Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
1.4. Khái quát kết quả các cơng trình liên quan và những vấn đề đặt ra tiếp tục
Popper đƣợc xây dựng dựa trên nền tảng lý thuyết về tri thức khách quan. Theo đó tri thức khơng bao giờ là chắc chắn mà chỉ là những giả thuyết và phỏng đoán. Luận án đặt ra câu hỏi nghiên cứu: Làm thế nào chúng ta có thể quản lý tốt nhất các nhà lãnh đạo? Trên cơ sở tiếp thu tƣ tƣởng của K. Popper tác giả luận án chỉ ra rằng các thể chế nhà nƣớc phải đƣợc kiểm sốt bởi cơng chúng vì bản thân họ biết điều gì là tốt nhất cho họ. Tác giả kì vọng tƣ tƣởng về xã hội mở của Popper sẽ đƣợc các nhà lãnh đạo của các nƣớc sử dụng đặc biệt là các nƣớc trong các khu vực xung đột của châu Phi nơi mà các chế độ độc tài vẫn tồn tại. Có thể thấy tính dân chủ trong lý thuyết xã hội mở của Popper đƣợc nhiều học giả trên thế giới nghiên cứu và đánh giá cao.
1.4. Khái quát kết quả các cơng trình liên quan và những vấn đề đặt ra tiếp tục nghiên cứu nghiên cứu
Tìm hiểu tổng quan các cơng trình khoa học có liên quan trực tiếp đến đề tài luận án đặc biệt là các nghiên cứu trong nƣớc, bƣớc đầu tác giả luận án khái quát những kết quả cơ bản của các cơng trình đó trên các nội dung sau:
Thứ nhất, các cơng trình nghiên cứu về Karl Popper ở nƣớc ngồi khá phong
phú, tại Việt Nam những nghiên cứu về Popper đã xuất hiện từ những năm cuối thế kỷ XX và có xu thế tăng lên trong thời gian gần đây. Trong các cơng trình nghiên cứu của nhiều tác giả cả trong và ngoài nƣớc, những nội dung cơ bản của triết học khoa học cũng nhƣ những khía cạnh của triết học chính trị - xã hội của K. Popper đã ít nhiều đƣợc bàn đến.
Thứ hai, cuộc đời và sự nghiệp của Karl Popper đã đƣợc giới thiệu khái quát
trong nhiều bài viết, cho thấy niềm đam mê nghiên cứu khoa học trong ông đã đƣợc hun đúc từ một gia đình có truyền thống đọc sách và u âm nhạc. Trong suốt cuộc đời nghiên cứu miệt mài của mình Popper đã để lại cho kho tàng triết học thế giới nhiều cơng trình học thuật, tác phẩm về nhiều lĩnh vực trong đó tiêu biểu nhất là triết học khoa học và chính trị - xã hội
Thứ ba, trong những công trình nghiên cứu về triết học khoa học của K.
Popper hầu hết các nhà nghiên cứu đều khẳng định Karl Popper là một trong những nhà triết học khoa học có ảnh hƣởng nhất thế kỷ XX, ơng tổ của chủ nghĩa hậu thực chứng, ngƣời đƣa ra nguyên tắc phủ chứng thay cho nguyên tắc chứng thực của chủ nghĩa thực chứng mới, coi khả năng phủ chứng là tiêu chuẩn của sự phân ranh giữa khoa học và phi khoa học. Những quan điểm cơ bản của Popper về việc phê phán phƣơng pháp quy nạp, nội dung tri thức khách quan, lý thuyết ba thế giới và sự tăng trƣởng tri thức khoa học đã đƣợc giới thiệu khái qt trong nhiều cơng trình.
Thứ tư, một số nhà nghiên cứu đã trình bày và thơng qua sự phê phán của K.
Popper đối với tính quyết định luận của chủ nghĩa lịch sử nói chung, chủ nghĩa Mác nói riêng để khẳng định sức sống và giá trị khoa học của chủ nghĩa Mác.
Từ những công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án đƣợc các nhà khoa học đề cập ở trên đã gợi mở cho tác giả luận án những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu, cụ thể nhƣ sau:
Thứ nhất, cịn thiếu vắng những cơng trình nghiên cứu một cách toàn diện và
hệ thống về tƣ tƣởng triết học của ơng. Có thể nói đã có các cơng trình nghiên cứu liên quan đến đề tài nhƣng chƣa nhiều, các cơng trình chủ yếu hoặc chỉ dừng lại ở việc giới thiệu khái quát hoặc trình bày về một nội dung nhỏ trong toàn bộ tƣ tƣởng của vị triết gia này. Các cơng trình nghiên cứu về những điều kiện, tiền đề ra đời tƣ tƣởng triết học của Karl Raimund Popper cịn khá ít ỏi và nhiều nội dung quan trong chƣa đƣợc đề cập đến. Hầu hết các nghiên cứu mới dừng lại ở sự liệt kê mà chƣa chỉ ra đƣợc điểm kế thừa của Popper đối với tƣ tƣởng của các tiền bối đi trƣớc cũng nhƣ những tác động trực tiếp của bối cảnh kinh tế - xã hội và các thành tựu khoa
Thứ hai, mặc dù số lƣợng những cơng trình nghiên cứu về nội dung triết học
khoa học nhiều hơn hẳn so với những cơng trình nghiên cứu về triết học chính trị - xã hội của ơng song đa số vẫn dừng lại ở việc giới thiệu khái quát một số nội dung cơ bản mà chƣa có sự phân tích và đánh giá sâu sắc, thêm vào đó một số quan điểm tiêu biểu trong tƣ tƣởng triết học khoa học của K. Popper cũng chƣa đƣợc nhiều học giả nghiên cứu.
Thứ ba, trong những cơng trình nghiên cứu về triết học chính trị - xã hội, các tác giả chủ yếu tập trung phân tích và phê phán quan điểm của Popper trong tác phẩm Sự nghèo nàn của chủ nghĩa lịch sử, nhiều vấn đề đƣợc Popper đề cập trong tác phẩm Xã hội mở và những kẻ thù của nó chƣa đƣợc giới nghiên cứu quan tâm thỏa đáng nhƣ vấn đề về dân chủ. Những đóng góp về tƣ tƣởng của ơng trong lĩnh vực này cũng chƣa đƣợc đánh giá đúng mức.
Thứ tư, các đánh giá về tƣ tƣởng triết học của Karl Raimund Popper trong
các cơng trình nghiên cứu cịn sơ sài, thiếu sự phân tích chun sâu và trình bày hệ thống. Nhiều đóng góp có giá trị trong triết học Popper chƣa đƣợc đánh giá đúng mức, những ảnh hƣởng của ông tới lịch sử triết học phƣơng Tây hiện đại hầu nhƣ chƣa đƣợc đề cập đến.
Những vấn đề đặt ra trên đây là mảng trống chúng tôi phải tiếp tục đi sâu nghiên cứu làm sáng tỏ trong đề tài luận án của mình. Tất nhiên nhƣ tính quy luật, các cơng trình đã cơng bố sẽ là nguồn tƣ liệu tham khảo quý giá cho chúng tôi trong quá trình nghiên cứu về tƣ tƣởng triết học của K. Popper.
Chƣơng 2. ĐIỀU KIỆN VÀ TIỀN ĐỀ CHO SỰ RA ĐỜI TƢ TƢỞNG TRIẾT HỌC CỦA KARL RAIMUND POPPER 2.1. Karl Raimund Popper: cuộc đời và tác phẩm
2.1.1. Cuộc đời
Popper sinh ngày 28 – 7 – 1902 tại Viên, Áo trong một gia đình mang dịng dõi Do Thái nhƣng lại theo đạo Tin Lành. Cha Popper là Simon Singmond Popper và hai ngƣời anh em trai của ông đều là tiến sĩ luật trƣờng đại học Viên. Simon Popper có phịng luật sƣ của riêng mình, ơng rất có tránh nhiệm trong nghề nghiệp, lại rất giỏi trong tranh cãi biện luận, cho nên dù ở tòa án cấp thấp hay cấp cao ơng đều có thể tham dự. Ơng quan tâm và đi sâu nghiên cứu nhiều lĩnh vực: các vấn đề xã hội, sử học, triết học. Trong nhà Simon Popper có một phịng sách rất lớn trong đó có rất nhiều tác phẩm của các nhà triết học nổi tiếng. Mẹ của Popper là Jenny rất giỏi về âm nhạc đặc biệt là Piano, ông bà ngoại của Popper đều là những ngƣời sáng lập Hội những ngƣời yêu âm nhạc nổi tiếng. Raimund Popper đã đƣợc lớn lên và đƣợc hun đúc trong hồn cảnh một gia đình ham mê đọc sách và yêu thích âm nhạc.
Lúc nhỏ, Popper là ngƣời ít nói, trầm lặng nhƣng rất giàu tình cảm, giàu lịng thƣơng ngƣời. Năm 1918 Popper rời trƣờng trung học đến nghe giảng tại trƣờng Đại học Viên về các bộ mơn tốn, lịch sử, tâm lý học, vật lý lý thuyết và triết học. Năm 1919 đã diễn ra một sự kiện quan trọng làm thay đổi thái độ chính trị của Popper. Năm đó, tại Viên một nhóm thanh niên theo chủ nghĩa xã hội, dƣới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản đã đi biểu tình tuần hành nhằm mục đích giúp cho các đảng viên cộng sản đang bị giam ở Cục cảnh sát Viên đƣợc thả tự do. Cuộc biểu tình khơng thành cơng, một số thanh niên trẻ bị bắn chết. Popper tận mắt chứng kiến sự kiện ấy, ông cảm thấy hết sức kinh hồng và sợ hãi. Ơng rất ác cảm với hành vi của Cục cảnh sát nhƣng điều mà ông phê phán là hành động bừa bãi hấp tấp của các đảng viên cộng sản. Ơng chỉ trích lí luận bạo lực cách mạng của chủ nghĩa Mác. Popper xuất phát từ lập trƣờng nhân đạo tƣ sản cho nên ông phản đối bất kì biện pháp nào có thể gây nên đổ máu, thực chất ông đã không phân biệt đƣợc bạo lực
chính nghĩa và bạo lực phi nghĩa. Chính từ sự kiện này Popper đã chuyển từ một ngƣời đi theo chủ nghĩa Mác sang phê phán chủ nghĩa Mác.
Mùa đông 1919 – 1920, do hậu quả của chiến tranh thế giới thứ nhất, tình hình kinh tế gia đình Popper ngày càng suy sụp. Popper buộc phải xa gia đình kiếm sống, vừa học vừa làm.
Từ 1920 đến 1922 ông học tại Trƣờng Âm nhạc Viên (Wiener Konservatorium), khoa nhạc nhà thờ, thế nhƣng chẳng bao lâu lại hủy bỏ ý định trở thành nhạc sĩ.
Ơng tốt nghiệp khóa đào tạo sƣ phạm vào năm 1924, thế nhƣng do không xin đƣợc việc nên ông đã làm việc trong một cơ sở xã hội giáo dục trẻ em. Năm 1925 ông theo học tại Sƣ phạm Viên. Năm 1928 ông bảo vệ luận án tiến sĩ tại Viện tâm lý học và ngôn ngữ học Karl Bühler. Thông qua những năm học tập này Popper đã làm quen với thuyết tâm lý học của Oswald Külpe và “trƣờng phái Würzburg”, những việc đã có ảnh hƣởng quyết định đến quan điểm về sƣ phạm và sau này là đến thuyết nhận thức của ông.
Năm 1930 Popper đƣợc nhận vào làm giáo viên tại một trƣờng trung học ở Viên. Ông dạy tại trƣờng này cho đến năm 1935 và cũng trong năm này ông kết hôn với ngƣời nữ đồng nghiệp là bà Josefine Anna Henninger.
Khi bắt đầu tiếp xúc với “Nhóm Viên” xung quanh Moritz Schlick, Rudolf Carnap và Otto Neurath, Karl Popper bắt đầu đặt bút viết những dòng tƣ tƣởng về triết học của ông. Thế nhƣng đặc biệt là Schlick đã tách ly khỏi Popper, ngƣời đã phê phán quan điểm thực chứng lơgic và chỉ trích thái độ nóng nảy của ơng. Vì thế Popper khơng cịn đƣợc mời dự các cuộc họp của Nhóm Viên nữa.
Herbert Feigl đã động viên ông tiếp tục viết và Popper bắt đầu sau một thời gian lƣỡng lự. Trong khoảng thời gian ba năm ông viết một bản thảo mà ngày nay chỉ còn tồn tại một phần. Phần còn lại của bản thảo này đƣợc ấn hành năm 1934 dƣới dạng rút ngắn với tựa đề Logik der Forschung (Logic của việc khám phá khoa
học) và mãi đến năm 1979 mới đƣợc xuất bản dƣới tựa đề Die beiden
Tác phẩm chính về triết học của khoa học Logic của việc khám phá khoa học cuối cùng đã đƣợc phát hành trong các tập san của “Nhóm Viên” mặc dù trong đó Popper đã phê phán chủ nghĩa thực chứng của nhóm này. Luận điểm cơ bản của Popper đã đƣợc thành viên của Nhóm Viên đánh giá nhƣ là một tác phẩm thành hình từ các thảo luận của nhóm. Ngày nay, tính khả phủ chứng đƣợc trình bày trong tác phẩm của Popper đƣợc xem nhƣ là cơ sở cho việc nghiên cứu khoa học hiện đại.
Từ 1935 đến 1936 Popper sang Anh một vài tháng, nơi ông gặp gỡ Erwin Schrưdinger, Bertrand Russell và Ernst Gombich. Ơng đã đàm thoại rất nhiều với Schrödinger và tiếp xúc với Friedrich von Hayek. Tình hình chính trị tại Áo trong thời gian này ngày càng trở nên căng thẳng, vì thế ơng đã nhận lời mời giảng dạy tại trƣờng Đại học Canterbury trong Christchurch ở New Zeeland. Năm 1937, Popper cùng vợ xin nghỉ dạy và di dân đến New Zeeland. Tại đây ông giảng dạy triết học nhƣ một giảng viên cao cấp tại Đại học Canterbury. Cho đến năm 1945, 16 ngƣời thân quyến của ông đã bị Đức Quốc Xã giết hại. Popper rất thích New Zealand và muốn định cƣ ở đó. Đầu năm 1945, Popper nhận đƣợc giấy mời của trƣờng đại học Sydney, nhƣng lúc đó báo chí ustralia đang phê bình những ngƣời nhận chức vụ ở đây, Quốc hội nƣớc này cũng nêu lên một số chất vấn. Vì vậy, Popper thay đổi dự định ban đầu, ông gửi điện cảm ơn trƣờng đại học Sydney và từ chối lời mời. Sau đó khơng lâu, trong mùa đơng 1944 -1945 nhờ vào sự giúp đỡ của Friedrich August von Hayek, Popper nhận đƣợc lời mời giảng dạy tại trƣờng đại học Luân Đôn về kinh tế học và chính trị học và bảo lƣu chức vụ tại Học viện kinh tế Luân Đôn. Popper rất vui mừng và vội vàng rời khỏi New Zealand. Đầu tháng 1 năm 1946 vợ chồng Popper đến Luân Đôn, nơi ông bắt đầu là giáo sƣ giảng dạy. Song song với đó, từ năm 1949 ơng là giáo sƣ tại trƣờng Đại học Ln Đơn của bộ mơn “Lơgíc và phƣơng pháp khoa học”.
Năm 1958, K. Popper đã trở thành một thành viên của học viện Anh và trong thời gian 1958 – 1959 ông là Chủ tịch Hội ristotle. Năm 1965 Popper đƣợc Nữ hồng Elisabeth II phong tƣớc hiệp sĩ. Năm 1969 ơng ngƣng giảng dạy nhƣng vẫn tiếp tục viết sách. Năm 1992 ông đƣợc Viện Goethe của Đức trao tặng Huy chƣơng
Goethe. Ông là thành viên của tổ chức Mont Pelerin Society (MPS) do Hayek thành lập, đồng thời cũng là thành viên của Hội hoàng gia cũng nhƣ là của Học viện khoa học quốc tế. Karl Popper mất vì các biến chứng do ung thƣ, viêm phổi và suy thận vào ngày 17 tháng 9 năm 1994 ở tuổi 92 tại Ln Đơn.
Ơng đã làm việc liên tục về triết học cho đến hai tuần trƣớc khi đột ngột ngã bệnh nặng. Sau khi hỏa táng, tro cốt của ông đã đƣợc đƣa tới Viên và chôn cất tại nghĩa trang Lainzer gần Trung tâm ORF, nơi vợ ông Josefine nna Popper đã đƣợc chôn cất. Các bản thảo của Popper đã đƣợc đƣa tới Viện Hover ở Đại học Stanford, một phần trong suốt cuộc đời của ông và một phần là tài liệu bổ sung sau khi ông mất. Trƣờng Đại học Klagenfurt có thƣ viện của Popper, bao gồm những cuốn sách quý giá của ông, cũng nhƣ bản sao của tài liệu gốc. Phần còn lại của di sản chủ yếu đƣợc chuyển giao cho Quỹ từ thiện Karl Popper.
2.1.2. Tác phẩm
Trong suốt cuộc đời nghiên cứu miệt mài của mình Popper đã để lại cho kho tàng triết học thế giới nhiều cơng trình học thuật, tác phẩm vơ giá trong đó phải kể đến những tác phẩm nổi tiếng trong hai lĩnh vực triết học khoa học và chính trị - xã hội.
Một số tác phẩm tiêu biểu của Karl Popper viết về triết học khoa học: Tác phẩm Logic của việc khám phá khoa học (1934)
Ban đầu ông đặt tên sách là “Hai vấn đề cơ bản của lý luận về tri thức” sách đƣợc xuất bản lần đầu tại nhà xuất bản Julus Springer Verlag, Viên năm 1934, sau đó đƣợc chính tác giả dịch sang tiếng nh dƣới tựa đề The logic of Scentific Discovery – nhà xuất bản Hutchinson, London vào năm1959. Ông nhận thức đƣợc rằng vấn đề tiêu chuẩn ranh giới giữa khoa học và phi khoa học và vấn đề phƣơng pháp quy nạp có liên hệ nội tại với nhau. Popper cho rằng tiêu chuẩn ranh giới là “chứng ngụy”, vậy thì, phƣơng pháp thúc đẩy tiến bộ khoa học không thể là phƣơng pháp quy nạp, mà phải là suy lý diễn dịch nhằm mục tiêu phê phán. Ơng gọi phƣơng pháp đó là phƣơng pháp “thử và sai”. Quá trình nhận thức của Popper nhƣ sau: nhằm đúng vấn đề để trƣớc hết nêu giả thuyết và suy đốn, sau đó căn cứ vào
sự thật để kiểm nghiệm giả thuyết, loại bỏ một số hoặc sửa chữa, đổi mới những giả thuyết hoặc suy đoán. Cuốn sách đầu tiên này của Popper đã đặt nền móng cho tất cả những cơng việc cịn lại của ơng. Nó cung cấp một phân tích về cách thức đƣợc sử dụng trong nghiên cứu khoa học và một tiêu chí cho ý nghĩa của các tuyên bố đƣợc tạo ra trong hoạt động đó. Theo Popper, nhà nghiên cứu nên bắt đầu bằng cách