Phát huy vai trị của người có uy tín (người tiêu biểu)

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Vai trò của văn hoá các tộc người vùng cao đổi với việc bảo đảm an ninh biên giới quốc gia Việt Nam hiện nay (Trang 137 - 141)

2. Các cơng trình nghiên cứu về xung đột dân tộc, văn hóa, sự tác động của văn hóa sắc tộc đến chủ quyền quốc gia và an ninh biên giớ

3.3.1. Phát huy vai trị của người có uy tín (người tiêu biểu)

Nhằm góp phần làm ổn định và phát triển các khu vực vùng cao biên giới nói chung, trong hàng loạt biện pháp, cần xây dựng một mạng lưới người tiêu biểu từ địa bàn thôn, buôn, làng, khu dân cư. Thơng qua những đối tượng này, các cấp chính quyền truyền tải chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Và cũng thông qua họ mà mọi sinh hoạt, nhất cử nhất động của dân ở cơ sở sẽ được phản ánh thường xuyên đến các cơ quan nhà nước hữu quan. Nhờ vậy, Nhà nước kịp thời đáp ứng những nhu cầu chính đáng cho nhân dân và kịp thời ngăn chặn những mầm mống chống đối của thế lực thù địch.

Người có uy tín là người được đồng bào thiểu số tín nhiệm, tự nguyện đến bày tỏ tâm tư, nguyện vọng, tranh thủ ý kiến; có mối liên hệ chặt chẽ và ảnh hưởng nhất định với cộng đồng dân cư ở vùng đồng bào thiểu số; có khả năng tác động, chi phối, tập hợp đồng bào thiểu số.

Họ là người xuất hiện nổi bật từ các lĩnh vực của cuộc sống, có uy tín ảnh hưởng đối với đơng đảo đồng bào trong một cộng đồng dân cư. Do ảnh hưởng từ phong tục tập quán, người tiêu biểu trong đồng bào dân tộc thiểu số rất đa dạng và có vai trị đặc biệt quan trọng, bằng uy tín của mình họ có thể hướng cả bn, làng hoặc cả một tộc người làm theo ý mình. Một số loại người tiêu biểu trong tộc người thiểu số như: Tù trưởng, tộc trưởng, lang đạo, già làng, trưởng làng, chức sắc tôn giáo,...

Sở dĩ người có uy tín/ tiêu biểu - có vai trị to lớn đối với cộng đồng cư dân vùng cao, vì những cộng đồng như vậy cịn tương đối khép kín và mang

nặng tính chất cơng xã, thị tộc. Tàn dư chế độ cơng xã tồn cịn tại một thời gian dài, cho nên những chức năng tự quản của công xã vẫn nằm trong tay những cá nhân như: Tộc trưởng, tù trưởng, già làng...

Do đó, cần nắm bắt mạng lưới những người có uy tín, tổ chức động viên mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực của họ, để qua họ vận động cả cộng đồng tham gia tích cực vào giữ gìn an ninh trật tự xã hội và biên giới. Ngược lại, nếu không nắm bắt kịp thời và để những thế lực xấu lợi dụng, thì họ trở thành những lực cản lớn cho công cuộc bảo đảm an ninh biên giới quốc gia. Trong trường hợp để cho những người có uy tín trong vùng bị các thế lực khác lơi kéo, như theo đạo Tin lành Dega (ở Tây Ngun) thì cả bn làng đều đi theo họ, và đây là xu hướng hoàn tồn bất lợi đối với cơng tác an ninh vùng biên của chúng ta.

Phát huy vai trị người có uy tín (người tiêu biểu) được hiểu là việc tập

hợp, vận động, chăm lo, bồi dưỡng những người có uy tín trong cộng đồng, thơng qua họ để tuyên truyền, động viên đồng bào trong khu dân cư thực hiện chủ trương chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước và các phong trào thi đua yêu nước do Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phát động. Mặt khác, thông qua người tiêu biểu để nắm chắc tình hình đồng bào ở khu dân cư.

Có thể lúc đầu một số người có uy tín như vậy chưa hoàn toàn thống nhất với chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước. Bởi vậy, cần kiên nhẫn, khoan dung, khơng hẹp hịi định kiến, khéo léo thuyết phục họ, bồi dưỡng họ, để thông qua họ, tập hợp được đơng đảo cư dân trong cộng đồng nhất trí làm theo chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước. Trước đây, trong hai cuộc kháng chiến, việc phát huy vai trị người có uy tín trong các cộng đồng thiểu số đã được ứng dụng thành cơng và đó là cơ sở để rút ra những bài học bổ ích cho hơm nay.

Nhờ có chính sách đúng đắn thu hút động viên đơng đảo sự tham gia kháng chiến của đồng bào các dân tộc thiểu số, trong đó có nhiều người thuộc

tầng lớp trên (trưởng tộc, già làng, Tào phịa...). Nhiều chiến khu nổi tiếng được thành lập như Việt Bắc, chiến khu D miền Đông Nam Bộ, chiến khu Bắc Ái - Ninh Thuận..., sống trong sự đùm bọc chở che của đồng bào dân tộc thiểu số. Nhiều người tiêu biểu có uy tín lớn trong đồng bào dân tộc ở Tây Nguyên đã về với Đảng, họ đã dũng cảm lãnh đạo đồng bào dân tộc mình làm thành các buôn, làng chiến đấu chống đế quốc xâm lược, trong đó có Anh hùng Núp (Bana), Binăng Tắc (Raglai), Sin Bleh (Gia Lai)... Vai trò quan trọng của các già làng, tộc trưởng và những người tiêu biểu khác trong đồng bào dân tộc đã được phát huy tích cực và hiệu quả. Ví như Anh hùng Núp, lúc đầu thuyết phục dân làng đánh Pháp, sau này cách mạng bắt liên lạc, giúp đỡ Núp, thông qua Núp mà vận động và cùng người Ba Na đánh Pháp, Anh hùng Núp trở thành người tiêu biểu có uy tín khơng chỉ ở vùng Ba Na - An Khê mà của tồn quốc. Đó là thí dụ điển hình, cịn những người già làng trước kia và ngày nay đều là người có uy tín với dân làng mà họ sinh sống.

Khơng nên quan niệm cứng nhắc rằng người có uy tín/tiêu biểu trước hết phải do các cấp uỷ lựa chọn cử ra; mà cần thấy rằng, trước hết họ có uy tín với dân, được đơng đảo nhân dân u mến; họ là tiêu biểu của dân tại cơ sở, buôn, làng.

Cũng không nên lẫn lộn khái niệm người có uy tín (tiêu biểu) với

người cốt cán. Người cốt cán là người được Đảng, Nhà nước đào tạo, ln

trung thành với cách mạng, có khả năng lãnh đạo một phong trào, một tổ chức, hoàn thành một số nhiệm vụ trong chiến đấu, sản xuất, trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quân sự..., vì mức độ cống hiến cho dân, cho nước, có đạo đức nên được dân tín nhiệm. Người cốt cán luôn đi theo một mục đích đúng đắn trong mọi lúc, kiên định trong những trường hợp chuyển biến cần có quyết định dứt khốt, họ khơng dễ mắc phải những sai lầm.

Người tiêu biểu có thể trở thành một cốt cán, cốt cán tiêu biểu nếu họ được thử thách, tự phấn đấu để trưởng thành, tuyệt đối trung thành với Đảng, Nhà nước, dám vì dân, bênh vực những ý kiến và hành động đúng đắn của quần chúng. Đó là trường hợp của Núp, của nhiều đồng chí khác, như Y Bih Al, Nay Der, Y Một, Y Wang...

Qua hai lần bạo loạn ở Tây Nguyên vào các năm 2001 và 2004, có thể nói ta chưa nắm chắc được dân, nhiều nơi cán bộ còn xa dân, chưa chăm lo thường xuyên tới đời sống tinh thần, vật chất của đồng bào, chưa có mạng lưới thủ lĩnh trong đồng bào trung thành với Đảng. Vì thế, kẻ thù đã lợi dụng tuyên truyền, lừa gạt và kích động đồng bào dân tộc thiểu số chống lại chính quyền, phá hoại truyền thống đoàn kết và thành quả cách mạng của toàn thể nhân dân.

Khi sự kiện bùng phát, chúng ta đã bị động, không biết trước để đối phó là do thiếu mạng lưới cốt cán và người có uy tín (tiêu biểu). Những thơng tin nắm được từ âm mưu của địch còn lờ mờ, những chuyển biến rục rịch trong dân không được phản ánh kịp thời và khi dân kéo đi đông như hội cũng khơng có những người hàng xóm khun bảo, giải thích. Tức là thiếu đi tai mắt của Đảng, của Mặt trận Tổ quốc ở cơ sở trong từng bn, làng.

Nói đúng hơn, những người có uy tín ở trong bn, làng thì khơng thiếu, lời nói của họ được bà con tin và nghe theo, nhưng những người đó chưa được tập hợp và chưa được giao nhiệm vụ thơng báo tình hình hoặc vận động đồng bào giữ vững ổn định.

Chúng ta thấy tầm quan trọng của người có uy tín (tiêu biểu) trong cộng đồng thiểu số. Bởi vậy, chúng ta cần có chiến lược lựa chọn và xây dựng mạng lưới cốt cán trên cơ sở nhữngngười có uy tín (tiêu biểu), nhằm phụng sự cho mục tiêu an ninh biên giới quốc gia.

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Vai trò của văn hoá các tộc người vùng cao đổi với việc bảo đảm an ninh biên giới quốc gia Việt Nam hiện nay (Trang 137 - 141)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(166 trang)