trình nghiên cứu về xung đột dân tộc, văn hóa, sự tác động của văn hóa sắc tộc đến chủ quyền quốc gia và an ninh biên giớ
3.3.2. Vận dụng hợp lý những giá trị của luật tục đối với việc bảo an ninh trật tự khu vực biên giớ
ninh trật tự khu vực biên giới
Luật tục là một hệ thống chuẩn mực gồm các quy định thành văn hay bất thành văn của những cộng đồng dân cư, được hình thành trên cơ sở truyền thống, tập tục, tục lệ, quy ước; và được thừa nhận, duy trì trên cơ sở uy tín cộng đồng hoặc chức sắc cộng đồng.
Hình thái phổ biến thường thấy của luật tục là tập tục, phong tục, tập quán của một cộng đồng. Bởi vậy có thể thấy, luật tục phản ánh các mối quan hệ, các đặc tính văn hóa, chiều cạnh đạo đức, tơn giáo và tín ngưỡng của cộng đồng truyền thống.
Theo đó, cộng đồng càng ít chịu sự chi phối của nhà nước, càng biệt lập, tự khu biệt và khép kín trong quan hệ với những cộng đồng tương cận thì vai trị của luật tục trong đời sống, càng trở nên quan trọng. Đối với những cộng đồng như vậy, luật tục thậm chí có năng lực thiết định hành vi cịn mạnh mẽ hơn cả các chuẩn mực pháp luật. Và tình trạng đó đúng với những cộng đồng thiểu số vùng cao được đề cập ở đây. Như trước đã phân tích, trong lịch sử, "tính chất phi nhà nước", "tính tự trị và khu biệt tương đối" của các cộng đồng này, đã đẩy luật lục lên vị thế hàng đầu.
Đối với những cộng đồng như vậy, luật tục, ở một phạm vi nhất định, có vai trị, giá trị xã hội quan trọng giống như pháp luật,trong việc điều chỉnh các mối quan hệ xã hội, duy trì và đảm bảo trật tự cộng đồng. Điều đó có nghĩa là, cần phải ưu tiên xem xét việc sử dụng luật tục trong những cộng đồng các tộc người vùng cao biên giới ở Việt Nam, trên cơ sở kết hợp với việc sử dụng pháp luật, sao cho phù hợp với tình hình thực tế.
Xét từ phương diện lịch sử, luật tục ra đời trước pháp luật và bởi vậy mà qn tính của thói quen, của hành vi do luật tục tạo nên có sức ảnh hưởng mạnh mẽ đến ý thức thực hiện pháp luật, thậm chí, trong những hồn cảnh nhất định - còn chi phối cái sau này.
Với tư cách là một yếu tố văn hóa nằm trong kiến trúc thượng tầng của một hình thái kinh tế - xã hội, sự tồn tại của luật tục đòi hỏi hỏi các thiết chế vật chất đi kèm, tức là "các vật mang" nó; cụ thể như: Những thiết chế tổ chức được cộng đồng mặc nhiên thừa nhận, những con người nắm giữ và kiểm soát việc thực thi (già làng, trùm đạo, người có chức sắc tơn giáo, trưởng thôn, trưởng bản).
Mỗi tộc người vùng cao có luật tục riêng, thể hiện bản sắc, đặc trưng riêng của mình. Tuy nhiên, điểm giống nhau của các luật tục ấy là: Chúng được thành viên trong cộng đồng nghiêm chỉnh tuân theo một cách tự giác. Những người vi phạm luật tục cũng đồng nghĩa với việc xúc phạm đến thần linh, đến đức tin và chuẩn giá trị của cả cộng đồng.
Nội dung luật tục của các tộc người thiểu số vùng cao rất phong phú và đa dạng; nó bao trùm hầu hết các mặt của đời sống thường nhật, từ quan hệ cá nhân với cá nhân, cho đến quan hệ giữa cá nhân với cộng đồng, trên các phương diện kinh tế, đạo đức, tơn giáo, tình cảm... Bởi vậy, dựa vào luật tục, chính quyền các cấp có thể chắt lọc và vận dụng chúng cho công cuộc bảo vệ và giữ gìn an ninh biên giới quốc gia.
Liên quan đến phương diện chính trị - pháp lý của an ninh biên giới,
luật tục có vai trị quan trọng trong việc quy định địa vực sinh sống của cộng đồng. Bởi vậy, có thể được sử dụng nó để góp phần củng cố việc khẳng định chủ quyền lãnh thổ trong quan hệ với các quốc gia láng giềng. Chẳng hạn, việc các tộc người ở Tây Nguyên xác định lãnh thổ, địa vực sống của họ bao gồm: Nương rẫy, các cánh rừng, các nguồn nước... mà những cộng đồng khác khơng thể xâm phạm - có thể được dùng để khẳng định chủ quyền quốc gia đối với vùng lãnh thổ còn đang tranh chấp giữa các quốc gia.
Liên quan đến phương diện kinh tế - xã hội của an ninh biên giới, luật tục, thông qua các già làng, trưởng bản, thầy tế,... (những người uy tín và tiêu
biểu) sẽ giúp quản lý trật tự an ninh xã hội của cộng đồng hiệu quả hơn. Các chuẩn mực của luật tục giúp ngăn chặn các hành vi phạm tội, phá hoại tài sản cơng, giữ gìn trật tự cơng cộng, giữ bình n, hồ thuận trong bn làng...
Luật tục của các tộc người vùng cao ở Việt Nam được hình thành dần dần từ đời sống sinh hoạt của các cộng đồng mang tính cơng xã sơ khai và tính tự quản. Nó phản ánh trình độ phát triển của sản xuất cịn ở mức độ thấp và gắn bó chặt chẽ với các giá trị tín ngưỡng và tơn giáo bản địa. Bởi vậy, trong xã hội ngày nay, quá trình thực thi luật tục trong những cộng đồng như vậy cũng bộc lộ những mặt trái của nó.
Thứ nhất, việc thực thi luật tục còn mang nặng tính chủ quan, phụ
thuộc rất nhiều vào ý chí cá nhân - những người nắm giữ luật tục.
Thứ hai, do mang nặng dấu ấn văn hóa, tơn giáo và tín ngưỡng (đặc biệt là tín ngưỡng đa thần và bái vật giáo - vốn tồn tại thịnh hành trong các cộng đồng sơ khai), nên một số luật tục đưa ra những quy định, (mà xét từ giác độ khoa học và pháp luật), là bất lợi cho sức khỏe; hoặc gây bất bình đẳng giới; hoặc xâm hại quyền công dân, quyền con người...
Bởi vậy, cần nhận diện những yếu tố tích cực của luật tục để tiếp thu và phát huy cho cơng tác giữ gìn an ninh, trật tự xã hội trong mỗi cộng đồng và cho an ninh biên giới quốc gia. Đồng thời, cần đẩy mạnh việc tuyên truyền, vận động và giáo dục để loại bỏ hủ tục.
Nhưng trong bất kỳ tình huống nào, cũng nên tránh việc hành chính hố, hoặc ứng xử mang tính áp đặt đối với luật tục của các tộc người vùng cao.