Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
3.1. Chủ nghĩa duy lý phê phán của Karl Popper
3.1.2. Nguyên tắc phủ chứng
Popper bƣớc lên vũ đài triết học bằng việc giƣơng cao ngọn cờ phủ chứng luận. Khả năng phủ chứng (falsifiability) là khái niệm cơ bản của phủ chứng luận đối lập với nó là khả năng chứng thực. Thập niên 30 do chịu ảnh hƣởng của thuyết
tƣơng đối của Einstein, ông đã công khai phê phán nguyên tắc thực chứng, cho rằng sự kiểm nghiệm thực sự đối với lý luận không phải ở chứng thực mà ở phủ chứng, về sau thuật ngữ đó hình thành dần dần khái niệm tính phủ chứng.
Vấn đề có tính chất bao trùm trong phủ chứng luận của Popper là vấn đề tìm ranh giới giữa khoa học và phi khoa học. Trong tác phẩm Phỏng định và bác bỏ, K. Popper đặt ra vấn đề và dùng thuật ngữ “phân ranh” (demarcation) để nói sự “phân định ranh giới” (khác nhau về chất) giữa hai lĩnh vực này. Ơng viết: “Đó là vấn đề vạch ra một đƣờng ranh …giữa các phát biểu, hay hệ thống các phát biểu, của các khoa học kinh nghiệm (empirical sciences) so với tất cả những phát biểu khác, dù đó là những phát biểu có tính chất tơn giáo hay siêu hình học, hay đơn giản là khoa học giả hiệu (pseudo-scientific). Nhiều năm sau, chắc là vào khoảng năm 1928 hay 1929, tôi gọi vấn đề này của tôi là vấn đề phân ranh (proplem of demarcation)” [94, p.51]. Popper bác bỏ quan điểm của Ludwig Wittgenstein và các nhà thực chứng logic lấy “khả năng chứng thực” (verifiability), hay “khả năng suy diễn từ những phát biểu quan sát đƣợc” (deducibility from observation statements) làm tiêu chuẩn cho vấn đề này. Họ coi những phán đốn nào có khả năng chứng thực hoặc đƣợc quy nạp từ những phán đoán đơn nhất đƣợc rút ra từ sự quan sát, là những phán đốn khoa học; cịn những phán đốn khơng thể chứng minh là đúng hay sai, hoặc đƣợc rút ra từ tƣ duy thuần túy đều là những phán đoán khơng có tính khoa học. K..Popper bác bỏ quy nạp và khả năng chứng thực với tƣ cách là tiêu chuẩn của sự phân định đó. Theo ơng, tính xác thực hồn tồn khơng thể đạt đƣợc trong khoa học, cịn khả năng xác nhận từng phần thì khơng thể phân biệt khoa học với không phải khoa học, chẳng hạn, học thuyết của các nhà chiêm tinh học về ảnh hƣởng của các vì sao đến số phận con ngƣời đƣợc xác nhận bởi một khối tài liệu kinh nghiệm khổng lồ. Popper nói: “Những tiêu chuẩn này là quá hẹp (đồng thời cũng quá rộng): nó gạt ra khỏi khoa học trên thực tế tất cả mọi thứ thực ra là có tính khoa học (nhƣng lại không thể loại bỏ thuật chiêm tinh)” [94, p.51]. Popper bác bỏ vai trò của quan sát và khả năng chứng minh bằng quan sát, do vậy ông bác bỏ quan niệm trên của chủ nghĩa thực chứng. Popper đƣa ra “khả năng chứng sai” hay “tính khả phủ
chứng” (falsiability) làm tiêu chuẩn cho sự phân ranh. Popper khẳng định tiêu chuẩn khả phủ chứng là giải pháp cho vấn đề phân ranh.Ông cho rằng hễ là lý luận khoa học thì về ngun tắc đều có thể phủ chứng. Hệ thống nào khơng có tính phủ chứng thì đều ở ngoài giới hạn khoa học.
Nhƣ vậy theo Popper, một phán đoán khoa học là một phán đốn có khả năng
kiểm nghiệm để bác bỏ, cịn một phán đốn khơng bao giờ có thể bị bác bỏ là một
phán đoán phi khoa học.
Nguyên tắc phủ chứng của Popper khơng chỉ vận dụng tính có thể phủ chứng vào việc giải quyết nhiều vấn đề nhận thức luận, phƣơng pháp luận và triết học khoa học, mà còn vận dụng vào việc giải quyết các vấn đề chính trị - xã hội và lịch sử.
Tính có thể phủ chứng chỉ địi hỏi tính khả năng về mặt logic, chứ không
nhất thiết phủ chứng phải thành hiện thực mà chỉ có nghĩa nó về nguyên tắc là có thể xảy ra. Để luận giải cho nội dung này Popper đã đƣa ra một ví dụ về sự so sánh giữa một tuyên bố khoa học và một tuyên bố phi khoa học: Định luật Kepler khẳng định các hành tinh xoay quanh mặt trời theo quỹ đạo Ơlýp. Chẳng hạn, sao Kim bỗng dƣng rời khỏi quỹ đạo của mình và thốt ra khỏi hệ mặt trời. Khi đó định luật Kepler sẽ khơng cịn đúng nữa. Tức là về mặt logic định luật ấy có khả năng bị phủ chứng, vậy định luật ấy là một luận đề khoa học. Nhƣng nếu một tín đồ tuyên bố rằng sự tiên tri của Chúa quyết định số phận của con ngƣời thì khơng thể hình dung ra hay giả định một sự kiện bác bỏ đƣợc tun bố ấy. Cho dù điều gì có xảy ra – bệnh dịch, lũ lụt, động đất – tín đồ vẫn ln tin tƣởng đó là ý Chúa. Khơng có một sự kiện nào bắt buộc tín đồ phải thừa nhận rằng niềm tin của mình vào tiên tri của Chúa bị bác bỏ. Bởi niềm tin tôn giáo là không thể chứng minh. Do vậy, luận đề của tín đồ khơng mang tính khoa học [Xem: 32, tr.343-344].
Tính có thể phủ chứng khơng ngang bằng với khái niệm “đã phủ chứng”. Đối
lập với tính có thể phủ chứng là tính khơng thể phủ chứng. Giữa hai loại này có tiêu chuẩn phân chia khác giới hạn.
Một lý luận đƣợc cho là khả phủ chứng nếu từ nó rút ra ít nhất một trần thuật có thể xung đột với một vài sự kiện nào đó. Nếu sự xung đột đã xảy ra thì lý luận
này là lý luận bị phủ chứng, cịn nếu sự xung đột chƣa xảy ra thì lý luận này là lý luận khả phủ chứng. Lý luận bị phủ chứng bị đào thải, lý luận khả phủ chứng tạm thời đƣợc giữ lại tạo thành nội dung khoa học. Do cho rằng con ngƣời không bao giờ đạt tới chân lý, mọi tri thức đều không đầy đủ, mọi lý luận khoa học đều là những suy đoán giả thuyết khả phủ chứng, Popper khơng coi truy tìm chân lý để xác chứng mà là truy tìm sai lầm để phủ chứng lý luận. “Theo ông lý luận đƣợc bác bỏ càng nhanh càng tốt, càng làm cho tính tinh xác và tính phổ quát của các trần thuật lý luận ngày càng cao, ngƣợc lại, lý luận hồn tồn khơng xung đột với bất kỳ sự kiện nào là lý luận bất khả phủ chứng, nó thuộc về lĩnh vực siêu hình học, tơn giáo” [71, tr.215]. Bởi vì, nếu khơng thể nghĩ ra, tƣởng tƣợng ra sự kiện mâu thuẫn với lý thuyết thì lý thuyết mang tính chất tƣ biện, phi khoa học. Nó rộng và khơng xác định tới mức có thể giải thích đƣợc bất cứ điều gì.
Ngun tắc phủ chứng đặt ra yêu cầu đối với ngƣời nghiên cứu: Một là, phải
nêu ra tất cả các giả thuyết có thể có và buộc chúng phải đối mặt với mọi sự phê phán nghiêm khắc để làm bộc lộ ra những sai lầm khiếm khuyết mà không đƣợc dựa vào bất cứ một kết luận quy nạp nào để làm tiền đề cho lý luận; Hai là, phải
biết học tập từ trong sai lầm và dũng cảm phạm sai lầm; Ba là, dám phê phán và
dám phủ định.
Nguyên tắc này thay thế cho nguyên tắc chứng thực ở cả hai chức năng: vừa là tiêu chuẩn phân ranh giới giữa khoa học và không khoa học, vừa là nguyên tắc tổ chức lại toàn bộ cơ cấu logic của tri thức khoa học.
Song, về thực chất phủ chứng chính là thực chứng, xác nhận lại mặt trái của vấn đề. Nhƣ vậy, Popper vẫn tiếp tục đƣờng lối của chủ nghĩa thực chứng dƣới dạng tinh vi. Tuy đƣợc gọi là chủ nghĩa duy lý phê phán, song về thực chất phái này vẫn là phái duy kinh nghiệm khoa học, coi kinh nghiệm khoa học là vị quan toà tối cao phán xét số phận của các giả thuyết khoa học. Nguyên tắc phủ chứng, tất nhiên có những đóng góp về mơ hình logic, phƣơng pháp luận phản thực chứng cho khoa học logic.