Giá trị tư tưởng triết học chính trị xã hội của Karl Raimund Popper

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) tư tưởng triết học của karl raimund popper (Trang 131 - 137)

Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

4.3. Một số đánh giá về triết học chính trị xã hội của Karl Raimund Popper

4.3.1. Giá trị tư tưởng triết học chính trị xã hội của Karl Raimund Popper

Một là, Sự cảnh báo của K. Popper về việc lạm dụng phƣơng pháp lịch sử

cũng có những giá trị nhất định. Chúng ta chỉ có thể dự báo về xã hội tƣơng lai ở những nét đại thể mà khơng thể tiên đốn sự phát triển tƣơng lai của xã hội một cách cụ thể chi tiết. Chúng ta chỉ có thể đƣa ra một số dự báo về sự phát triển của xã hội tƣơng lai khi đã có những cơ sở nhất định và không thể đƣa ra những khẳng định khi chƣa có cơ sở của nó. Chính việc vận dụng một cách giáo điều những dự báo về xã hội tƣơng

lai và mơ hình chủ nghĩa xã hội kế hoạch hóa tập trung cứng nhắc trƣớc đây đã dẫn đến khủng hoảng và sự sụp đổ của nhiều nƣớc xã hội chủ nghĩa cuối thể kỷ XX.

Hai là, Karl Popper khẳng định vai trò của phƣơng pháp thực nghiệm trong

nghiên cứu khoa học xã hội. Bác bỏ quan điểm của các nhà sử luận theo luận thuyết phản tự nhiên cho rằng, vì tính đa biến của các hiện tƣợng đời sống xã hội, cho nên chúng ta không thế áp dụng đƣợc phƣơng pháp thực nghiệm trong nghiên cứu khoa học xã hội. Họ cho rằng, để tiến hành đƣợc phƣơng pháp thực nghiệm của vật lý, nhà khoa học cần tạo ra một điều kiện cách ly nhân tạo để đảm bảo trong những điều kiện giống nhau sẽ xảy ra những hiện tƣợng hoàn toàn giống nhau [Xem: 54, tr.166]. Ngƣợc lại với quan điểm này, Popper cho rằng, chúng ta hồn tồn có thể áp dụng đƣợc phƣơng pháp thực nghiệm vào nghiên cứu khoa học xã hội, ông đề xuất một phƣơng pháp mang tính nền tảng đối với mọi tri thức xã hội, tiền khoa học cũng nhƣ khoa học đó là phƣơng pháp thực nghiệm phân mảnh. Theo đó, vai trị của phƣơng pháp thực nghiệm giúp chúng ta khám phá đƣợc sự biến đổi của các điều kiện xã hội. Nó cho phép chúng ta biết rằng điều kiện xã hội nào sẽ là những điều kiện thay đổi theo từng thời kỳ lịch sử. K. Popper viết: “Những thực nghiệm sẽ khiến chúng ta khám phá đƣợc sự biến đổi của điều kiện xã hội; thực nghiệm dạy chúng ta biết rằng những điều kiện xã hội nào sẽ là những điều kiện thay đổi theo từng thời kỳ lịch sử” [58, tr.167].

Tƣ tƣởng này của Popper có điểm hợp lý bởi mỗi một chính sách của Nhà nƣớc khi đƣợc ban hành đều có ảnh hƣởng sâu rộng tới đời sống của nhân dân và sự phát triển của xã hội, nếu chính sách ấy là hợp lý sẽ thúc đẩy xã hội phát triển và ngƣợc lại nếu chứa đựng nhiều bất cập sẽ kìm hãm sự phát triển của xã hội, thậm chí dẫn đến suy thối. Do vậy, khơng nên ngay lập tức triển khai một chính sách mới trên phạm vi rộng mà cần thí điểm trên quy mô nhỏ nếu hiệu quả sẽ nhân rộng, ngƣợc lại nếu khơng hiệu quả có thể dễ dàng khắc phục và hậu quả sẽ không quá lớn.

Ba là, Karl Popper đề xuất phƣơng pháp diễn dịch và nguyên tắc phủ chứng

đƣa ra dựa trên sự phê phán phƣơng pháp quy nạp cổ điển. Phƣơng pháp này dựa trên phép “kiểm sai” để khẳng định hoặc bác bỏ một lý thuyết hoặc một giả thuyết đƣợc đƣa ra dựa trên tƣ duy phê phán, nhằm mang lại những tri thức mới, tiến bộ và đứng vững trƣớc những phép thử - sai. Popper chính là ngƣời sáng tạo ra chủ nghĩa duy lý phê phán với việc đề xuất nguyên tắc phủ chứng (kiểm sai) trong nghiên cứu khoa học xã hội. Theo đó, kiểm sai cũng chính là cơ sở để xác định tính khoa học hay phi khoa học của các lý thuyết xã hội. Ngày nay, phƣơng pháp diễn dịch vẫn là phƣơng pháp đƣợc ƣu tiên lựa chọn để nghiên cứu trong nhiều bộ môn khoa học xã hội.

Bốn là, trong hệ thống các phƣơng pháp xây dựng xã hội, K. Popper ƣu tiên

cho một phƣơng pháp mà ơng gọi đó là “phƣơng pháp từng phần”. Phƣơng pháp này có thể vận dụng vào cải biến xã hội trong từng thời kỳ nhất định, nó giúp cho chúng ta thực hiện chính sách xã hội ngắn hạn, hay thực hiện những nghiên cứu có tính chu kỳ đối với xã hội. Rõ ràng một định hƣớng lâu dài là không thể thiếu đối với mỗi quốc gia, nhƣng đứng trƣớc những biến động mới thì những chính sách ngắn hạn, những giải pháp tình thế ứng phó với tình huống mới phát sinh lại tỏ ra vô cùng cần thiết – “kĩ thuật xã hội từng phần” của Popper chính là phƣơng pháp hƣớng đến giải quyết những vấn đề cụ thể và tình huống mới phát sinh một cách nhanh chóng, hiệu quả. Khi cho rằng khơng có một “mẫu thiết kế” có sẵn cho việc xây dựng xã hội của bất kì quốc gia nào Popper đã đề cao tính lịch sử cụ thể trong việc đề ra các chính sách, biện pháp xây dựng xã hội, mỗi chủ trƣơng chính sách phải gắn chặt với điều kiện thực tiễn của mỗi quốc gia trong từng thời kỳ nhất định, không thể bê nguyên si mô hình của bất kỳ một quốc gia nào, thậm chí là mơ hình của chính quốc gia đó trong thời kỳ trƣớc vào giải quyết các vấn đề mới nảy sinh ở hiện tại. Nhƣ vậy, trong quá trình ban hành và thực thi chính sách Chính phủ phải ln quán triệt nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn, coi trọng công tác tổng kết thực tiễn để kịp thời điều chỉnh, sửa chữa, bổ sung, hoàn thiện lý luận đồng thời vận dụng lý luận vào thực tiễn một cách linh hoạt, sáng tạo, lịch sử cụ thể.Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tƣ đã và đang

đến. Đây là cuộc cách mạng chƣa từng có trong lịch sử nhân loại, nó sẽ diễn biến rất nhanh, là sự kết hợp của công nghệ trong các lĩnh vực vật lý, số hóa và sinh học, tạo ra những khả năng hồn tồn mới và có tác động sâu sắc đối với các hệ thống chính trị, xã hội, kinh tế của thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Dƣới tác động của cuộc cách mạng này, cơng tác điều hành của Chính phủ Việt Nam cũng sẽ có đƣợc sức mạnh cơng nghệ mới để tăng quyền kiểm soát, cải tiến hệ thống quản lý xã hội. Song cũng nhƣ các chính phủ khác trên thế giới, Chính phủ Việt Nam cũng sẽ ngày càng phải đối mặt với áp lực phải thay đổi cách tiếp cận hiện tại của mình để hoạch định và thực hiện chính sách. Điều này sẽ càng cấp thiết hơn khi Việt Nam đang tiến vào giai đoạn phát triển mới rất quan trọng đòi hỏi đổi mới mạnh mẽ về tƣ duy, quyết tâm cao của Chính phủ nhằm cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa. Vận dụng phƣơng pháp “kĩ thuật xã hội từng phần” của K.Popper vào công cuộc xây dựng xã hội ở nƣớc ta trong giai đoạn hiện nay Đảng và Nhà nƣớc ta cần quán triệt hơn nữa nguyên tắc lịch sử cụ thể, nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn trong hoạt động xây dựng và ban hành chính sách xã hội, khuyến khích và tạo điều kiện cho ngƣời dân tham gia hoạt động phản biện xã hội, lắng nghe ý kiến đóng góp của ngƣời dân để kịp thời điều chỉnh, bổ sung và hồn thiện chủ trƣơng chính sách tránh bệnh trì trệ, bảo thủ giáo điều. Bên cạch việc đề ra chủ trƣơng sách lƣợc lâu dài cần xây dựng những chính sách ngắn hạn, các giải pháp tình thế để kịp thời ứng phó với những biến động mới đồng thời tiến hành thực nghiệm chính sách mới trên quy mơ nhỏ trƣớc khi nhân rộng ra phạm vi cả nƣớc nhằm tránh đƣợc những hậu quả lớn.

Năm là, mặc dù phê phán chủ nghĩa lịch sử của Mác rất gay gắt nhƣng K.

Popper vẫn đánh giá cao và có thái độ trân trọng đối với Mác. K. Popper thừa nhận Mác là một con ngƣời đầy lịng chân thành, cởi mở, đầu óc thực tế, căm ghét và đấu tranh chống lại thói ba hoa, tính giả dối hình thức. C. Mác có một ham muốn cháy bỏng là đƣợc giúp đỡ những ngƣời bị áp bức khơng chỉ bằng lời nói. Ơng đã sử dụng tài năng lý luận của mình và dày cơng rèn nó thành “vũ khí khoa học trong cuộc đấu tranh để cải thiện số phận của đại đa số nhân dân”. Với thái độ trân trọng ấy, K. Popper đã kịch liệt phê phán những ngƣời mác xít đã khơng hiểu đúng C.

Mác và phê phán chủ nghĩa Mác bị giáo điều hóa. Đây là phẩm chất đáng quý của nhà khoa học mà chúng ta cần học tập khi nghiên cứu chính tƣ tƣởng triết học của K.Popper nói riêng và những học thuyết triết học phi mác xít nói chung nhằm đảm bảo sự thống nhất giữa tính khách quan và tính đảng trong những đánh giá của mình.

Sáu là, gạt bỏ đi những hạn chế cố hữu trong tƣ tƣởng về xã hội mở của ơng

có thể nhận thấy chính những u cầu ơng đặt ra đối với trách nhiệm của những công dân trong việc giám sát thực thi quyền lực của nhà nƣớc và tinh thần phản biện đối với những chính sách cơng trong một xã hội mở lại nổi lên nhƣ một phần giá trị nhất trong quan niệm của ông về dân chủ. Qua việc tìm hiểu nội dung này trong triết học của Popper chúng tơi nhận thấy có thể rút ra những bài học ý nghĩa đối với việc thực hiện hoạt động giám sát và phản biện xã hội ở Việt Nam hiện nay nhƣ sau:

Thứ nhất, cơng dân phải có trách nhiệm với chính lá phiếu của mình trong

việc bầu ra những đại biểu đủ đức đủ tài tham gia vào bộ máy chính quyền.

Bầu cử là một quá trình đƣa ra quyết định của ngƣời dân để chọn ra một cá nhân nắm giữ các chức vụ thuộc chính quyền. Đây là cơ chế thơng thƣờng mà các nền dân chủ hiện dùng để phân bổ chức vụ trong các cơ quan quyền lực nhà nƣớc, đặc biệt trong bộ máy hành pháp, tƣ pháp, và ở chính quyền các cấp.

Mỗi cơng dân phải có trách nhiệm với lá phiếu trên tay của mình chọn ra những đại biểu của nhân dân thật sự xứng đáng, gánh vác trọng trách nhân dân giao phó bởi đi bầu cử là vì tƣơng lai của chính mình. Mọi cơng dân phải có trách nhiệm với việc bầu ra lãnh đạo đất nƣớc.

Việc quan trọng hơn nữa đó là sau khi lựa chọn đƣợc đại biểu dân cử xứng đáng, công dân sẽ tiếp tục thực hiện trách nhiệm của mình là ngƣời giám sát những đại biểu thực hiện nhiệm vụ mà Đảng và nhân dân giao phó nhƣ thế nào và hiệu quả ra sao. Nhƣ vậy, việc bầu ra những ngƣời đủ đức đủ tài vào bộ máy chính quyền đã quan trọng việc giám sát hoạt động của họ còn quan trọng hơn rất nhiều nhằm ngăn chặn những biểu hiện quan liêu, tham nhũng góp phần giữ vững sự trong sạch của cán bộ trong Đảng và Nhà nƣớc. Trong những năm qua cơng tác phịng, chống tham nhũng đã đƣợc Đảng và Nhà nƣớc ta thực hiện rất quyết liệt, nhiều đảng viên thối

hóa biến chất đã bị trừng trị thích đáng, các vụ án tham nhũng đƣợc xét xử công khai minh bạch dƣới sự theo dõi sát sao của nhân dân khiến cho lòng tin của nhân dân vào Đảng vào chính quyền ngày càng đƣợc củng cố và nâng cao. Có đƣợc kết quả ấy một phần lớn là nhờ vào hiệu quả của hoạt động phản biện xã hội.

Thứ hai, xác định đúng vai trị của cơng dân trong việc giám sát hoạt động của

chính quyền thơng qua việc thực hiện phản biện xã hội

Thông qua sự phản hồi ý kiến của nhân dân mà các cấp uỷ đảng, chính quyền nhận thức đƣợc sự đồng thuận của xã hội ở mức độ nào để có sự điều chỉnh cho phù hợp. Chủ trƣơng, chính sách là sản phẩm do con ngƣời tạo ra nên có thể mang tính chủ quan. Nếu khơng có sự phản hồi của xã hội thì khó có thể nhận thức đƣợc sự đồng thuận của xã hội ở mức độ nào nhƣng nhƣ thế khơng có nghĩa là khi một chủ trƣơng, chính sách ban hành mà khơng có sự phản hồi nào thì đƣợc coi là phù hợp. Sự im lặng là thể hiện của đồng tình nhƣng cũng có thể là phản đối. Do đó, nếu khơng làm cho phản biện xã hội trở thành một sinh hoạt chính trị – xã hội bình thƣờng thì sẽ có khơng nhiều sự phản hồi của nhân dân dù chủ trƣơng đó chƣa phù hợp thực tế. Điều đáng mừng là những năm gần đây, dƣ luận xã hội đã có sự bàn luận khá sơi nổi mỗi khi Đảng, Nhà nƣớc ban hành một chủ trƣơng, chính sách nào đó mà đa số nhận thấy chƣa phù hợp. Tuy nhiên chúng ta cần nhận thức rõ hơn vai trò quan trọng của hoạt động này để thực hiện nó một cách nghiêm túc, có hệ thống nhằm thu đƣợc hiệu quả cao nhất.

Thứ ba, vận động ngƣời dân chủ động tìm hiểu nắm vững chủ trƣơng đƣờng

lối của Đảng, chính sách của Nhà nƣớc, giữ vững lập trƣờng chính trị khi tham gia vào hoạt động giám sát và phản biện xã hội.

Hiện nay ở nƣớc ta, giám sát và phản biện xã hội là chức năng cơ bản của Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam. Giám sát của Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam và các đồn thể chính trị - xã hội là việc theo dõi, phát hiện, xem xét, đánh giá, kiến nghị nhằm tác động đối với cơ quan, tổ chức và cán bộ, đảng viên, đại biểu dân cử, công chức, viên chức nhà nƣớc về việc thực hiện các chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc. Phản biện xã hội của Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam và

các đồn thể chính trị - xã hội là việc nhận xét, đánh giá, nêu chính kiến, kiến nghị đối với dự thảo các chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nƣớc.

Muốn cho công tác giám sát và phản biện xã hội thực sự có chiều sâu và đạt đƣợc hiệu quả công dân cần phải nâng cao hiểu biết, chủ động tìm hiểu các vấn đề xã hội của đất nƣớc. Đảm báo tính khách quan đồng thời có thái độ giữ vững lập trƣờng chính trị, tin tƣởng vào Đảng vào chính quyền, tránh để các thế lực thù địch lợi dụng chính hoạt động giám sát và phản biện xã hơi để kích động nhân dân tham gia biểu tình, đấu tranh chống phá Nhà nƣớc. Chúng ta yêu nƣớc và mong muốn đất nƣớc phát triển nhƣng cần thể hiện tình yêu ấy một cách tỉnh táo và đúng pháp luật.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) tư tưởng triết học của karl raimund popper (Trang 131 - 137)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(157 trang)