2. Các cơng trình nghiên cứu về xung đột dân tộc, văn hóa, sự tác động của văn hóa sắc tộc đến chủ quyền quốc gia và an ninh biên giớ
3.3.3. Sử dụng những giá trị của tín ngưỡng, tơn giáo để gia tăng lực cố kết cộng đồng và ý thức hướng tâm của các tộc người vùng cao
cố kết cộng đồng và ý thức hướng tâm của các tộc người vùng cao
Trong công tác vận động, tuyên truyền ở địa bàn miền núi, vận động đồng bào thiểu số, bên cạnh việc nắm vững ngơn ngữ, phong tục tập qn, thì hiểu biết các tín ngưỡng bản địa là một yêu cần thiết, giúp việc thuyết phục,
động viên đồng bào làm theo chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước trở nên hiệu quả.
Hiểu biết, tơn trọng tín ngưỡng cổ truyền và những lễ hội của đồng bào địa phương, trên cơ sở đó vận dụng để củng cố ý thức hướng tâm - là một việc làm cần thiết hiện nay.
Thực tế cho thấy, nếu không kể tới sự lợi dụng tôn giáo của thế lực thù địch phá hoại đồn kết dân tộc, thì ở các khu dân cư đồng bào theo đạo Tin lành những hủ tục lạc hậu được xóa bỏ, đời sống tinh thần và vật chất của đồng bào ổn định, mỗi tín đồ có ý thức nhường nhịn và đoàn kết, bảo ban giúp đỡ lẫn nhau nên khơng có nhiều tệ nạn xã hội. Như ở Gia Lai, đạo Tin lành có 11 chi hội được cơng nhận pháp nhân, từ trước đến nay khu dân cư đồng bào có cuộc sống đạo bình thường ổn định, khơng có ai tham gia vào hai cuộc bạo loạn vừa qua.
Phải chăng, đạo đức tơn giáo đã góp phần giúp họ nhận định đúng trong hoạt động xã hội, những kẻ xấu khơng lơi kéo được họ. Qua đó cũng thấy vai trị ảnh hưởng quan trọng của các mục sư đối với cộng đồng tín hữu, tiêu biểu cho chức sắc đạo Tin lành ở Tây Nguyên là mục sư người dân tộc Êđê Yky Êban.
Trong khi ở một số nơi khác, cũng là đồng bào theo đạo Tin lành, bấy lâu nay chưa được công nhận tổ chức chi hội lại bị thế lực xấu lợi dụng (Tin lành ĐEGA), tuyên truyền về sự bảo trợ của Mỹ và một Tây Nguyên tự trị độc lập, kích động đồng bào dân tộc ở Tây Nguyên ly khai khỏi cộng đồng các dân tộc Việt Nam.
Từ thực tiễn an ninh ở Tây Nguyên, có thể thấy, một mặt, chính quyền cần tranh thủ, thuyết phục những chức sắc tơn giáo chân chính, tập hợp vào đội ngũ người uy tín/ tiêu biểu; đồng thời tuyên truyền, giải thích cho họ hiểu rõ chính sách tơn trọng tự do tín ngưỡng, tơn giáo của Đảng và Nhà nước.
Mặt khác, cần chăm lo đáp ứng kịp thời nhu cầu chính đáng về tín ngưỡng tôn giáo của đồng bào dân tộc theo đạo Tin lành trên các tỉnh Tây Nguyên, nghiêm khắc xử lý những kẻ lợi dụng tơn giáo phá hoại đồn kết.
Một bức tranh khá tương đồng về tín ngưỡng và tơn giáo của các tộc người ở các khu vực biên giới vùng cao phía bắc đất nước. Một số phần tử xấu đã lợi dụng trình độ dân trí thấp, đời sống cịn khó khăn và sự nhẹ dạ, cả tin của đồng bào để tuyên truyền đạo, chủ yếu là đạo Tin lành trái phép, làm ảnh hưởng đến anh ninh chính trị, trật tự an tồn xã hội, ảnh hưởng đến đời sống của một bộ phận đồng bào dân tộc, như: Mơng, Dao. Điển hình là ở Lào Cai, ở Yên Bái... những vấn đề tưởng như nhỏ nhưng nếu không biết xử lý sẽ trở nên phức tạp (sự vụ cây thánh giá năm 2001)...
Những chức sắc tơn giáo ln được đồng bào tín đồ ngưỡng mộ, vâng phục. Uy tín của họ đơi khi mạnh mẽ hơn cả những trưởng buôn, làng, vượt qua cả phạm vi một làng, xã. Đây là đối tượng chúng ta cần quan tâm tranh thủ, qua họ để hướng những hoạt động tôn giáo của cộng đồng theo phương châm ích đạo, lợi đời, đảm bảo ổn định tình hình chính trị ở cơ sở.
Các vị đại diện cho cơ sở tơn giáo có uy tín rất cao trong cộng đồng tín đồ tơn giáo đó, uy tín từ thần quyền được tôn trọng gần như tuyệt đối trong các tín đồ tơn giáo độc thần như Cơng giáo, Tin lành. Niềm tin thiêng liêng của tín đồ đối với vị giáo chủ của các tơn giáo đó trực tiếp qua các chức sắc tơn giáo. Tình cảm và sự vâng phục của tín đồ tơn giáo sâu sắc và bền vững hơn nhiều đối với những người không theo đạo, vì vậy tiếng nói của chức sắc tơn giáo có tác động mạnh mẽ, rộng rãi tới hầu hết mọi người trong một bn, làng có đạo và vượt ra khỏi địa bàn đó mà ảnh hưởng tới nhiều địa phương và có khi tới tồn quốc.
Nhà thờ, nhà chùa, thánh thất... là nơi tập trung đông đảo các tín đồ về lễ, hội, vui chơi giải trí, cũng là nơi gửi gắm niềm tin và giãi bày những tâm
sự vui, buồn thầm kín của các tín đồ. Các cơ sở thờ tự là tài sản chung của các tín đồ, chức sắc tơn giáo, việc bảo vệ, tu bổ các cơ sở thờ tự là trách nhiệm, là nghĩa vụ thiêng liêng của vị trụ trì, đồng thời là nguyện vọng đầu tiên thiết tha nhất của mỗi tín đồ, vì thế cả cộng đồng ln chắt chiu đóng góp xây dựng, tu bổ và phát triển cho nhà thờ, chùa chiền, thánh thất thêm to đẹp hơn. Các tín đồ thực sự kính trọng, ngưỡng mộ chức sắc tơn giáo của họ, coi đó là thầy trực tiếp dẫn dắt cho mình trên con đường đạo, họ ít khi làm trái với những hướng dẫn hay yêu cầu thực hiện một cơng việc nào đó khi vị chức sắc trụ trì u cầu, kể cả có khi phải hy sinh tính mạng của mình để "tử vì đạo".
Vai trị của người uy tín/ tiêu biểu là chức sắc tơn giáo trong đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt quan trọng. Những đối tượng này cần có phương pháp vận động hợp lý để tập hợp nhiều hơn, nắm chắc họ hơn. Việc vận động thuyết phục các tín đồ tơn giáo thì chỉ thơng qua các chức sắc hoặc những đạo hữu uy tín mới có hiệu quả.
Rất tiếc, hiện nay chúng ta đang cịn ít những đối tượng uy tín / tiêu biểu này. Thậm chí rất nhiều nơi có đơng tín đồ nhưng chưa có đại diện của họ trong các tổ chức Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể quần chúng của ta. Nhất là ở Tây Nguyên, đối với đạo Tin lành, chúng ta vẫn còn một khoảng trống trong tiếp cận vận động các mục sư. Đâu đó trong mỗi nhà lãnh đạo, mỗi cơ quan Nhà nước vẫn còn mặc cảm, nghi ngờ và thiếu tin cậy đối với các vị chức sắc đạo Tin lành hoặc chưa thuyết phục được họ.
Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các tỉnh vùng cao biên giới cần tập hợp nhiều hơn các đối tượng chức sắc đạo Tin lành, quan tâm bồi dưỡng họ, tạo điều kiện cho họ có những hoạt động xã hội để phát triển uy tín và trở thành nịng cốt trong các bn làng nơi có đơng tín đồ theo đạo.
Bên cạnh đó, các cơ quan quản lý nhà nước cần kịp thời đáp ứng những nhu cầu chính đáng về đời sống vật chất và sinh hoạt tín ngưỡng tơn
giáo cho quần chúng tín đồ, cần giúp họ hồn thiện về mặt cơ sở pháp lý của tổ chức, đồng thời chú trọng đáp ứng nhu cầu về cơ sở thờ tự, nơi sinh hoạt tín ngưỡng chung, qua đó động viên, khuyến khích các chức sắc tham gia các hoạt động từ thiện, các phong trào ở cơ sở, nhất là cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư", cuộc vận động "Ngày vì người nghèo" do Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phát động.
Cần có thái độ khoan dung, cảm thơng, chân thành, thân ái với tất cả đồng bào có đạo; qua đó lơi cuốn, thuyết phục những người có tín nhiệm cao trong cộng đồng tín đồ nhưng chưa thực hịa nhập, cộng tác với các cơ quan, đoàn thể của hệ thống chính trị cơ sở, trong cơng cuộc giữ gìn an ninh quốc phịng nói chung và an ninh biên giới quốc gia Việt Nam hiện nay nói riêng.
Kết luận chương 3
Trên cơ sở lý luận về vai trị của văn hóa các tộc người vùng cao trong bảo đảm an ninh biên giới quốc gia trên cả ba phương diện: Chính trị -pháp
lý, kinh tế - xã hội và tư tưởng - văn hóa, và thực tiễn sử dụng các yếu tố văn
hóa tộc người vùng cao cho nhiệm vụ bảo đảm an ninh biên giới quốc gia Việt Nam trong những năm qua, chương 3 của luận án đã chỉ ra và luận giải các giải pháp phát huy vai trị của văn hóa các tộc người vùng cao đối với việc đảm bảo an ninh biên giới quốc gia Việt Nam hiện nay.
1. Phát huy các yếu tố văn hóa nhằm bảo vệ tính ổn định chính trị - pháp lý của đường biên giới quốc gia. Giải pháp khẳng định chính sách định
canh, định cư là rất quan trọng đối với việc ổn định đường biên giới quốc gia. Tuy nhiên, để thực tốt chương trình tái định cư cho các dự án phát triển nói chung, nhất định phải tính đến các yếu tố văn hóa tộc người. Bên cạnh đó cần
giải quyết tốt mối quan hệ xuyên biên giới và quan hệ nội tộc giữa các tộc người vùng cao Việt Nam với các tộc người bên kia biên giới; sự đan cài không gian sống của các tộc người vùng cao là một yếu tố văn hóa tác động mạnh đến an ninh biên giới quốc gia. Ở đây, hoạt động sống của các tộc người này cũng đồng thời là hành vi khẳng định và bảo vệ chủ quyền đối với lãnh thổ Việt Nam. Việc di dân đến định cư tại các “vùng trống” dọc biên giới; xây dựng hạ tầng và các điều kiện sống phù hợp với văn hóa của các tộc người để người dân có thể sinh sống, bám trụ địa bàn là khẳng định chủ quyền lãnh thổ Việt Nam. Người dân vùng cao có nhiều cơ hội tham dự vào cơng cuộc xây dựng một đường biên giới hịa bình hữu nghị với các quốc gia láng giềng thông qua mối quan hệ dịng tộc và văn hóa xuyên biên giới.
2. Phát huy các yếu tố văn hóa các tộc người vùng cao đảm bảo an ninh
kinh tế - xã hội ở vùng biên giới. Giải pháp nhấn mạnh đến việc phát huy vai
trò của luật tục, của người có uy tín trong khai thác hợp lý, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ mơi trường; trong đấu tranh phịng chống tội phạm, nhằm đảm bảo an ninh trật tự biên giới quốc gia.
3. Phát huy các yếu tố văn hóa các tộc người vùng cao nhằm đảm bảo an ninh văn hóa - tư tưởng khu vực biên giới quốc gia. Giải pháp
luận giải sự cần thiết phải phát huy vai trị của người có uy tín, họ là người trực tiếp nắm tình hình diễn biến tư tưởng, hoạt động của đồng bào dân tộc thiểu số và tham gia đấu tranh với những hoạt động trái pháp luật trong đồng bào dân tộc thiểu số như: Hoạt động buôn bán, vận chuyển chất ma túy, di cư tự do, truyền đạo trái phép. Tham gia giải quyết các mâu thuẫn, tranh chấp, khiếu kiện giữa các dân tộc, các bản và dịng họ. Vận động đồng bào giữ gìn, thực hiện các phong tục, tập quán tiến bộ và bài trừ các hủ tục lạc hậu.
Cùng với việc phát huy vai trò của người có uy tín (người tiêu biểu), cần thiết phải phát huy những giá trị của luật tục, của hệ thống tín ngưỡng, tơn giáo của các tộc người, nhằm góp phần đảm bảo khối đại đồn kết dân tộc, chống lại những luận điệu sai trái thù địch của các thế lực phản động, bảo vệ những giá trị văn hóa truyền thống của các tộc người vùng cao; thực hiện hiệu quả các chủ trương phát triển kinh tế - xã hội của Đảng, Nhà nước đối với các vùng cao, góp phần đảm bảo an ninh biên giới quốc gia.
KẾT LUẬN
Vấn đề tộc người, văn hóa tộc người và quan hệ giữa văn hóa tộc người với chủ quyền của nhà nước dân tộc, nhất là ở khu vực Đông Nam Á đã được nhiều nhà nghiên cứu trong nước và quốc tế quan tâm nghiên cứu. Tuy nhiên, việc nghiên cứu vấn đề tác động của văn hóa các tộc người vùng cao đối với an ninh biên giới quốc gia Việt Nam vẫn là lĩnh vực còn để ngỏ. Hiện vẫn chưa có cơng trình khoa học hữu quan nào đề cập đến mối quan hệ trên một cách hệ thống, trên cả phương diện lý thuyết và thực tiễn.
Bắt tay vào khỏa lấp khoảng trống đó trong nhận thức, luận án nỗ lực trình bày một cách hệ thống về các quy luật tồn tại của hai nền văn hóa lớn trong khu vực là "văn hóa đồng bằng/lúa nước" và "văn hóa vùng cao/nương rẫy" cũng như mối quan hệ giữa chúng, trong lịch sử của các quốc gia Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Đây là cơ sở để bước tiếp theo luận án luận chứng cho mối quan hệ mang tính quy luật giữa văn hóa tộc người vùng cao với quá trình hình thành biên giới giữa các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á. Trên cơ sở đó, luận án chỉ ra khả năng vận dụng tính quy luật này vào hỗ trợ cơng tác an ninh biên giới quốc gia ở Việt Nam hiện nay.
Trong triển khai thực hiện, luận án đã làm rõ hàng loạt khái niệm then chốt như: “Dân tộc”, “tộc người”, “tộc người vùng cao”, “văn hóa tộc người vùng cao”, “an ninh biên giới quốc gia”. Đặc biệt là khái niệm "văn hóa tộc người vùng cao" đã được luận án tiếp cận dựa trên phương thức canh tác và lối sống đi cùng với nó; để từ đó phân xuất ra được những đặc trưng cơ bản
như: tính chất du canh, du cư, phát tán, xuyên quốc gia, phi nhà nước.
Khái niệm “an ninh” và “an ninh biên giới quốc gia” cũng đã được phân tích rõ trên cả ba phương diện cơ bản: Chính trị - pháp lý, kinh tế - xã hội và văn hóa - tư tưởng.
Dựa trên tính quy luật đã được luận chứng, luận án tập trung làm rõ vai trị của văn hóa các tộc người vùng cao đối với việc đảm bảo an ninh biên giới ở các nước khu vực Đông Nam Á (trên cả ba phương diện của an ninh biên giới quốc gia).
Theo đó, văn hóa tộc người vùng cao có vai trị quan trọng như: Điều tiết biên giới trong lịch sử; hỗ trợ việc định hình và bảo vệ đường biên giới cứng; tham dự vào công cuộc xây dựng một đường biên giới hịa bình hữu nghị với quốc gia láng giềng; thúc đẩy trao đổi thương mại xuyên biên giới; bảo tồn và khai thác hợp lý tài nguyên thiên nhiên cho phát triển bền vững; chống buôn bán bất hợp pháp và các loại hình tội phạm xuyên biên giới; đấu tranh chống chủ nghĩa ly khai; giữ gìn trật tự, kỷ cương xã hội tại các tuyến biên giới.
Thực trạng tác động của văn hóa các tộc người vùng cao đối với an ninh biên giới quốc gia Việt Nam đã được luận án phân tích trên cả hai phương diện: Đường lối/ chính sách và thực tiễn.
Liên quan đến đường lối, luận án đã chỉ rõ những quan điểm cơ bản của Chủ tịch Hồ Chí Minh, của Đảng, Nhà nước ta về giải quyết vấn đề dân tộc nói chung và phát triển văn hóa dân tộc nói riêng, đặc biệt là quan điểm kết hợp kinh tế với văn hóa nhằm đảm bảo quốc phịng và an ninh.
Liên quan đến đánh giá thực tiễn, luận án đã nêu bật những thành tựu, đồng thời cũng chỉ ra những hạn chế trong việc vận dụng các yếu tố thuộc văn hóa tộc người vùng cao cho công tác đảm bảo an ninh biên giới quốc gia của Việt Nam.
Trên cơ sở của những phân tích này, luận án nhấn mạnh đến sự cần thiết phải vận dụng các quy luật văn hóa vào cơng tác giữ gìn an ninh biên giới hiện nay. Những kiến nghị và giải pháp được đề xuất trong luận án là kết quả được dẫn xuất từ các bước triển khai logic trước đó của nghiên cứu: bắt đầu bằng việc xác định “tính quy luật”, kế đó là phân tích “chính sách” và đánh