Giá trị tư tưởng triết học khoa học của Karl Raimund Popper

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) tư tưởng triết học của karl raimund popper (Trang 95 - 98)

Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

3.3. Một số đánh giá về tƣ tƣởng triết học khoa học của Karl Raimund Popper

3.3.1. Giá trị tư tưởng triết học khoa học của Karl Raimund Popper

Một là, K. Popper thực sự đã làm sống lại và phát triển lên một bƣớc tinh thần

phê phán vốn là một truyền thống của triết học Đức – Áo. Với tinh thần đó, theo ơng, chúng ta khơng nên xem bất kỳ một hệ thống triết học nào là tuyệt đối hoàn chỉnh. Trong mỗi hệ thống đều chứa đựng những yếu tố sai lầm, phiến diện mà chúng ta cần vạch ra để phê phán và tìm cách khắc phục. Với tinh thần phê phán, Popper cho rằng, khoa học phát triển trong q trình cạnh tranh và lựa chọn. Chỉ có

phê phán mới có thể tiến triển. Popper nói: ”Phƣơng pháp khoa học là phƣơng pháp phê phán”, “phê phán là động lực chủ yếu của mọi sự phát triển lý trí”. Popper cổ vũ nhà khoa học hãy dám phê phán ngƣời khác, dám phê phán uy quyền. Trong lĩnh vực tri thức khơng có gì khơng mở cửa đón nhận phê phán. Do đó, nhà khoa học cũng cần dũng cảm phê phán chính mình. Có điều việc này thƣờng không dễ chút nào. Sự phát triển của tri thức khoa học, theo Popper, diễn ra trong quá trình thƣờng xuyên bác bỏ các lý thuyết cũ, và sự bác bỏ ấy càng diễn ra nhanh bao nhiêu thì càng tốt bấy nhiêu. Quan điểm này là xác đáng một phần, song không nên bị thổi phồng và bị hiểu một cách phiến diện vì nhƣ vậy tất yếu sẽ dẫn đến việc coi nhẹ tính kế thừa trong nhận thức. Tất nhiên, ngun tắc phủ chứng của Popper cịn có một ẩn ý khác là nó chống lại việc giáo điều hóa, tuyệt đối hóa kết quả nhận thức đã nhận đƣợc vì những mục đích nằm ngồi khoa học. Quan điểm của Popper địi hỏi phải khƣớc từ quan niệm đặc trƣng cho triết học cổ điển về sự phát triển của khoa học nhƣ một q trình tích tụ, tức q trình trong đó sự phát triển lịch sử của tri thức diễn ra theo con đƣờng bổ sung dần dần những luận điểm mới cho tổng số tri thức chân thực đã tích lũy đƣợc. Trên thực tế, quá trình phát triển của khoa học phức tạp hơn nhiều, “nó có thể bao hàm cả q trình xem xét lại triệt để các luận điểm một thời gian dài đƣợc coi là bất di bất dịch, cũng nhƣ quay lại một phần với những luận điểm trƣớc đó đã bị bác bỏ” [32, tr.344]. Popper đã nâng tinh thần phê phán lên thành chủ nghĩa duy lý phê phán. Ông cho rằng, trong cộng đồng khoa học cũng nhƣ trong xã hội, để có tiến bộ và phát triển, phải chấp nhận có phê phán, mở rộng phê bình các lý thuyết, chủ thuyết cạnh tranh qua duy lý để đi đến “sự thật”. Thái độ trong chủ nghĩa duy lý phê phán có thể đƣợc diễn tả là anh có thể đúng, tơi có thể sai, nhƣng với một chút cố gắng, chúng ta có thể đến gần với sự thật. Khi đánh giá mọi lý thuyết khoa học ơng ln có cái nhìn phản biện khách quan và khoa học. Đây là tinh thần khoa học đáng trân trọng và học hỏi của một nhà nghiên cứu say mê và nghiêm túc. Có lẽ cũng chính vì vậy mà tên của ơng đƣợc dùng để đặt cho mơ hình tranh biện hay đƣợc sử dụng tại các cuộc thi đấu tranh biện quốc tế - mơ hình Karl Popper

Hai là, K. Popper tin tƣởng vào sự phát triển đi lên của tri thức khoa học và đề

cao vai trị của nó đối với sự phát triển của xã hội. Theo ông sự phát triển trong tƣơng lai của xã hội loài ngƣời phụ thuộc vào sự tăng tiến của tri thức khoa học. Ông nhấn mạnh, tri thức là cánh cửa mở ra cho sự phát triển của xã hội. Khoa học tự nhiên đƣợc ông đề cao, đặc biệt là vật lý học và tốn học. Mơ hình bốn bƣớc phát triển khoa học của ơng tốt lên tinh thần khoa học đƣới đây:

Tinh thần học tập từ sai lầm và dám phạm sai lầm. Popper cho rằng chân lý và sai lầm có quan hệ khơng thể tách rời nhau, khoa học chỉ có thể tiến triển bằng con đƣờng không ngừng loại trừ sai lầm. Do vậy nhà khoa học không nên sợ phạm sai lầm, mà hãy luôn ghi nhớ: “Khoa học là sự nghiệp thử nghiệm, sai lầm là khó tránh”. “Tồn bộ vấn đề là ở chỗ cố mau chóng phạm sai lầm”, làm cho mình trong thất bại liên tiếp “trở thành một chuyên gia về một vấn đề đặc định”.

Với tinh thần cách mạng dám phủ định, Popper cho rằng phủ định lý luận cũ là tiền đề sản sinh và phát triển lý luận mới. Nhà khoa học đã dám phủ định lý luận của ngƣời khác cũng dám phủ định lý luận của mình, khi mới bắt đầu xây dựng lý luận mới, hãy tìm đủ mọi cách phủ định nó đã.

Ba là, mặc dù K. Popper khơng cho rằng khoa học bắt đầu từ những kết quả

của quan sát nhƣng ơng khơng phủ nhận hồn tồn vai trị của thực nghiệm. Ông viết: “quan sát và thử nghiệm có một chức năng khiêm tốn hơn, đó là giúp chúng ta kiểm tra lý thuyết của mình và loại bỏ các lý thuyết khơng vƣợt qua đƣợc q trình kiểm đúng”. [58, tr.172 – 173]. Với việc đề cao vai trò của thực nghiệm trong kiểm chứng các lý thuyết khoa học, triết học của K. Popper có điểm tƣơng đồng với chủ nghĩa thực chứng, nhƣng ông đã đi xa hơn khi quan niệm rằng thực nghiệm khơng chỉ bó hẹp trong việc quan sát và thí nghiệm của vật lý học.

Bốn là, K. Popper chỉ ra hạn chế của phƣơng pháp quy nạp và nguyên tắc thực

chứng và nhấn mạnh phƣơng pháp diễn dịch và nguyên tắc phủ chứng trong nghiên cứu khoa học. Ơng cũng làm sáng tỏ hơn vai trị của chủ nghĩa duy lý với phƣơng pháp diễn dịch, đồng thời cũng chỉ ra những hạn chế của nó. Popper rất có lý khi cho rằng kinh nghiệm và lý tính đều khơng phải là tiêu chuẩn của chân lý. Kinh

nghiệm không phải tiêu chuẩn của chân lý vì kinh nghiệm bao giờ cũng bị hạn chế ở một thời kỳ lịch sử nhất định. Triết học Mác khẳng định thực tiễn trong phạm vi rộng lớn và lịch sử lâu dài mới đƣợc coi là tiêu chuẩn của chân lý. Mặt khác lý tính cũng khơng thể là tiêu chuẩn của chân lý, vì quy tắc logic cũng nhƣ tất cả những kết quả nhận thức khác cũng chỉ là hình ảnh chủ quan về thế giới khách quan.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) tư tưởng triết học của karl raimund popper (Trang 95 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(157 trang)