Quan điểm của Đảng, Nhà nước Việt Nam về bảo đảm an ninh biên giới quốc gia

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Vai trò của văn hoá các tộc người vùng cao đổi với việc bảo đảm an ninh biên giới quốc gia Việt Nam hiện nay (Trang 82 - 87)

2. Các cơng trình nghiên cứu về xung đột dân tộc, văn hóa, sự tác động của văn hóa sắc tộc đến chủ quyền quốc gia và an ninh biên giớ

2.1.2. Quan điểm của Đảng, Nhà nước Việt Nam về bảo đảm an ninh biên giới quốc gia

biên giới quốc gia

Kế thừa sáng tạo các quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh trong xây dựng và bảo vệ tổ quốc, Đảng và Nhà nước ta đã phát triển và cụ thể hóa chúng cho mục tiêu giữ vững chủ quyền quốc gia (nói chung) và an ninh biên giới (nói riêng).

Tư tưởng chiến lược của Đảng, Nhà nước ta về biên giới là “thực hiện chính sách xây dựng biên giới hịa bình, hữu nghị, ổn định lâu dài với các nước láng giềng; giải quyết các vấn đề về biên giới quốc gia thông qua đàm phán trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và lợi ích chính đáng của nhau”. Nhà nước có chính sách ưu tiên đặc biệt xây dựng khu vực biên giới vững mạnh về mọi mặt; nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân khu vực biên giới; xây dựng cơng trình biên giới và lực lượng nòng cốt, chuyên trách, đáp ứng yêu cầu xây dựng, quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia trong mọi tình huống [76].

Tuân thủ nguyên tắc "sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc là sự nghiệp của tồn dân, do nhân dân, vì nhân dân", quần chúng nhân dân là động lực của lịch sử, là khởi nguồn của mọi sáng tạo ra của cải vật chất và tinh thần trong xã hội, Đảng và Nhà nước ta đã xây dựng và triển khai "chiến lược quốc phịng tồn dân", “thế trận an ninh nhân dân”, và "an ninh biên giới" là một bộ phận trong đó.

2.1.2.1. Chiến lược quốc phịng tồn dân

Tuy coi an ninh, quốc phịng là cơng việc và sự nghiệp của toàn dân, nhưng Đảng và Nhà nước vẫn xác định vai trò nòng cốt của các lực lượng chuyên trách, với tư cách là hạt nhân kết hợp với các lực lượng bán chuyên

trách, với các cơ quan bảo vệ pháp luật với phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.

Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ XI cũng chỉ rõ: Tăng cường quốc phòng, giữ vững an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội là nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên của Đảng, Nhà nước và tồn dân, trong đó Qn đội nhân dân và Cơng an nhân dân là lực lượng nòng cốt. Xây dựng thế trận quốc phịng tồn dân, kết hợp chặt chẽ với thế trận an ninh nhân dân vững chắc [33].

Mục tiêu, nhiệm vụ của quốc phòng, an ninh là bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa, giữ vững hồ bình, ổn định chính trị, bảo đảm an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội; chủ động ngăn chặn, làm thất bại mọi âm mưu và hành động chống phá của các thế lực thù địch đối với sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta.

Để thực hiện "chiến lược quốc phịng tồn dân", địi hỏi phải kết hợp và thực hiện đồng bộ các nguyên tắc sau:

Đoàn kết dân tộc: Chính nhân dân là người làm nên những thắng lợi lịch sử. Toàn bộ hoạt động của Đảng phải xuất phát từ lợi ích và nguyện vọng chính đáng của nhân dân. Sức mạnh của Đảng là ở sự gắn bó mật thiết với nhân dân. Đồn kết là cơ sở để xây dựng thế trận lòng dân vững chắc trong thực hiện chiến lược bảo vệ Tổ quốc.

Kết hợp "quốc phòng - an ninh" với "kinh tế - xã hội": Sự ổn định và phát triển bền vững mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội là nền tảng vững chắc của quốc phòng - an ninh. Phát triển kinh tế - xã hội đi đôi với tăng cường sức mạnh quốc phòng - an ninh. Kết hợp chặt chẽ kinh tế với quốc phòng - an ninh, quốc phòng - an ninh với kinh tế trong từng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển kinh tế - xã hội và trên từng địa bàn. Lồng ghép

các chương trình để xây dựng các khu kinh tế - quốc phòng ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, biển đảo. Bảo đảm an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội, quan tâm đặc biệt đến các vùng, địa bàn trọng điểm.

Kết hợp giữa "quốc phòng - an ninh" với "đối ngoại":

Phối hợp chặt chẽ hoạt động đối ngoại của Đảng, ngoại giao Nhà nước và ngoại giao nhân dân; giữa ngoại giao chính trị với ngoại giao kinh tế và ngoại giao văn hóa; giữa đối ngoại với quốc phịng, an ninh. Thúc đẩy giải quyết các vấn đề còn tồn tại về biên giới, lãnh thổ, ranh giới biển và thềm lục địa với các nước liên quan trên cơ sở những nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế và nguyên tắc ứng xử của khu vực; làm tốt công tác quản lý biên giới, xây dựng đường biên giới hồ bình, hữu nghị, hợp tác cùng phát triển.

Việc triển khai thực hiện các nguyên tắc nói trên, cần đến yếu tố con người. Mà ở đâu đề cập đến con người cùng năng lực thực thi của họ, thì cũng chính ở đó - các vấn đề văn hóa xuất hiện.

"Đồn kết dân tộc" nhằm tạo ra sức mạnh tổng hợp trong công tác quốc phòng, an ninh - đòi hỏi phải thấu hiểu tâm tư, nguyện vọng, lợi ích cũng như các giá trị văn hóa cốt lõi mà các tộc người đang mang trong bản thân. Nếu thiếu đi mối liên kết văn hóa dưới dạng các chuẩn mực chung, các giá trị chung, (mà tất cả các cộng đồng trên lãnh thổ Việt Nam đều thừa nhận và trân trọng) thì những "chất keo kết dính" khác như lợi ích chính trị, kinh tế, an ninh...chỉ còn tác dụng nhất thời. Khi đó "khối đại đồn kết" dễ chuyển hóa thành "lợi ích cộng sinh" theo kiểu "có đi có lại"; và do đó, khơng mang tính bền vững.

"Kết hợp quốc phòng - an ninh với kinh tế - xã hội" đã hàm chứa mối quan tâm của Đảng và Nhà nước đến việc nâng cao đời sống vật chất của các tộc người vùng cao biên giới. Có một cuộc sống ấm no, một môi trường xã hội ổn định để mỗi cá nhân và cả cộng đồng có cơ hội phát triển - là tiền đề để

người dân vùng cao yên tâm gắn bó với vùng biên giới, hợp tác đấu tranh, bảo vệ đường biên giới trước mọi sự xâm hại và gây bất ổn.

"Kết hợp an ninh - quốc phòng với đối ngoại" đã xác định rõ các tuyến ngoại giao hỗ trợ cho an ninh biên giới: Ngoại giao Đảng, Ngoại giao Nhà nước và Ngoại giao Nhân dân. Trong đó, Ngoại giao Nhân dân có liên quan trực tiếp đến vấn đề an ninh biên giới. Dựa trên một thực tiễn là các cộng đồng người ở vùng biên có mối liên hệ văn hóa, lịch sử, dịng tộc xun biên giới; bởi vậy, nếu biết vận dụng để hỗ trợ giải quyết các tranh chấp về đường biên giới giữa hai quốc gia, hoặc vận dụng để ngăn chặn và đẩy lùi các loại hình tội phạm xuyên biên giới - sẽ làm cho công tác an ninh biên giới nâng cao được hiệu quả.

Bên cạnh "chiến lược quốc phịng tồn dân", Đảng và Nhà nước còn đề ra những chính sách cụ thể về "dân tộc" và "văn hóa". Trong đó, văn hóa các tộc người (nói chung) và vùng cao (nói riêng) được quan tâm phát triển.

2.1.2.2. Chính sách dân tộc và văn hóa nhằm đảm bảo an ninh biên giới

Tư tưởng xuyên suốt trong đường lối của Đảng và chính sách của Nhà nước ta về vấn đề dân tộc là thực hiện sự bình đẳng, đồn kết, tơn trọng và giúp đỡ nhau giữa các tộc người, tạo mọi điều kiện để các tộc người cùng phát triển, gắn bó mật thiết với sự phát triển chung của cộng đồng dân tộc Việt Nam. Đại đoàn kết dân tộc trên nền tảng liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức, dưới sự lãnh đạo của Đảng là đường lối chiến lược nhất quán của cách mạng Việt Nam; là nguồn sức mạnh, động lực chủ yếu và là nhân tố có ý nghĩa quyết định bảo đảm thắng lợi bền vững của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc.

Đảng và Nhà nước xác định: Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, là mục tiêu và động lực của sự phát triển kinh tế - xã hội; nền văn hóa mà chúng ta xây dựng là nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc; một nền văn hóa thống nhất mà đa dạng trong cộng đồng các dân tộc. Đảng, Nhà

nước ln nhấn mạnh việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa, ngơn ngữ, truyền thống tốt đẹp của các tộc người; xây dựng và thực hiện các chính sách bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa, ngơn ngữ, chữ viết các dân tộc thiểu số. Chống tư tưởng kỳ thị và chia rẽ dân tộc [33].

Gắn chính sách văn hóa với phát triển kinh tế: Một mặt, đầu tư cho hoạt động nghiên cứu xây dựng các cơ chế, chính sách kinh tế - xã hội phù hợp với đặc thù của các vùng và các tộc người. Mặt khác, công việc kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả thực hiện các chủ trương, chính sách dân tộc ở các cấp cũng được tăng cường. Nhờ vậy, chất lượng cuộc sống của các tộc người vùng cao đã được cải thiện rõ rệt. Tăng trưởng kinh tế phải kết hợp hài hòa với phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ và cơng bằng xã hội, không ngừng nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân.

Không chỉ quan tâm đến đời sống vật chất, các nhu cầu tinh thần của đồng bào vùng cao cũng được tạo điều kiện để thỏa mãn. Quyền tự do tín ngưỡng, tơn giáo của các tộc người vùng cao đã được tôn trọng và bảo đảm. Chúng ta thực hiện nhất qn chính sách tơn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tơn giáo, theo hay khơng theo tôn giáo của công dân, quyền sinh hoạt tơn giáo bình thường theo pháp luật. Đồn kết đồng bào theo tơn giáo khác nhau. Đấu tranh và xử lý nghiêm đối với những hành vi lợi dụng vấn đề dân tộc, tơn giáo, tín ngưỡng để hoạt động trái pháp luật, chia rẽ dân tộc, phá hoại khối đại đồn kết dân tộc, làm tổn hại lợi ích quốc gia.

Nhận thấy sức mạnh của tín ngưỡng và tơn giáo trong đời sống nhân dân, chính sách của Nhà nước ta đã hướng đến: "Phát huy những giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp của các tôn giáo; động viên các tổ chức tôn giáo, chức sắc, tín đồ sống tốt đời, đẹp đạo, tham gia đóng góp tích cực cho cơng cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc" [33].

Những yếu tố văn hóa khác như phong tục, tập quán, luật tục, những người có uy tín,... của các tộc người vùng cao cũng có vai trị to lớn đối với cơng

tác giữ gìn trật tự kỷ cương xã hội và an ninh biên giới. Bởi vậy, chính sách của Đảng và Nhà nước đã nhấn mạnh đến việc xây dựng đời sống văn hóa của đồng bào; hướng đến nếp sống văn minh trong việc cưới, tang, lễ hội; ngăn chặn và đẩy lùi các hủ tục, bạo lực, gây rối trật tự công cộng, mại dâm, ma tuý, cờ bạc... ; khuyến khích nhân rộng mơ hình thơn, bản khơng có tệ nạn xã hội; Chỉ thị số 06/2008/CT-TTg, ngày 1/2/2008 của Thủ tướng Chính phủ về “Phát huy vai trị của người có uy tín trong dân tộc thiểu số trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc” - là một mốc đánh dấu sự phát triển tư duy của Đảng, Nhà

nước ta về phát huy yếu tố văn hóa tộc người cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ X tiếp tục khẳng định: động

viên, phát huy vai trò của người tiêu biểu trong các dân tộc. Thực hiện chính sách ưu tiên đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, tri thức là người dân tộc thiểu số.

Thường xuyên giáo dục và tuyên truyền tinh thần yêu nước, ý thức dân tộc, trách nhiệm và nghĩa vụ bảo vệ chủ quyền, lợi ích quốc gia và kiến thức quốc phòng, an ninh, làm cho đồng bào hiểu rõ những thách thức lớn hiện nay đang tác động trực tiếp đến nhiệm vụ bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của tổ quốc. Phát huy sức mạnh của tồn dân tộc, tăng cường cơng tác quản lý, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, giữ vững an ninh trật tự biên giới của tổ quốc; xây dựng biên giới hịa bình, hữu nghị, hợp tác với các nước láng giềng, thiết lập trật tự, kỷ cương đối với biên giới quốc gia và quan hệ biên giới. Thực hiện tốt các chính sách kinh tế - xã hội, chính sách dân tộc, tơn giáo, chăm lo củng cố cơ sở chính trị, giữ vững đồn kết dân tộc, bảo đảm an ninh trật tự, chủ quyền biên giới và toàn vẹn lãnh tổ đất nước [27, tr.10].

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Vai trò của văn hoá các tộc người vùng cao đổi với việc bảo đảm an ninh biên giới quốc gia Việt Nam hiện nay (Trang 82 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(166 trang)