2. Các cơng trình nghiên cứu về xung đột dân tộc, văn hóa, sự tác động của văn hóa sắc tộc đến chủ quyền quốc gia và an ninh biên giớ
1.3.1. Vai trị của văn hóa tộc người vùng cao đối với phương diện chính trị pháp lý của an ninh biên giới quốc gia
chính trị - pháp lý của an ninh biên giới quốc gia
1.3.1.1. Vai trò điều tiết biên giới trong lịch sử
Đông Nam Á thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa và có hình thái động thực vật khá tương đồng. Đi từ tây sang đơng, người ta có thể quan sát thấy các châu thổ dọc theo các con sông lớn và bị chặn lại bởi những dãy núi; vượt qua bên kia dãy núi, lại xuất hiện các đồng bằng châu thổ... Nhịp điệu "đồng bằng - núi" chỉ kết thúc ở vùng duyên hải.
Các nhà nghiên cứu về khu vực đã ví sự biến đổi địa lý ở Đơng Nam Á như là một bản nhạc - có nhịp điệu và tiết tấu. Họ cũng phát hiện ra một đặc điểm phổ biến của khu vực là: "những dãy núi lớn thường đồng thời là sự phân giới chính trị giữa các quốc gia" [113, tr.4].
Điều này khơng khó lý giải, vì trong lịch sử, khoảng cách và sự ngăn trở về địa lý đã có ý nghĩa hết sức lớn lao đối với vấn đề tổ chức, tập trung và kiểm soát quyền lực của các Đế chế Phong kiến.
Các dãy núi lớn trong khu vực Đông Nam Á thường là đường biên giới giữa các quốc gia trong lịch sử. Các tộc người vùng cao sống ở nơi
đây luôn giữ quan hệ mật thiết với các cộng đồng lúa nước về cả hai phía chân núi. Mối quan hệ "nước đơi" - "sang cả hai phía" thường được các nhà nước bên dưới đồng bằng "bỏ qua", do sự ngăn trở về địa lý, sau khi đã đạt được những cam kết "thần phục", "chư hầu" và "triều cống" từ phía các tộc người này.
Đây là những tộc người nằm ở "ngoại vi" của quyền lực trung ương; và do đó, họ có tính tự trị tương đối. Trong q khứ, các tộc người vùng cao đã từng giữ vai trị định hình giới hạn đường biên của quyền lực, và họ có thể làm thay đổi giới hạn đó. Bởi vậy, các nhà nghiên cứu về khu vực còn gọi những cộng đồng người này là "các tộc người điều tiết biên giới" [113, tr.25].
Trước thế kỷ XIX, các xã hội lúa nước hiếm khi có được sự kiểm sốt tồn diện đối với các khu vực ngoại vi. Ở bất cứ nơi nào mà một nhà nước cố gắng áp đặt quyền lực của nó đối với những khu vực ngoại vi như vậy, thì cũng chính ở đó, những căng thẳng chính trị và vũ trang cũng xuất hiện, bởi lẽ sự cân bằng quyền lực có nguy cơ bị phá vỡ. Đứng trước nguy cơ bị thơn tính và bị lệ thuộc, những tộc người ở vùng cao thường cầu viện đến trung tâm quyền lực "lúa nước" khác - "phía chân núi bên kia".
Trong lịch sử, các tộc người vùng cao thường giữ mối liên hệ mật thiết với các nhà nước "thuộc văn hóa lúa nước" bên dưới nhằm đảm bảo an ninh cho mình. Mặc dù vậy, phần lớn họ vẫn giữ tâm lý e ngại và không mấy tin tưởng vào các nhà nước này. Việc chinh phạt lẫn nhau của các cường quốc "lúa nước" - ln dẫn đến tình trạng kéo các tộc người vùng cao vào cơn lốc chiến tranh. Lương thực bị trưng thu, nhân khẩu bị điều động, đất đai bị chiếm giữ... [113, tr.24].
Như vậy, việc các tộc người vùng cao gắn bó với các nhà nước ở bên dưới có nhiều lý khác nhau, bao gồm:
- Mối liên hệ cội nguồn chủng tộc: Chung nguồn gốc ngơn ngữ, sự hịa huyết, những cuộc di cư làm cho không gian sống đan cài vào nhau.
- Mối liên hệ kinh tế (trao đổi các sản phẩm).
- Mối liên hệ an ninh: Cầu viện sự bảo trợ của các nhà nước bên dưới trước những mối đe dọa bị thơn tính.
Tuy nhiên, cũng phải nhận thấy rằng, mối liên hệ như vậy cũng dễ bị phá vỡ - điều đó tùy thuộc vào sức mạnh chi phối của các nhà nước bên dưới. Trong lịch sử, thật khó xác định được lòng trung thành của những cộng đồng như vậy đối với một nhà nước nào đó. Thường thì các tộc người này cố gắng giữ quan hệ tốt với tất cả các nhà nước bên dưới bằng cách thuần phục, cống nạp... để rốt cuộc có được cuộc sống độc lập và khơng gian văn hóa của chính họ.
Dẫu sao, trải qua các triều đại khác nhau và những thăng trầm lịch sử, quyền lực trung ương đã không thật sự với tới những không gian này do sự ngăn trở quá lớn về địa lý. Thành thử, trong lịch sử phát triển của Đông Nam Á, lãnh thổ của một quốc gia được xác định đến đâu, chính là nhờ việc "các cộng đồng ngoại vi" thừa nhận mình thuộc về nhà nước nào. Việc thừa nhận (thuần phục) kéo theo việc sáp nhập khơng gian sống và do đó - mở mang lãnh thổ của quốc gia.
1.3.1.2. Vai trò hỗ trợ việc định hình và bảo vệ đường biên giới cứng
Đầu thế kỷ XX, phong trào giải phóng thuộc địa đi cùng với sự du nhập của mơ hình nhà nước dân tộc vào khu vực này đã khiến hàng loạt nhà nước mới ra đời. Một trong những điểm khác biệt cơ bản của những nhà nước "kiểu mới" này so với các vương triều phong kiến, chính là việc hình thành nên những "đường biên giới cứng" để phân định lãnh thổ và chủ quyền giữa các nhà nước.
Những "đường biên giới cứng" như vậy đã thay thế cho các "vùng biên giới" - nơi các tộc người thuộc hai quốc gia sống đan cài vào nhau. Liên quan đến nội dung này, yếu tố "du cư"của văn hóa tộc người vùng cao có ảnh
hưởng mạnh mẽ đến những khu vực biên giới - nơi mà sự phân định lãnh thổ giữa hai quốc gia cịn chưa ngã ngũ và chưa có được sự nhất trí chung.
Thơng thường, khơng gian sống (bao gồm sinh hoạt và canh tác) của người dân bản địa sẽ giữ vai trò quan trọng, với tư cách là bằng chứng lịch sử và là căn cứ thực tế để các quốc gia khẳng định chủ quyền lãnh thổ và vạch ra "đường biên giới cứng" của mình.
Tuy nhiên, vấn đề đã trở nên phức tạp hơn, khi những cộng đồng như vậy có khơng gian sống lưu động và phát tán ra cả hai phía của "đường biên ước định".
Để minh họa tình huống này, có thể coi sự tranh chấp giữa Thái Lan- Campuchia tháng 6 năm 2008 xung quanh ngơi Đền Preah Vihear là một ví dụ điển hình. Ngơi đền này được xây dựng vào thế kỷ XI, và vốn có kiến trúc giống như Ðế Thiên Ðế Thích (Angkor Wat) ở vùng Ðơng Bắc Campuchia, nằm giữa huyện Kantharalak (huyện Thái Lan) ở tỉnh Sisaket thuộc Đông Bắc Thái Lan và huyện Choam Khsant ở tỉnh Preah Vihear thuộc miền bắc Campuchia.
Sở dĩ có tình huống như vậy là vì, trước đây, trong lịch sử, không gian sống của các tộc người Thái, Malay, Mon và Khmer trước khi có sự phân định địa giới hành chính (biên giới) giữa các Nhà nước - Dân tộc Thái Lan, Campuchia, Lào, Miến Điện... vốn đan cài vào nhau. Và hiện nay, xét về phương diện chính trị - pháp lý, các cư dân xung quanh khu vực tranh chấp bị chia cắt thành những bộ phận khác nhau và tùy thuộc vào những nhà nước khác nhau; song xét trên phương diện lịch sử - văn hóa, họ vốn dĩ lại thuộc về một tộc người cùng chia sẻ ngơn ngữ, tập qn và các giá trị văn hóa chung.
Xét từ phương diện đó, "lối sống du canh, du cư" của các tộc người thiểu số vùng cao - đang là một trở ngại thực sự đối với nhiều nhà nước trong khu vực trong việc xác định cũng như bảo vệ đường biên giới quốc gia.
Một sự chuyển đổi lối sống sang "định canh, định cư" sẽ có tác dụng tích cực đối với việc thực hiện an ninh biên giới quốc gia, và tích cực cho việc phân định các tuyến biên giới cứng cũng như bảo vệ chúng. Nhưng nó cũng sẽ kéo theo những biến đổi lớn lao về văn hóa đối với các cộng đồng vùng cao. Vấn đề đặt ra ở đây, không chỉ là kinh tế, mà hơn thế - chính là văn hóa. Thay đổi cách thức sản xuất là điều khả dĩ đối với các tộc người vùng cao. Nhưng vì thay đổi cách thức sản xuất mà buộc phải thay đổi lối sống đã diễn ra từ hàng nghìn đời nay, cùng với những phong tục tập quán đi kèm - thì lại là vấn đề không hề dễ dàng đối với các tộc người vùng cao.
Chính sách "định canh, định cư" khó có thể thành cơng nếu như các nhà nước chỉ nhìn nhận nó từ khía cạnh lợi ích an ninh và kinh tế. Đây là một thực tế mà hầu hết các nhà nước trong khu vực đang phải đối mặt.