2. Các cơng trình nghiên cứu về xung đột dân tộc, văn hóa, sự tác động của văn hóa sắc tộc đến chủ quyền quốc gia và an ninh biên giớ
2.1.1. Quan điểm của Hồ Chí Minh
Chủ thể chính trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta là người dân. Công lao dựng nước, giữ nước, mở mang bờ cõi phần lớn là thuộc về người dân. Đây vừa là truyền thống văn hóa vừa là tính quy luật của lịch sử Việt Nam. Trên cơ sở nắm bắt tính quy luật của lịch sử, Hồ Chí Minh đã phát triển cũng như vận dụng chúng một cách sáng tạo vào trong cách mạng Việt Nam.
Mặc dù trong các di sản tinh thần để lại, Hồ Chí Minh đã khơng đề cập nhiều và nói một cách chi tiết đến việc vận dụng văn hóa tộc người cho sự nghiệp bảo vệ biên cương của tổ quốc. Song những tư tưởng chủ đạo của Người liên quan đến chính sách dân tộc đã là kim chỉ nam cho việc triển khai trong thực tiễn các chính sách liên quan đến an ninh biên giới. Những tư tưởng chủ đạo đó là:
Đồn kết dân tộc (tộc người)
Không quan niệm học thuyết Mác - Lênin như "cái nhất thành, bất biến", Hồ Chí Minh đã phát triển học thuyết này, trên cơ sở kết hợp với quy luật lịch sử và văn hóa của dân tộc, và áp dụng thành cơng vào cách mạng Việt Nam. Người viết: Mác đã xây dựng học thuyết của mình trên một triết lý nhất định của lịch sử, nhưng lịch sử nào? Lịch sử Châu Âu. Mà Châu Âu là gì?, đó chưa phải là toàn thể nhân loại... Xem xét lại chủ nghĩa Mác về cơ sở lịch sử của nó, củng cố nó bằng dân tộc học phương Đơng. Đó chính là nhiệm vụ mà các Xô Viết đảm nhận [61, tr.268].
Với cái nhìn đó, bên cạnh ngun tắc đồn kết của giai cấp công nhân
("vơ sản tồn thế giới liên hiệp lại"), Hồ Chí Minh đã bổ sung thêm nguyên tắc đoàn kết toàn dân tộc (các tộc người) cho cách mạng Việt Nam.
Theo Hồ Chí Minh, cần phải coi trọng, bồi dưỡng, xây dựng khối đại đồn kết các dân tộc mới có thể bảo vệ vững chắc lãnh thổ và chủ quyền quốc gia; mới có thể ngăn chặn các thế lực khác lợi dụng lôi kéo đồng bào vào những âm mưu chống phá sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Người đã từng nói: Đối với các dân tộc, chính sách của bọn thực dân phong kiến là: Chia để trị, chúng dùng mọi thủ đoạn đê hèn để chia rẽ các dân tộc và để kìm hãm các dân tộc trong vịng nghèo nàn và dốt nát. Chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta là: Các dân tộc đều bình đẳng và phải đồn kết chặt chẽ, thường xuyên giúp đỡ nhau như anh em [63, tr.437].
Xuất phát từ quan điểm ấy, Hồ Chí Minh đã căn dặn lực lượng cơng an vũ trang (nay là bộ đội biên phòng) rằng: "Khi tổ chức được dân, đồn kết được dân thì việc gì cũng làm được. Cơng an ln giúp đỡ, tổ chức giáo dục nhân dân, làm cho mọi người dân là người giúp việc của mình, làm thành mạng lưới công an nhân dân, như thế cơng tác mới có kết quả" [62, tr.382].
Hồ Chí Minh cũng nhận thấy vai trị to lớn của văn hóa khi cho rằng, phải dựa vào văn hóa và tập quán của tộc người vùng cao để triển khai chính sách; phải giành được thiện cảm và sự tín nhiệm của các tộc người vùng cao để huy động sức dân vào công cuộc bảo vệ biên giới: "Chúng ta phải dựa vào dân. Nhất là công an biên phòng ở những nơi đồng bào thiểu số, phải chú ý đến phong tục tập quán của đồng bào, luôn giúp đỡ giáo dục đồng bào, làm cho đồng bào tin yêu, phục cán bộ thì đồng bào sẽ hết sức giúp đỡ, có khi hy sinh cho cả ta" [60, tr.328]. Và muốn làm được như vậy, thì bên cạnh "nguyên tắc đoàn kết dân tộc" cần phải quán triệt và thực hiện đồng bộ những nguyên tắc khác nữa trong chính sách dân tộc; đó là: bình đẳng, tương trợ và giúp nhau cùng phát triển.
Bình đẳng dân tộc (tộc người)
Phát triển quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, Hồ Chí Minh đặc biệt chú trọng quyền bình đẳng trong chính sách dân tộc, đây là cơ sở quan trọng để thực hiện đoàn kết toàn dân tộc trong một quốc gia đa sắc tộc. Ngày 3/12/1945, trong lời phát biểu tại Hội nghị đại biểu các dân tộc thiểu số Việt Nam, Người nói: "Anh em thiểu số của chúng ta sẽ được: 1- Dân tộc bình đẳng. Chính phủ sẽ bãi bỏ hết những điều lệ cũ, bao nhiêu bất bình (sự khơng bình đẳng) trước sẽ sửa chữa đi" [64, tr.18].
Khi còn sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm theo dõi việc thực hiện bình đẳng tộc người, dù tộc người thiểu số hay đa số đều bình đẳng về quyền lợi chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội. Chính phủ tạo mọi điều kiện để mỗi tộc người đều có quyền tham gia quyết định vận mệnh của quốc gia, của đất nước.
Các tộc người tương trợ, giúp nhau cùng phát triển
Xuất phát từ truyền thống "tương thân tương ái" trong đời sống hàng ngày của các tộc người trên lãnh thổ Việt Nam, Hồ Chí Minh đã đặt nền móng cho nguyên tắc "tương trợ, giúp nhau cùng phát triển" của các tộc người trên lãnh thổ Việt Nam.
"Đồng bào tất cả các dân tộc không phân biệt lớn nhỏ, phải thương yêu giúp đỡ lẫn nhau, phải đoàn kết chặt chẽ như anh em một nhà, để cùng nhau xây dựng Tổ quốc chung, xây dựng chủ nghĩa xã hội làm cho các dân tộc được hạnh phúc, ấm no" [64, tr.284]. "Đồng bào miền xuôi phải ra sức giúp đỡ đồng bào miền ngược tiến bộ về mọi mặt" [63, tr.437].
Trong bài nói tại Hội nghị tồn Đảng bộ khu Việt Bắc (8/6/1959), Người nêu rõ: "Các cấp bộ Đảng phải thi hành đúng chính sách dân tộc, thực hiện sự đồn kết, bình đẳng, tương trợ giữa các dân tộc" [64, tr.87-88]. Cách mạng phải dựa vào lực lượng của dân, phải làm cho quần chúng hiểu rõ, làm
cho quần chúng hăng hái tham gia càng đông, thành công càng đầy đủ và mau chóng.