Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
2.4. Những tiền đề lý luận cho sự ra đời tƣ tƣởng triết học của Karl Raimund Popper
2.4.3. Lý thuyết chân lý của Tarski
Alfred Tarski (1901 - 1983) là một nhà logic và nhà tốn học có tầm ảnh hƣởng triết học quan trọng. Một thành viên xuất sắc của Trƣờng Toán học Warsaw và hoạt động tại Hoa Kỳ sau năm 1939, ơng đã viết về hình học, lý thuyết đo lƣờng, logic toán học, lý thuyết tập hợp và trên hết là về lý thuyết mơ hình, đại số trừu tƣợng, và logic đại số. Những ngƣời viết tiểu sử của ông, Anita Feferman và Solomon Feferman (2004) đã viết rằng ông là một trong những nhà lý luận lớn nhất mọi thời đại ... cùng với Kurt Gưdel, ơng đã làm thay đổi bộ mặt của logic học trong thế kỷ XX, đặc biệt là thông qua cơng trình của ơng về khái niệm chân lý và lý thuyết mơ hình.
Trong phần lớn những cơng trình của ơng, Tarski tự hào nhất về hai điều: thứ
nhất, cơng trình của ơng về chân lý và phác thảo về thuật toán trong năm 1930 để
quyết định tính đúng đắn hay sai lầm của những câu trong học thuyết cơ bản của hình học phổ thơng Euclide; thứ hai, cách giải quyết tốn học của ơng về ngữ nghĩa của những ngôn ngữ và quan niệm về chân lý đã tạo ra một hệ quả mang tính cách
mạng cho tốn học, ngơn ngữ học và triết học. Tarski đƣợc biết đến rộng rãi nhƣ là ngƣời “định nghĩa chân lý”. Năm 1944, lfred Tarski đề xuất khái niệm chân lý ngữ nghĩa (the semantic conception of truth) trong 1 bài viết đăng trên tạp chí “Triết học và nghiên cứu hiện tƣợng luận” (Philosophy and Phenomenological Research). Theo ông, chân lý đƣợc xác lập bởi các nhận định nhƣ một dạng siêu ngôn ngữ. Chân lý chỉ có khả năng ứng dụng trong mơi trƣờng ngơn ngữ; về cơ bản, nó chỉ là vấn đề ngữ nghĩa. Nói cách khác, sự chân xác nói lên các mối quan hệ nhất định giữa cách thể hiện ngôn ngữ và những đối tƣợng “đƣợc ám chỉ đến.” Ông cho rằng, “với một ngơn ngữ đủ phong phú thì khơng có tiêu chuẩn chung nào về chân lý” [59, tr.422].
Popper đặc biệt ấn tƣợng với nội dung trong lý thuyết về chân lý của Tarski và thừa nhận quan niệm về chân lý của mình chịu nhiều ảnh hƣởng bởi lý thuyết này. Trong cuốn sách Tri thức khách quan: Một cách tiếp cận dưới góc độ tiến hóa,
Popper đã dành nhiều trang viết để trình bày những bình luận triết học về lý thuyết chân lý của Tarski.Ơng kể lại:
Tơi gặp Tarski lần đầu ở Praha vào tháng Bảy năm 1934. Đến đầu năm 1935, tôi gặp lại ông ở Hội thảo Karl Menger tổ chức tại Viên, mà cả Tarski lẫn Godel đều là thành viên. Trong những ngày lƣu lại ở đó tơi có nhờ Tarski cắt nghĩa cho tơi nghe lý thuyết về chân lý của ông, và ông đã giảng giải cho tôi trong vòng hai mƣơi phút trên một chiếc ghế dài (chiếc ghế mà tôi không bao giờ quên) trong công viên Volksgarten ở Viên. Ơng cịn cho phép tơi đọc tập in nháp bản dịch tiếng Đức bài viết dài của ông về khái niệm chân lý, mà nhà xuất bản Studia Philosophica vừa gửi cho ông. Không lời nào tả nổi bao nhiêu điều tôi đã học hỏi đƣợc, và cũng khơng lời nào nói lên hết đƣợc sự cảm kích của tơi. Mặc dù Tarski chỉ hơn tôi vài tuổi và mặc dù trong những ngày ấy chúng tôi cƣ xử với nhau thân mật nhƣ bạn bè, nhƣng tôi xem ông nhƣ ngƣời duy nhất tôi thực sự coi là thầy dạy triết học của mình. Tơi chƣa từng học đƣợc ở ai nhiều thứ đến vậy [59, tr. 423].
Với lòng ngƣỡng mộ chân thành dành cho Tarski ngay trang đầu tiên trong cuốn sách Tri thức khách quan: Một cách tiếp cận dưới góc độ tiến hóa của mình
ơng đã cho in dịng chữ trang trọng “Kính tặng lfred Tarski”.