Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
2.2. Điều kiện kinh tế, chính trị xã hội phƣơng Tây thế kỷ XX cho sự ra đời tƣ tƣởng
tƣởng triết học của Karl Popper
Sự hình thành và phát triển của một hệ tƣ tƣởng bao giờ cũng đƣợc quy định bởi những điều kiện kinh tế, chính trị và xã hội của thời đại mà nhà tƣ tƣởng đang sống cũng nhƣ dựa trên sự kế thừa tƣ tƣởng của các bậc tiền bối. Các nhà triết học, theo C. Mác, “không mọc lên nhƣ nấm từ trái đất; họ là sản phẩm của thời đại mình, của dân tộc mình, mà dịng sữa tinh tế nhất, q giá và vơ hình đƣợc tập trung lại trong những tƣ tƣởng triết học” [49, tr.156]. Tƣ tƣởng triết học của K. Popper không phải là trƣờng hợp ngoại lệ. Để hiểu đƣợc tƣ tƣởng triết học của vị triết gia
này việc nghiên cứu kĩ những điều kiện, tiền đề dẫn đến sự ra đời tƣ tƣởng triết học của ông là vô cũng quan trọng.
Về điều kiện kinh tế
Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 đã làm suy thoái nền kinh tế tồn cầu, nó diễn ra sau sự sụp đổ của thị trƣờng chứng khoán Phố Wall vào ngày 29 tháng 10 năm 1929. Cuộc “Đại khủng hoảng” bắt đầu ở Hoa Kỳ, sau đó nhanh chóng lan rộng ra toàn Châu Âu và các nƣớc khác trên thế giới gây nên hậu quả khủng khiếp ở nhiều nƣớc. Từ kinh tế, cuộc đại khủng hoảng lan sang lĩnh vực chính trị, hàng ngàn cuộc biểu tình, đấu tranh đã diễn ra, nhất là ở các nƣớc tƣ bản. Đời sống nhân dân hết sức khổ cực, các tầng lớp nhân dân điêu đứng. Có thế nói đây là cuộc khủng hoảng lớn nhất trong những cuộc khủng hoảng kinh tế xảy ra từ xƣa đến nay. Nó làm cho những mâu thuẫn trong xã hội tƣ bản và mâu thuẫn giữa các nƣớc tƣ bản với nhau càng thêm gay gắt, chủ nghĩa tƣ bản thế giới càng thêm suy yếu. Cuộc đại khủng hoảng này là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc chủ nghĩa phát xít đã ra đời, lên nắm quyền ở Đức, Ý, Nhật và ráo riết chạy đua vũ trang hòng gây chiến tranh chia lại thế giới. Vì vậy, cuộc khủng hoảng này bị coi là “đêm trƣớc” của chiến tranh thế giới thứ hai.
Kinh tế ở nƣớc Áo (quê hƣơng của Karl Popper) cũng có những sự chuyển biến không nhỏ. Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, đế chế Áo – Hung tan rã, phân nhỏ thành nhiều quốc gia, điều này đã tác động sâu sắc tới nền kinh tế nƣớc Áo lúc bấy giờ. Cuộc chiến tranh đã đƣa nƣớc Áo lâm vào tình trạng khủng hoảng nặng nề, đời sống nhân dân khó khăn, túng quẫn. Thủ đơ Viên là thành phố lớn nhất, đồng thời cũng là một tiểu bang của nƣớc Áo. Tuy nhiên, nền kinh tế của Viên cũng phải gánh chịu những ảnh hƣởng nặng nề nhƣ đại đa số doanh nghiệp vừa và nhỏ bị phá sản, nhân dân rơi vào hoàn cảnh thất nghiệp, họ phải đối mặt với mn vàn khó khăn và những sức ép của thời cuộc.
Những chuyển biến trên lĩnh vực kinh tế thế giới nói chung và quê hƣơng nƣớc Áo của Karl Popper nói riêng đã có những ảnh hƣởng khơng nhỏ đến quan điểm của các nhà triết học đƣơng thời, đặc biệt là quan điểm triết học của Karl
Popper. Những khủng hoảng trong lĩnh vực kinh tế dẫn đến những khủng hoảng trong lĩnh vực tƣ tƣởng. Các nhà tƣ tƣởng đƣơng thời băn khoăn trong việc tiếp tục đi theo lý luận cũ hay cần một hệ tƣ tƣởng mới phù hợp hơn, mang tính cách mạng hơn? Đó là lý do mà ở thời kỳ này, rất nhiều những tƣ tƣởng, quan điểm triết học mới ra đời dựa trên sự phê phán những nội dung tƣ tƣởng triết học của các bậc tiền bối hoặc là dựa trên cơ sở của sự phát triển khoa học kĩ thuật. Karl Popper cũng khơng nằm ngồi trào lƣu này. Tƣ tƣởng của ông đặt ra nhiều vấn đề mới mẻ so với các bậc tiền bối, thay vì tiếp tục phát triển hay cổ súy cho tƣ tƣởng triết học thực chứng thì Karl Popper đƣa ra quan điểm phủ chứng với nhiều nội dung mới và tính ứng dụng cao trong bối cảnh đƣơng thời.
Về bối cảnh chính trị - xã hội
K. Popper sinh ra và lớn lên trong hồn cảnh châu Âu nói chung, nƣớc Áo nói riêng, có nhiều biến động lớn về chính trị - xã hội đặc biệt là sự kiện chiến tranh thế giới thứ nhất nổ ra. Cuộc chiến tranh này là một trong những sự kiện lịch sử có ảnh hƣởng lớn nhất trong lịch sử thế giới. Đây là cuộc chiến tranh có chiến trƣờng chính bao trùm khắp châu Âu và ảnh hƣởng ra tồn thế giới, lơi kéo tất cả các cƣờng quốc châu Âu và Bắc Mỹ vào vòng chiến với số ngƣời chết trên 19 triệu ngƣời với sức tàn phá và ảnh hƣởng về vật chất tinh thần cho nhân loại rất sâu sắc và lâu dài.
Cuộc đại chiến mở đầu với sự kiện Hoàng thái tử Áo-Hung bị ám sát, dẫn đến việc ngƣời Áo - Hung tuyên chiến với Serbia. Sau khi chiến tranh bùng nổ, bộ máy tuyên truyền của Áo hoạt động hết công suất để khiến cho mọi ngƣời tin rằng Áo tấn công Serbia và Đức tấn cơng Bỉ là hành động chính đáng. Các thế lực chính trị đƣợc sắp xếp lại theo xu thế mới, gây nên sự biến động rất lớn trong các tầng lớp xã hội có triết học chính trị khác nhau. Khi chiến tranh thế giới thứ nhất nổ ra Popper mới 12 tuổi. Ông cảm thấy rất kinh ngạc trƣớc nhiều sự kiện khác nhau. Điều mà Popper cảm thấy khó hiểu nhất là một số ngƣời trƣớc đây kêu gọi hịa bình và kiên quyết phản đối chính sách bành trƣớng của Áo và Đức, thì nay chuyển sang lập trƣờng ủng hộ chính sách đó. Bản thân Popper cũng chịu ảnh hƣởng của việc tuyên
truyền chiến tranh trong nhà trƣờng; ông cũng tin rằng nƣớc Đức và Áo tiến hành chiến tranh là chính nghĩa, là do cái gọi là “bị tấn công”. Nhƣng sau này do ảnh hƣởng của sự tuyên truyền trong thời chiến của chủ nghĩa xã hội thêm vào đó là sự suy nghĩ độc lập của bản thân, ơng đã nhanh chóng thay đổi cách nhìn nhận về cuộc chiến tranh, và cho rằng đây không phải là một cuộc chiến tranh chính nghĩa, vì vậy cần bị đánh bại và sẽ phải bị thất bại.
Chiến tranh đã gây chấn động và tổn thƣơng lớn đối với Popper. Mặc dù bản thân Popper không trực tiếp tham gia chiến tranh, nhƣng tất cả những ngƣời đến tuổi đi lính trong họ hàng và bạn bè của ông đều tham gia quân đội Áo. Chính mắt ơng nhìn thấy những ngƣời mẹ mất con, những ngƣời chị mất em vì chiến tranh, họ đau khổ và tuyệt vọng nhƣ thế nào. Khi tiếp tục chứng kiến những biện pháp bạo lực của chính quyền đối với những ngƣời bất đồng ý kiến Popper đã hiểu vì sao những ngƣời lúc đầu bảo vệ hịa bình và phản đối chính sách bành trƣớng xâm lƣợc trong chốc lát đã nhanh chóng biến thành ngƣời ủng hộ chiến tranh.
Cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc năm 1918 với sự thất bại của Đức và Áo. Sau chiến tranh thành phố Viên rất hỗn loạn khơng chỉ xáo động về chính trị mà trong xã hội còn đầy rẫy ngƣời thất nghiệp, lạm phát gia tăng, tệ nạn xã hội hoành hành. Tuyệt đại đa số nhân dân sống rất nghèo khổ, cuộc sống của mọi ngƣời lúc ấy phải chịu đủ mọi sức ép, buồn thảm chán ghét. Ngay từ lúc rất nhỏ tuổi, Popper đã tỏ ra rất buồn về hiện tƣợng đói khổ ở Viên. Popper nói: “Những ngƣời hiện đang sống ở các nƣớc dân chủ phƣơng Tây, rất ít biết về sự nghèo khổ hồi đầu thế kỷ này là nhƣ thế nào. Lúc ấy, đàn ông, đàn bà, trẻ em đều sống rất nghèo khổ, đói rách, khơng hề có hi vọng gì. Nhƣng trƣớc tình cảnh đó, những đứa trẻ nhƣ chúng tơi đều bất lực. Những việc mà chúng tơi có thể làm đƣợc, chẳng qua chỉ là xin ngƣời lớn mấy đồng tiền để cho những ngƣời nghèo ấy mà thơi” [Trích theo: 73, tr.7].
Ngay trong thời gian chiến tranh, Đảng Xã hội dân chủ và Đảng Cộng Sản đã vạch rõ cho nhân dân thấy bạo lực khủng bố và nguy hại của chiến tranh, tuyên truyền hịa bình chống chiến tranh xâm lƣợc. Tình hình sau chiến tranh đã chứng minh quan điểm của họ là đúng đắn vì vậy họ đƣợc mọi ngƣời hoan nghênh. Lúc ấy
Popper là hội viên Hội sinh viên của những ngƣời theo chủ nghĩa xã hội, thƣờng xuyên tham dự các cuộc họp của Hội và cịn tham gia các cuộc mít tinh của các tổ chức sinh viên của những ngƣời xã hội chủ nghĩa. Popper nhớ lại: “Lúc chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ, tôi mới 12 tuổi. Chiến tranh và những tàn dƣ của nó đã có ảnh hƣởng quyết định đối với sự phát triển trí lực của tơi. Chiến tranh đã làm cho tơi phải nhìn nhận có tính chất phê phán đối với những quan điểm đã đƣợc cơng nhận lúc đó, nhất là những quan điểm chính trị” [Trích theo: 73, tr.10].
Áo-Hung bị tan rã và trên lãnh thổ đó hình thành các quốc gia mới. Trong Hiệp định Saint-German tên quốc gia này và nguyện vọng liên kết cùng với Cộng hòa Đức mới (Cộng hòa Weimar) bị cấm. Ngày 21 tháng 10 năm 1919 tên đƣợc đổi thành “Cộng hòa Áo” (Republik Ưsterreich); năm 1920 hiến pháp mới đƣợc thơng qua; năm 1931 nguyện vọng thành lập liên minh thuế quan với Đế chế Đức bị cấm.
Tại châu Âu lúc này, xung quanh hậu quả của chiến tranh thế giới thứ nhất: Đức muốn tránh phải tuân theo các điều kiện trong Hịa ƣớc Versailles, chủ nghĩa phát xít ngày càng phổ biến và các lãnh tụ chủ nghĩa này có tham vọng cao, trong khi tình hình khơng ổn định tại Trung Âu và Đông Âu sau khi Đế quốc Áo-Hung tan rã.
Ở Liên Xô, sau khi V.I. Lênin qua đời, Stalin dẫn lên nắm quyền và ban hành nhiều chính sách hà khắc và cực đoan theo mơ hình tập trung quan liêu. Chủ nghĩa xã hội dƣới thời J. Stalin mặc dù gặt hái đƣợc nhiều thành tựu nhƣng chứa đựng khơng ít khuyết tật, thiếu sót. Những chính sách của Stalin tuy có những phù hợp nhất định trong thời kì này tuy nhiên ngày càng bộc lộ sự thiếu tôn trọng đầy đủ các quy luật phát triển khách quan về kinh tế - xã hội, chủ quan duy ý chí, “thiếu dân chủ và cơng bằng, vi phạm nghiêm trọng pháp chế xã hội chủ nghĩa” [63, tr.466]. Chứng kiến mơ hình chủ nghĩa xã hội của Liên Xô dƣới sự cai trị độc đoán, thiếu dân chủ của Stalin đã khiến cho K. Popper càng khắc sâu những ác cảm của ông đối với mơ hình chủ nghĩa xã hội tập trung quan liêu, K. Popper từ đánh giá cao C. Mác đến từ bỏ chủ nghĩa Mác và tiến hành phê phán các quan điểm của C. Mác về xã hội tƣơng lại.
Năm 1939 Chiến tranh thế giới thứ hai xảy ra và kéo dài 6 năm giữa các lực lƣợng Đồng Minh và phe Trục theo chủ nghĩa phát xít. Hầu hết mọi lục địa trên thế giới đều bị ảnh hƣởng của cuộc chiến này. Nhân loại chứng kiến thảm kịch hạt nhân ở Nhật Bản, một Châu Âu hoang tàn và nƣớc Nga bị phá hủy nặng nề bởi chính hành động của con ngƣời. Cho đến hiện nay, nó là cuộc chiến rộng lớn và tai hại nhất trong lịch sử nhân loại. Nƣớc Áo bị ảnh hƣởng nặng nề trong cả hai lần đại chiến. Khơng những bản đồ địa chính trị Châu Âu đƣợc vẽ lại mà bản đồ chính trị thế giới cũng thay đổi. Nhân loại bƣớc vào thời kỳ mới, một giai đoạn mới: tái thiết, phát triển và định hình lại nền kinh tế - chính trị tồn cầu. Popper và vợ đã quyết định không có con vì hồn cảnh chiến tranh trong những năm đầu của cuộc hôn nhân. Popper bình luận: điều này có lẽ là một sự hèn nhát nhƣng đúng là một quyết định đúng đắn.
Đầu tháng 1 năm 1946 khi Chiến tranh thế giới thứ hai vừa kết thức vợ chồng Popper đến Luân Đôn và định cƣ ở đây.Từng sống ở New Zealand và ở Anh, Popper rất tán thƣởng chế độ dân chủ tƣ bản chủ nghĩa ở hai nƣớc đó, cho rằng đó là những “quốc gia tốt nhất trên thế giới”. Điều này càng làm sâu sắc thêm lập trƣờng chủ nghĩa dân chủ tƣ sản của ông. Xuất phát từ lập trƣờng đó, một mặt K. Popper khiển trách chủ nghĩa cực quyền của phát xít Hitler; mặt khác, phản đối việc điều hành quốc gia bằng chủ nghĩa Mác, vì ơng cho rằng nhƣ vậy cũng đi đến chủ nghĩa cực quyền.
Chiến tranh kết thúc, Châu Âu bƣớc vào tái thiết dƣới dự tài trợ của kế hoạch Marshall, nhờ đó, Châu Âu đã phục hồi nhanh chóng. Chủ nghĩa tƣ bản sau thế chiến đã có “ba mƣơi năm vinh quang (1945 – 1975) trƣớc khi rơi vào khủng hoảng. Về chính trị xã hội, trật tự hai cực Ianta chi phối quan hệ quốc tế thời kỳ này, nhân loại sống trong sự đe dọa của chiến tranh hạt nhân. Cùng với đó chiến tranh lạnh đang diễn ra.
Từ nửa sau những năm 70 đến năm 1991 chủ nghĩa xã hội dần dần lâm vào khủng hoảng toàn diện, trầm trọng dẫn tới sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu và Liên Xô, một số nƣớc thuộc thế giới thứ ba cũng lâm vào khủng hoảng
kinh tế và chính trị. Ngƣợc lại, sau nhiều năm lâm vào khủng hoảng kinh tế, chính trị các nƣớc tƣ bản nhờ cải cách cơ cấu kinh tế, đi sâu vào cách mạng khoa học và công nghệ đã đạt đƣợc những thành tựu to lớn và tạm thời chiếm ƣu thế nhiều mặt so với chủ nghĩa xã hội song trong lịng nó vẫn đang tồn tại những mâu thuẫn, những mặt tiêu cực mà bản thân chủ nghĩa tƣ bản không thể khắc phục đƣợc.
Tới thập niên 90 cuộc “chiến tranh lạnh” kéo dài trên bốn mƣơi năm đã chấm dứt; xu thế đối thoại dần thay thế cho xu thế đối đầu, nhân loại bắt đầu một thời kỳ mới: gia tăng hợp tác và phát triển giữa các quốc gia, thời kỳ tồn cầu hóa trên phạm vi tồn thế giới.
Nhƣ vậy, có thế thấy Popper sinh ra và lớn lên trong thời kỳ lịch sử thế giới nói chung và châu Âu nói riêng trải qua nhiều biến động lớn. Những biến động về kinh tế - xã hội trên đã ảnh hƣởng rất nhiều tới sự hành thành và phát triển tƣ tƣởng