2. Các cơng trình nghiên cứu về xung đột dân tộc, văn hóa, sự tác động của văn hóa sắc tộc đến chủ quyền quốc gia và an ninh biên giớ
3.1.3. Hoạt động sống của các tộc người vùng ca o hành vi khẳng định và bảo đảm chủ quyền về lãnh thổ
định và bảo đảm chủ quyền về lãnh thổ
Yếu tố văn hóa tham dự vào đây là chính là "hoạt động sống", "hoạt động thường nhật" của các tộc người vùng cao. Việc các tộc người sử dụng tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ lợi ích của mình trên địa bàn cứ trú, cũng đồng nghĩa với việc khẳng định vùng lãnh thổ quốc gia là nơi mà họ thuộc về.
Trong lịch sử, việc khẳng định chủ quyền đối với các tài nguyên thiên nhiên, đất đai, cùng các sản vật đi kèm của các tộc người vùng cao - trong quan hệ với những tộc người khác - cũng đồng nghĩa với việc giữ gìn tính tồn vẹn lãnh thổ của nhà nước trung ương - nơi mà các tộc người đó "thần phục" hoặc tự thừa nhận là họ "thuộc về".
Một sự thật lịch sử là, ở Đơng Nam Á (nói chung) và ở Việt Nam (nói riêng), việc tiến hành chinh phạt các tộc người, mở rộng đất đai bằng các cuộc chiến đẫm máu là thuộc về sứ mệnh của các nhà nước phong kiến (vương triều). Nhưng việc gìn giữ, bảo toàn, và khai thác lãnh thổ (với tư cách là một trong các yếu tố của phương thức sản xuất vật chất nuôi sống xã hội) lại thuộc về các cư dân bản địa.
Thể theo đó, "hoạt động sống" của các tộc người vùng cao biên giới, từ lao động sản xuất, săn bắn, hái lượm, khai thác các sản vật thiên nhiên, cho đến sử dụng các tài nguyên như mỏ, các nguồn nước... đều là những hành vi - mà nhờ chúng, quốc gia (nơi mà họ thuộc về) khẳng định chủ quyền mình đối với vùng lãnh thổ nằm trong sự quản lý của nó. Đây là tình huống: Chủ quyền quốc gia được khẳng định và biểu hiện thông qua chủ quyền của người dân.
Chính vì đường biên giới gắn chặt với hoạt động sống của các tộc người vùng cao, nên trong việc giải quyết các vấn đề biên giới ở những khu vực khơng có cư dân sinh sống hiện nay đã trở nên hết sức phức tạp; các nhà nước ở cả hai phía biên giới sẽ gặp phải những khó khăn liên quan đến việc đưa ra các bằng chứng pháp lý nhằm khẳng định các phần lãnh thổ thuộc về mình. Khi đã khơng có người dân cùng các dấu tích hoạt động của họ - để làm căn cứ hiện thực, thì dĩ nhiên, khi đó các đường biên chỉ có thể được xác lập thông qua các văn kiện cịn lưu giữ (nếu có), hoặc thơng qua đàm phán và thương lượng. Đây cũng là một thực tiễn đã gặp phải, khi Việt Nam giải quyết một số điểm tranh chấp ở biên giới trên bộ với Trung Quốc.
Giải pháp thúc đẩy an ninh biên giới ở đây là: Nghiên cứu và xây dựng chiến lược di dân đến các "vùng trống" dọc tuyến biên giới; xây dựng hạ tầng và các điều kiện sản xuất thích hợp để người dân có thể sinh sống bám trụ tại địa bàn; và thông qua hoạt động sống hàng ngày - khẳng định chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam. Đồng thời, người dân có nhiều cơ hội hơn trong việc tham
dự vào công cuộc xây dựng một đường biên giới hịa bình hữu nghị với quốc gia láng giềng thông qua mối liên hệ dịng tộc và văn hóa xun biên giới.