Phát huy vai trị của văn hóa tộc người vùng cao trong bảo tồn và khai thác hợp lý tài nguyên thiên nhiên cho phát triển bền vững

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Vai trò của văn hoá các tộc người vùng cao đổi với việc bảo đảm an ninh biên giới quốc gia Việt Nam hiện nay (Trang 132 - 135)

2. Các cơng trình nghiên cứu về xung đột dân tộc, văn hóa, sự tác động của văn hóa sắc tộc đến chủ quyền quốc gia và an ninh biên giớ

3.2.1. Phát huy vai trị của văn hóa tộc người vùng cao trong bảo tồn và khai thác hợp lý tài nguyên thiên nhiên cho phát triển bền vững

và khai thác hợp lý tài nguyên thiên nhiên cho phát triển bền vững

Xét trên phương diện kinh tế, tiềm năng đất đai và rừng chủ yếu là ở miền núi; tài nguyên khoáng sản, nguồn thuỷ năng phần lớn cũng tập trung ở vùng này. Rừng không những là cơ sở phát triển kinh tế - xã hội mà còn giữ chức năng sinh thái cực kỳ quan trọng: Rừng tham gia vào quá trình điều hồ khí hậu, đảm bảo chu chuyển ôxy và các nguyên tố cơ bản khác trên hành tinh, duy trì tính ổn định và độ màu mỡ của đất, hạn chế lũ lụt, hạn hán, ngăn chặn xói mịn đất, làm giảm nhẹ sức tàn phá khốc liệt của các thiên tai, bảo tồn nguồn nước mặt và nước ngầm và làm giảm mức ơ nhiễm khơng khí và nước.

Trong những thập kỷ qua, rừng tự nhiên đã bị suy giảm nghiêm trọng về diện tích. Bình qn mỗi năm thiệt hại hơn 23.952 ha. Nhiều địa phương cho rằng, con số này trên thực tế cao gấp 4 lần. Trong khi, số rừng trồng mới không bù được số rừng bị tàn phá. Theo tài liệu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nơng thơn, diện tích được che phủ bình qn cả nước chỉ cịn 28,2%, có nơi cịn rất thấp như Cao Bằng 12%,...

Việc đóng cửa rừng chỉ là một biện pháp hành chính, có tính chất tình thế, phải tiếp tục có biện pháp bảo vệ rừng, sử dụng có hiệu quả diện tích đất trống, đồi trọc, tạo thêm nhiều việc làm cho người dân sống dựa vào rừng, có cơ chế chính sách để người dân sống trên vùng này làm giàu bằng phát triển rừng.

Theo báo cáo về thực trạng quản lý, bảo vệ rừng của các tỉnh Tây Ngun, tổng diện tích rừng tồn khu vực khoảng 2,85 triệu ha, độ che phủ là

51,3%. Tuy nhiên, kết quả giải đoán ảnh viễn thám năm 2012, diện tích rừng có trữ lượng cịn 1,8 triệu ha, độ che phủ 32,4%.

Những năm qua, sụt giảm diện tích rừng ở Tây Nguyên diễn ra ở mức độ cao, bình quân hàng năm mất 25.737 ha. Nguyên nhân chủ yếu do chuyển mục đích sử dụng rừng, xây dựng các cơng trình, nơng nghiệp và bị khai thác, chặt phá trái pháp luật.

Đề tài “Những đặc điểm tâm lý của các dân tộc thiểu số ở Tây bắc” (2008 -2009) của Viện Tâm lý học đã cho thấy, sự cần cù chịu khó của các dân tộc được đánh giá cao, bởi vì điều kiện sống của các dân tộc thiểu số có nhiều khó khăn. Nhưng, đức tính tiết kiệm của các dân tộc khơng được đánh giá cao, bởi vì, trải qua nhiều thế hệ các dân tộc sống bằng cuộc sống chiếm đoạt và hái lượm - sống bằng những cái có sẵn của rừng núi. Do vậy, họ không cần chắt chiu nhiều những cái của mình có được.

Xuất phát từ đặc điểm tâm lý tộc người vùng cao nói trên, có thể thấy, hoạt động khai thác rừng và các tài nguyên thuộc rừng phụ thuộc rất nhiều vào thái độ và ý thức của cư dân bản địa. Khai thác theo phương thức tự do hay theo phương thức phát triển bền vững - đang là một vấn đề được đặt ra hiện nay.

Trong bối cảnh, dân số cơ học tăng nhanh (do di dân tự do) đã tạo ra sức ép lớn lên tài nguyên rừng. Người dân xâm lấn, phá rừng để lấy đất trồng các loại cây cơng nghiệp, nơng sản có giá trị cao; và do đó, đã gây ra biến động lớn về mơi trường và cảnh quan.

Đứng trước thực trạng đó, Nhà nước cần phải có những chính sách phù hợp nhằm thúc đẩy bảo vệ rừng và phát triển bền vững, đồng thời nâng cao nhận thức cho người dân bản địa về giá trị của rừng đối với cuộc sống của họ; để họ tích cực tham gia vào việc khai thác bền vững, bảo vệ và trồng rừng.

Đặc biệt, luật tục của các tộc người vùng cao có tác dụng rất lớn đến bảo vệ tài nguyên thiên nhiên cho phát triển bền vững. Chẳng hạn như đồng

bào Tây Nguyên luôn coi rừng như nguồn tài sản vơ giá của bn làng; rừng có quan hệ mật thiết với cộng đồng dân cư. Thái độ đó đã in dấu trong luật tục của nhiểu tộc người sinh sống tại Tây Nguyên.

Nhiều luật tục đã quy định rõ tầm quan trọng của bảo vệ rừng, tôn trọng các quy tắc của cộng đồng về xác lập chủ quyền đối với rừng và đất rừng của từng gia đình, dịng họ.

Cụ thể như luật tục của người Êđê quy định: Cây le đang đâm chồi thế mà họ chặt mất ngọn, cây lồ ô đang đâm chồi thế mà họ chặt mất đọt. Nếu người ta bắt được họ đem cho người tù trưởng nhà giàu thì chân họ tất phải trói lại ngay, tay của họ tất phải xiềng lại ngay. Cả rừng le bị cháy khô, cả rừng lồ ô bị cháy trụi, hang thỏ, hang chồn đều bị thiêu trụi tất cả. Vì vậy, có chuyện nghiêm trọng cần phải xét xử họ [86].

Luật tục người Mường quy định về thu hái măng nói rõ: “Bắt đầu từ khi các loại măng tre, bương, luồng, nứa,… mọc cho đến trước ngày 20 tháng 6 âm lịch hàng năm (mùa măng mọc bắt đầu từ mùa xuân; từ mùa xuân cho đến gần hết tháng 6 âm lịch là thời gian thuận lợi để măng phát triển thành cây; từ tháng 7 âm lịch trở đi, mặc dù măng vẫn mọc nhiều nhưng do thời tiết thường nhiều mưa, dễ phát sinh sâu bệnh; thêm vào đó là các trận bão dễ làm măng bị bẻ gãy, măng khó có thể phát triển thành cây- người viết), bất luận là ai cũng không được bẻ măng trong rừng hay trong các gồ bương tre,… trong vườn do chính tay mình trồng. Ai vi phạm dù là con trẻ hay người lớn (kể cả các gia đình thả rơng gia súc vào rừng dẫm đạp làm đổ gãy măng) nếu bị phát hiện thì gia đình đó phải nộp phạt cho mường 1 con lợn cái (lợn nái đã đẻ) [86].

Việc bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản dưới sông, suối ở vùng người Mường được người dân quy định thành lệ tục. Trên các con sông, suối được chọn ngăn từng khúc, từng khoang, có những khúc sơng, suối ngày thường khơng

ai được phép đánh bắt cá đó là những khúc sơng suối có các đặc điểm: một nửa nước sâu cịn một nửa dịng nước chảy vừa phải, có bãi cát ngầm thoai thoải hay nhiều hang hốc đá ngầm, rất thuận lợi, an toàn cho các loại cá sinh đẻ và trốn tránh kẻ thù, là nơi để cung cấp giống bền vững cho sự tái tạo, phát triển lâu dài của các loài. Việc cấm đánh cá, bảo vệ những khúc sơng, suối đó được thần thánh, tâm linh hố; do đó, ngồi việc sợ bị phạt, dân Mường còn sợ làm kinh động đến các vị thần linh (rồng, thuồng luồng,…) nên trong các gia đình, họ tộc Mường, người già bảo người trẻ, ông bà, cha mẹ dặn dò con cháu, mọi người đều chấp hành rất nghiêm chỉnh. Hay ở vùng đồng bào Chăm, để giữ gìn đập nước và phân phối nước, đồng bào cắt cử cai đập đó là người trực tiếp thay mặt nhân dân điều hành hệ thống thuỷ lợi theo quy định của luật tục" [86].

Đã có nhiều ví dụ thành công trong áp dụng luật tục nhằm bảo vệ rừng. Trong khi nhiều nơi ở Tây Ngun xói mịn đất đã đến mức báo động, thì tại Đăk Lăk, hiện vẫn còn những vùng rừng rất tốt như ở đồi Chư Lâm, xã Chư Sê, huyện Chư M’ga. Cánh rừng này là dấu ấn đậm nét về sự tôn trọng của dân làng đối với những răn dạy trong luật tục bảo vệ rừng và quy định của già làng về cách “ăn rừng”.

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Vai trò của văn hoá các tộc người vùng cao đổi với việc bảo đảm an ninh biên giới quốc gia Việt Nam hiện nay (Trang 132 - 135)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(166 trang)