Khái niệm An ninh biên giới quốc gia

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Vai trò của văn hoá các tộc người vùng cao đổi với việc bảo đảm an ninh biên giới quốc gia Việt Nam hiện nay (Trang 57 - 65)

2. Các cơng trình nghiên cứu về xung đột dân tộc, văn hóa, sự tác động của văn hóa sắc tộc đến chủ quyền quốc gia và an ninh biên giớ

1.2.2. Khái niệm An ninh biên giới quốc gia

"An ninh biên giới quốc gia" là khái niệm gắn liền với mơ hình nhà nước dân tộc hiện đại. Đây là thuật ngữ có nội hàm dung hợp giữa khái niệm "an ninh" và khái niệm "biên giới quốc gia".

An ninh được hiểu là "tình trạng an tồn, ổn định" của một cấu trúc chính trị, xã hội hay kinh tế nào đó - được quy chiếu theo những quy tắc, luật lệ, thể chế hay chuẩn mực pháp lý đã được đề ra trước đó.

Tính chất "an ninh" có thể được gắn cho nhiều khách thể xã hội khác nhau. Người ta có thể đề cập đến "an ninh xã hội" như tình trạng (trạng thái) ổn định, có trật tự, kỷ cương của xã hội. Trật tự, kỷ cương đó được xác lập trên cơ sở các quy tắc xử sự chung do Nhà nước ban hành (được gọi là những quy phạm pháp luật) và những giá trị xã hội, những chuẩn mực đạo đức truyền thống (được mọi người trong xã hội thừa nhận, tơn trọng, tn thủ) và nhờ đó mà mọi người có được cuộc sống yên ổn [143]. Hoặc, thuật ngữ "An ninh lương thực" được sử dụng để chỉ khả năng, chỉ trạng thái sẵn sàng cung ứng lương thực, đáp ứng được nhu cầu của một cộng đồng dân cư nào đó, trong một thời gian dài, thường xuyên và liên tục.

Cách hiểu tương tự cũng được áp dụng cho "an ninh năng lượng", "an ninh môi trường" hay "an ninh hàng hải"....

Theo lôgic trên, "an ninh biên giới quốc gia" được luận giải như tình trạng an tồn và ổn định của đường biên giới quốc gia, được xem xét đồng

bộ trên ba phương diện cơ bản: Chính trị -pháp lý; kinh tế - xã hội; văn hóa -

tư tưởng.

Tình trạng an ninh nói trên phải là kết quả của tổng hợp những nỗ lực từ nhiều phía - từ phía các cơ quan và lực lượng chuyên trách của nhà nước (ngoại giao, an ninh - quốc phịng, các cấp chính quyền sở tại) và từ phía người dân (những người cư trú và sinh sống dọc theo các tuyến biên giới).

Phân tích khái niệm "an ninh biên giới quốc gia" theo các bình diện trên, có thể thấy:

Phương diện "chính trị - pháp lý" là một trong những nội dung quan

trọng bậc nhất của "an ninh biên giới quốc gia" do nó gắn với vấn đề đường biên pháp lý (đường phân giới đã được thừa nhận chung giữa các nhà nước và

được pháp điển hóa); vì kéo theo tính pháp lý của đường biên giới là một vấn đề chính trị hết sức quan trọng: Đâu là giới hạn về mặt không gian của chủ quyền quốc gia; mà vượt ra khỏi đó, chủ quyền ấy mất đi tính tuyệt đối và mất đi hiệu lực.

Trong lịch sử chính trị thế giới, khái niệm đường biên giới quốc gia chính thức được pháp điển hóa cùng với sự ra đời của mơ hình "Nhà nước - Dân tộc" hậu Westphalia (1648); và nội hàm của nó liên tục phát triển cho đến ngày nay. Hiện nay, người ta đã thay thế quan niệm cũ về "vùng biên giới" bằng quan niệm mới là "đường biên giới", được hình thành trên cơ sở thỏa thuận giữa các quốc gia có lãnh thổ tiếp giáp nhau.

Trong thời kỳ chiến tranh lạnh, các đường biên giới quốc gia được hình dung là "cứng" và "hữu hình" - bởi chúng được xác định bằng các tuyến mốc vật chất và chịu sự kiểm soát chặt chẽ về mặt quân sự. Tuy nhiên, khi chiến tranh lạnh kết thúc, nhân loại bước vào kỷ ngun tồn cầu hóa, các quốc gia buộc phải tham dự vào đời sống toàn cầu và buộc phải mở ngỏ các rào cản để cho các dịng tài chính, hàng hóa, tư tưởng, nhân khẩu... luân chuyển qua. Lúc

này, ý niệm về một "đường biên giới cứng" như trước kia - cũng được đưa ra xem xét lại.

Đã có quan điểm cho rằng “đường biên giới cứng" hay "đóng” trước kia vốn là nhằm bảo hộ sản xuất trong nước, bảo vệ công ăn việc làm, chống lại những tệ nạn xã hội, tội phạm, âm mưu lật đổ, khủng bố xâm nhập từ bên ngồi. Nó thể hiện thái độ khơng muốn chia sẻ lợi ích cho nước ngồi, và mối lo ngại đánh mất bản sắc của các nhà nước - dân tộc.

Nhưng tình hình đến nay đã khác, xu hướng xây dựng "biên giới mềm" ngày càng tăng. Hiện giữa các nước Châu Âu, hầu như người ta khơng hề nhìn thấy biên giới giữa các quốc gia, bởi khơng có cột mốc, khơng có cửa khẩu, khơng có trạm kiểm sốt. Hơn nữa, ngày nay người ta nhận biết và quản lý biên giới bằng máy định vị GPS và bằng các thiết bị hiện đại khác, chứ không phải bằng các cột mốc.

Một số ý kiến khác cho rằng, việc xây dựng mốc là rất tốn kém và ít có tác dụng, nhất là tại những vùng núi hiểm trở, khơng có người qua lại.

Bởi vậy, có nước cịn chủ trương xây dựng “biên giới mềm” nhằm mở rộng ảnh hưởng kinh tế, văn hóa của đất nước mình sang các nước láng giềng. Tuy nhiên, những người bảo vệ quan điểm về đường biên giới cứng cũng đưa ra lập luận của họ rằng: Việc xác định rõ biên giới cứng đi cùng với q trình pháp điển hóa vẫn hết sức cần thiết đối với Nhà nước - Dân tộc. Thứ nhất, biên giới cứng sẽ giúp tránh được những tranh chấp khơng đáng có; thứ hai - giúp giữ vững chủ quyền, tính tồn vẹn lãnh thổ, đồng thời tăng cường khả năng kiểm sốt an ninh, văn hóa, tư tưởng và kinh tế; thứ ba - ứng phó trước những biến đổi địa lý gây biến dạng biên giới (sự thay đổi dịng chảy của sơng, lở và sạt núi, động đất làm đứt gẫy các địa tầng...).

Ở đây, tồn tại một mối quan biện chứng giữa "biên giới cứng" và "biên giới mềm". Biên giới mềm chỉ có thể diễn ra trên cơ sở của biên giới cứng.

Trong khi đó, biên giới cứng lại có được sự hỗ trợ từ phía biên giới mềm về mặt kinh tế, về cơ sở hạ tầng, và về ổn định đời sống cư dân. Bởi vậy, việc khẳng định tính cần thiết của "biên giới cứng" khơng có nghĩa là loại trừ "biên giới mềm"; và ngược lại. Vấn đề là ở chỗ, đối với từng quốc gia, từng khu vực biên giới, việc xây dựng hay khuyến khích "biên giới mềm" - có thể diễn ra theo cách thức khác nhau; điều đó là tùy thuộc vào điều kiện và nhu cầu cụ thể.

Phương diện "kinh tế - xã hội". Đường biên giới trực tiếp mang những ý

nghĩa kinh tế bởi nó xác định chủ quyền của một quốc gia đối với cư dân, đất đai, lòng đất, vùng biển, vùng trời, cùng với tất cả nguồn tài nguyên nằm trong phạm vi đó. Xác định và quản lý biên giới tức là xác định và quản lý các nguồn lực của đất nước.

Khu vực biên giới ở các tuyến vùng cao, thường có nhiều tài ngun, khống sản, đất rừng, nguồn nước... chưa được khai thác, có lợi thế gần với thị trường nước ngoài, tiếp cận dễ dàng với nguồn tài nguyên, lao động rẻ ở các nước láng giềng. Như vậy, khu vực biên giới thường là nơi tập trung rõ nhất nhu cầu trao đổi và phát triển kinh tế giữa các quốc gia liền kề.

Bên cạnh đó, các cửa khẩu biên giới là nơi xuất/nhập hàng hóa, trao đổi kinh tế giữa các quốc gia liền kề - có tác động rất mạnh đến tăng trưởng nội địa, bởi liên quan đến thuế, tư liệu sản xuất và hàng tiêu dùng, nhất là trong một thế giới mở cửa và hội nhập như hiện nay.

Thực tế cho thấy, nhu cầu qua lại, giao lưu kinh tế qua biên giới là một quy luật tất yếu và cũng là điều kiện rất cơ bản để xây dựng phát triển kinh tế, cải thiện đời sống của nhân dân trong khu vực biên giới.

Đến lượt mình, phát triển kinh tế và nâng cao đời sống cho người dân biên giới lại được xem như một biện pháp hiệu quả để giữ gìn trật tự, an ninh trong khu vực biên giới và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia.

Tăng cường quan hệ kinh tế với các nước láng giềng, nhất là quan hệ kinh tế giữa các địa phương có chung đường biên - cũng góp phần ổn định biên giới và thúc đẩy an ninh biên giới. Sự phụ thuộc lẫn nhau về lợi ích sẽ làm giảm thiểu các nguy cơ xung đột biên giới.

Phương diện "văn hóa - tư tưởng". Trên thực tế, văn hóa hay tư tưởng

khơng tồn tại như những "cái trừu tượng" khó nắm bắt bằng tư duy. Trái lại, văn hóa tồn tại trong các "vật mang" cụ thể, đó là trong mỗi cá thể, trong mỗi cộng đồng và trong các sản phẩm do cá nhân, cộng đồng đó làm ra.

Trong lịch sử, một hoạt động có ý nghĩa đặc biệt đối với giao lưu văn hóa là trao đổi kinh tế. Giữa các cộng đồng sống trên các địa bàn kế cận thường có sự trao đổi nguyên liệu hoặc sản phẩm với nhau mà sau này gọi là “sự trao đổi hàng hóa”. Trao đổi kinh tế thường được tiến hành bằng những cuộc tiếp xúc tập thể hay cá nhân tại các địa điểm quy định trên các tuyến giáp ranh giữa lãnh thổ của các cộng đồng (bộ lạc hay một nhóm bộ lạc...). Bởi vậy, trong lịch sử, nhìn chung, nơi diễn ra trước hết và trực tiếp các cuộc trao đổi văn hóa chính là các vùng biên giới.

Như vậy, không chỉ truyền thông và các ấn phẩm mới hàm chứa các yếu tố văn hóa, mà các "vật mang" văn hóa phổ biến và dễ nhận thấy nhất chính là "con người" và "hàng hóa tiêu dùng".

Với con người, văn hóa được thể hiện thơng qua tính cách, thói quen, lối sống, hành vi, ngơn ngữ..., nói tóm lại, cái mà giới chun mơn vẫn gọi là "văn hóa nhân cách".

Với hàng hóa, văn hóa của một quốc gia được phát tán cùng với quá trình mở rộng thị phần của chúng.

Liên quan đến bình diện này, các cửa khẩu biên giới hay các vùng biên giới giáp ranh - nơi diễn ra các hoạt động trao đổi, buôn bán, qua lại của cư dân hai nước - chính là những khu vực xảy ra hiện tượng giao thoa, lan tỏa văn hóa rất điển hình.

Tuy nhiên, nhiều vùng biên giới là khu vực ngoại vi, bất lợi về địa lý và bị tụt hậu so với khu vực bên trong nội địa. Một số vùng biên giới dễ trở thành khoảng trống, nơi mà quyền lực trung ương khó với tới được. Về văn hóa, khu vực biên giới là nơi phải chịu ảnh hưởng mạnh nhất của văn hóa từ các nước láng giềng.

Việc một quốc gia nào đó gây ảnh hưởng đối với quốc gia khác về mặt văn hóa, tư tưởng, hay ý thức hệ - đồng nghĩa với việc quốc gia ấy phát tán của các "vật mang" văn hóa của mình: Từ con người, cho đến các sản phẩm vật chất chứa đựng giá trị và tư tưởng (văn tự, nghệ thuật...), vượt qua các rào cản biên giới.

Với những tác động xuyên biên giới như trên, thì tình hình biên giới quốc gia ngày nay càng trở nên phức tạp hơn. Hiện nay, hiếm có nơi nào trên thế giới mà lại không mở ngỏ cho sự lưu động tự do của hàng hóa và thơng tin. Quả thật, q trình tồn cầu hố với những dịng chảy vật chất và tinh thần xuyên qua các rào cản biên giới giữa các quốc gia - đang làm "mềm" các rào cản lãnh thổ; ý thức phân biệt "bên trong" và "bên ngoài" quốc gia đang bị mờ dần bởi sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế và tri thức.

Các đường biên giới đang bị xói mịn từ cả “phía trên” lẫn “phía dưới”. Do tác động từ phía trên, tức là từ phía các chính phủ, các đường biên giới quốc gia cũng đã trở nên mềm đi và linh động hơn. Chẳng hạn như trường hợp “làm mềm” biên giới một cách tự nguyện của các thành viên EU. Cịn tác động từ phía dưới là do những dịng người nhập cư và hàng hóa tràn từ biên giới này sang biên giới khác mà các quốc gia hiện nay khó kiểm sốt được.

Đây cũng là cơ sở để xuất hiện quan điểm về "một đường biên giới mềm" hiện nay.

Như vậy, một nội dung quan trọng trong chiều cạnh "văn hóa - tư tưởng" của an ninh biên giới quốc gia, chính là: Biên giới được hình dung

như cửa ngõ ra vào của các dịng chảy vật chất và tinh thần, và bởi vậy - là một khu vực giao thoa về văn hóa, thơng tin và tư tưởng rất phức tạp. Nhất là khi những yếu tố văn hóa, tư tưởng này khơng tồn tại dưới dạng "thuần túy", mà thường nằm trong các "vật mang" là con người, hàng hóa tiêu dùng và các ấn phẩm văn hóa. Kiểm sốt tốt biên giới, cũng đồng thời góp phần bảo đảm "an ninh văn hóa - tư tưởng" trong tổng thể.

Bên cạnh đó, trong điều kiện tồn cầu hóa, "an ninh biên giới quốc gia" còn hàm chứa một nội dung văn hóa - tư tưởng khác nữa; đó là: Chống chủ nghĩa ly khai, chống các xu hướng đòi tự quyết sắc tộc - điều thường xảy ra

đối với cộng đồng thiểu số hay tôn giáo nằm tại những khu vực giáp ranh biên giới - nơi trong lịch sử đã từng tồn tại một cộng đồng văn hóa (hay sắc tộc) thống nhất và chưa bị các đường biên giới quốc gia hiện đại phân thành các mảnh; theo đó mỗi "mảnh" lại nằm ở các quốc gia khác nhau.

Xét về mặt lịch sử, các mối liên kết cộng đồng trên cơ sở của văn hóa (chẳng hạn như dịng tộc, huyết thống, ngơn ngữ, tơn giáo...) thường tỏ ra bền vững và chịu được thử thách của thời gian hơn so với những mô thức liên kết khác, chẳng hạn như thị trường hay chính trị (nhà nước). Một khi - biên giới quốc gia - cái “dải phân cách” mang tính lịch sử và nhân tạo chia cắt cộng đồng văn hóa thành từng mảnh nhỏ đang giảm dần hiệu lực trong điều kiện tồn cầu hố, thì tất yếu sẽ diễn ra cái xu hướng trả lại “nền móng” ban đầu mà trên cơ sở đó đã từng mọc lên các Nhà nước - Dân tộc. Nền móng ấy, theo nhận định của nhiều nhà văn hóa học và sử học đương đại, chính là các cộng đồng văn hóa - văn minh.

Nhà sử học người Anh Arnold Toynbee - người có ảnh hưởng lớn đối với giới nghiên cứu lịch sử và xã hội học đương thời, ngay từ thập kỷ 70 (thế kỷ XX), đã cho rằng: Chỉ có các "nền văn hóa - văn minh" mới đủ tư cách giữ vai trò là những thực thể trọn vẹn của lịch sử, và do đó, mới có đủ tư cách trở

thành những đối tượng nghiên cứu độc lập; cịn Nhà nước - Dân tộc thì khơng phải như vậy. Khó có thể hiểu nổi lịch sử của một quốc gia, một dân tộc, một khi đã tách ra khỏi cái nền văn hóa mà chúng đang tham dự với tư cách là thành tố [99, tr.13].

Thực tế chỉ cho thấy, dường như tồn cầu hố mở rộng đến khu vực đang và chậm phát triển trên thế giới, thì số lượng quốc gia mới cũng tăng lên cùng với mức độ mở rộng ấy. Đi kèm theo quá trình phân rã này là các cuộc chiến sắc tộc và lãnh thổ.

Việc tồn cầu hố diễn ra nhanh chóng trong những thập niên gần đây, đã đục thủng không gian lãnh thổ của các nhà nước dân tộc; và như vậy tác động rất mạnh vào quan niệm về chủ quyền và quyền tự quyết của cái sau này.

Đúng với cách hành xử truyền thống, các nhà nước dân tộc phải viện vào ý niệm lãnh thổ để kêu gọi nhân dân đóng góp sức người sức của. Tuy nhiên, đối với các nhà nước dân tộc hình thành muộn, thì việc nỗ lực xác định và kiện tồn đường biên giới của mình và làm cho đường biên giới ấy trở nên thiêng liêng - khơng chỉ là vấn đề mang tính danh dự, mà thật sự - mang tính sống cịn. Bởi việc khẳng định đường biên khơng chỉ liên quan đến tính pháp lý của tấm bản đồ thế giới, tức là liên quan đến việc thừa nhận tầm với quyền lực của một nhà nước dân tộc; mà điều quan trọng khơng kém là nó giúp xác nhận rằng: Ngoại diên của một xã hội nhất định gồm đủ loại cư dân (ethnicities) là thuộc về một nhà nước nhất định.

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Vai trò của văn hoá các tộc người vùng cao đổi với việc bảo đảm an ninh biên giới quốc gia Việt Nam hiện nay (Trang 57 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(166 trang)