Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
3.2. Tri thức luận tiến hóa của Karl Raimund Popper
3.2.2. Lý thuyết ba thế giới của Karl Raimund Popper
K. Popper coi “tri thức khách quan” là đối tƣợng hay mục đích của nhận thức khoa học. Khái niệm “tri thức khách quan” theo quan niệm của K. Popper không phải là tri thức phản ánh đúng đắn hiện thực khách quan. Ông nói: “Tri thức khách quan, chẳng hạn nhƣ tri thức khoa học, bao gồm những lý thuyết, phỏng định, những bài tốn để ngỏ, những tình huống có vấn đề và những luận cứ” [59, tr.174]. Theo K. Popper, tri thức khách quan là kết quả của nhận thức khoa học, nhƣng khơng phụ thuộc vào chủ thể nhận thức. Ơng phân biệt hai loại tri thức: Tri thức chủ quan, theo ông là tri thức gắn liền với cơ thể, nghĩa là những tri thức bẩm sinh, có tính bản năng “bao gồm một số khuynh hƣớng bẩm sinh nhất định trong hành động và những biến thể mà chúng có đƣợc” [59, tr.174]. Tri thức khách quan là tri thức khoa học bao gồm nội dung logic của những lý thuyết, là “những lý thuyết phỏng định, những bài tốn để ngỏ, những tình huống có vấn đề và những luận cứ” [59, tr.174]. Tri thức khách quan theo K. Popper thuộc về thế giới thứ ba.
Trong cuốn sách Tri thức khách quan: Một cách tiếp cận dưới góc độ tiến hóa xuất bản năm 1972, Popper đề xƣớng lý thuyết ba thế giới - nền tảng của bản
thể luận mới của Popper, trong đó: Thế giới vật lý là thế giới thứ nhất, gồm đối
tƣợng và trạng thái vật lý. Thế giới tinh thần là thế giới thứ hai, gồm tố chất tâm lý, trạng thái ý thức, kinh nghiệm chủ quan. Thế giới thứ ba chỉ là sản phẩm của hoạt động tinh thần loài ngƣời, tức thế giới của nội dung tƣ tƣởng hoặc thế giới quan niệm theo ý nghĩa khách quan, hoặc thế giới khách thể tƣ tƣởng khả thể, nó bao gồm tri thức khách quan, tác phẩm nghệ thuật khách quan, các yếu tố cấu thành thế giới này rất rộng, có vấn đề khoa học, lý luận khoa học, quan hệ logic của lý luận, luận cứ thực tại và tình huống vấn đề, thảo luận phê phán, thần thoại mang tính giải thích, cơng cụ…. “chúng ta có thể tác động tới nó, đóng góp cho nó hoặc giúp nó phát triển, thậm chí khi khơng một ai có thể làm chủ đƣợc dù chỉ là một góc nhỏ khiêm tốn trong thế giới đó. Hết thảy chúng ta đều góp sức giúp cho thế giới đó phát triển, nhƣng hầu nhƣ tất cả những đóng góp cá nhân của chúng ta đều chỉ nhƣ những hạt cát trong sa mạc” [59, tr.225]. Theo Popper mặc dù là do con ngƣời tạo
ra nhƣng thế giới thứ ba lại mang tính “siêu nhân” một cách rõ rệt “có tính siêu nhân ở chỗ, những nội dung của nó là những đối tƣợng ảo chứ không phải đối tƣợng thực của tƣ duy, và còn ở chỗ chỉ có một số lƣợng hữu hạn trong vô hạn các đối tƣợng ảo có khả năng trở thành những đối tƣợng thực của tƣ duy mà thôi” [59, tr.223]. Thế giới này đã vƣợt bỏ những ngƣời tạo ra nó. Nhƣ vậy theo K. Popper thế giới thứ ba mang tính khách quan và hoạt động độc lập khơng phụ thuộc vào hoạt động của con ngƣời. Về phƣơng diện này, thế giới thứ ba của ông giống với thế giới ý niệm của Platon. Tuy nhiên, K. Popper lại cho rằng thế giới thứ ba này có sự biến đổi vì nó đƣợc con ngƣời sáng tạo. Ở đây con ngƣời không đƣợc xem là chủ thể của quá trình phát triển tri thức khoa học mà chỉ nhƣ một phƣơng tiện để thế giới thứ ba tăng thêm những sản phẩm khoa học của mình. Về phƣơng diện này thế giới thứ ba của K. Popper khác với thế giới ý niệm của Platon nhƣng lại giống với tinh thần thế giới của Hegel. Nhƣng nó cũng khơng phải những chân lý tột đỉnh nhƣ “tinh thần tuyệt đối” của Hegel mà “nó cịn chứa đựng khơng chỉ những lý thuyết đúng mà cịn cả những lý thuyết sai, và nhất là những bài tốn cịn để ngỏ, những phỏng định và những sự bác bỏ” [59, tr.176].
Mặc dù mỗi thế giới có những đặc điểm phân loại cụ thể, nhƣng ba thế giới có thể đƣợc kết nối với cùng một đối tƣợng ở các cấp độ khác nhau. Popper lấy ví dụ để minh họa: một cuốn sách có thể đƣợc xem nhƣ một vật thể, và vì thế cuốn sách thuộc về thế giới thứ nhất. Là vật thể vật lý, cuốn sách, gồm: giấy, mực in, hình minh họa và bìa, thể hiện một loạt các đặc tính vật lý. Tuy nhiên, ý nghĩa của các từ in, cũng nhƣ bất kỳ bình luận và chú thích nào trong cuốn sách, thuộc về thế giới thứ hai, vì chúng đại diện cho trạng thái tinh thần của tác giả và độc giả. Nội dung của cuốn sách đƣợc chuyển tải thơng qua các hình thức ghi chép kiến thức (ví dụ, bảng chữ cái, đoạn văn và chƣơng v..v) thuộc về thế giới thứ ba. Đối với Popper, tất cả các thế giới cùng nhau dƣới dạng tổng hợp là một vũ trụ mở - với tự do không hạn chế và các lý thuyết không hạn chế. Vì lý do này, Popper mơ tả các nghiên cứu khoa học thông qua các phiếu đánh giá về những đóng góp của nó đối với thế giới.
Popper cho rằng, ba thế giới đều là cơ sở bản thể luận của sơ đồ tăng trƣởng nhận thức theo nguyên lý bác bỏ, đều là có thực, chúng trực tiếp hoặc gián tiếp tác động tới nhau. Sự tăng trƣởng của tri thức diễn ra trên cơ sở của sự tƣơng tác trực tiếp giữa thế giới thứ hai và thế giới thứ ba, thế giới thứ ba chỉ tƣơng tác với thế giới thứ hai và qua đó tƣơng tác với thế giới thứ nhất, thế giới thứ ba có tính độc lập tƣơng đối và tính tự chủ. Ơng viết: “Mặc dù thoạt tiên là sản phẩm của chúng ta, thế giới thứ ba đó lại hoạt động độc lập xét ở góc độ bản thể luận” [59, tr.225]. Mọi
ngƣời đều có thể góp phần làm cho nó phát triển, nhƣng khơng ai có thể nắm bắt, làm chủ nó. Nhƣ vậy, thế giới thứ hai – thế giới của những kinh nghiệm chủ quan hay cá nhân – tƣơng tác với hai thế giới kia. Thế giới thứ nhất và thế giới thứ ba không tƣơng tác đƣợc với nhau nếu khơng có sự kết nối của thế giới thứ hai.
Cái có thể đƣợc gọi là thế giới thứ hai – thế giới của tâm trí - ở cấp độ con ngƣời trở thành mối liên hệ ngày càng khăng khít giữa thế giới thứ ba và thế giới thứ nhất: mọi hành động của chúng ta trong thế giới thứ nhất đều bị ảnh hƣởng bởi việc nắm hiểu của chúng ta trong thế giới thứ hai về thế giới thứ ba. Đó là lý do vì sao ta khơng thể hiểu nổi tâm trí con ngƣời và cái bản ngã của con ngƣời, nếu không hiểu đƣợc thế giới thứ ba (“tâm trí khách quan” hoặc “tinh thần”); vì sao ta khơng thể đơn thuần trình bày thế giới thứ ba nhƣ sự biểu hiện của thế giới thứ hai hay thế giới thứ hai nhƣ sự phản ánh của thế giới thứ ba [59, tr.209].
Sự kết nối thơng qua vai trị trung gian này có đƣợc là nhờ ngơn ngữ, bởi theo ơng, ngơn ngữ của lồi ngƣời thuộc về cả ba thế giới.
Khi thể hiện những hành động vật chất hay thể hiện những biểu tƣợng vật chất, nó thuộc về thế giới thứ nhất. Khi thể hiện một trạng thái chủ quan hay trạng thái tâm lý, hoặc khi việc nắm bắt hay hiểu một ngôn ngữ sẽ kéo theo một sự thay đổi trạng thái chủ quan của chúng ta, nó thuộc về thế giới thứ hai. Và khi mà ngôn ngữ chứa đựng thơng tin, hoặc khi nó nói hay ghi nhận hay mơ tả bất cứ cái gì đó, hoặc khi nó truyền đạt một ý nghĩa hay một thơng điệp có nghĩa – một thơng điệp liên quan đến một
thơng điệp khác phù hợp, hoặc mâu thuẫn với nó – thì lúc đó nó lại thuộc về thế giới thứ ba [59, tr.220].
Cơ sở để Popper cho rằng ngơn ngữ có thể thuộc về cả ba thế giới xuất phát từ quan niệm của ông về chức năng của ngôn ngữ. Chức năng của ngôn ngữ không phải là một chủ đề mới nhƣng chính cách tiếp cận của ơng đã làm nên tính riêng của vấn đề. Khi nghiên cứu về vấn đề này, nhiều nhà nghiên cứu đã đƣa ra những ý kiến khác nhau, trong đó nổi lên hai xu thế chính. Xu thế thứ nhất cho rằng ngơn ngữ có 3 chức năng chính: để chỉ nghĩa, để thơng báo và để khái quát hóa (có quan hệ với tƣ duy), xu thế thứ hai lại khẳng định ngơn ngữ có hai chức năng: Ngơn ngữ là hiện thực trực tiếp của tƣ tƣởng, ngôn ngữ là phƣơng tiện giao tiếp vạn năng. Không nghiêng về hai xu thế trên K. Popper đề xuất bốn chức năng của ngôn ngữ.
Chức năng thể hiện còn gọi là chức năng biểu lộ triệu chứng là chức năng mà chủ thể sử dụng ngôn ngữ để bộc lộ cảm giác, trạng thái. Tuy nhiên để có đƣợc sự giao tiếp khơng thể chỉ có một cơ thể tạo tín hiệu nhƣ một chiếc “máy phát” mà cần phải có ít nhất một cơ thể phản ứng lại, tức một chiếc “máy thu”. Sự thể hiện trạng thái của cơ thể thứ nhất sẽ khởi phóng, kích thích gây ra một phản ứng ở cơ thể thứ hai là cơ thể đáp lại trạng thái, hành vi của cơ thể phát tín hiệu, chức năng tác động lên cơ thể thứ hai nhƣ vậy của ngôn ngữ đƣợc ông gọi là chức năng chỉ báo. Chức năng chỉ báo là chức năng mà thơng qua nó chủ thể truyền thơng tin tới
đối tƣợng khác. Ông cho rằng chức năng thể hiện và chức năng chỉ báo là hai chức năng bậc thấp của ngôn ngữ, theo K. Popper: “Quan trọng hơn cả những sáng tạo của con ngƣời – cùng với những hiệu ứng phản hồi có ý nghĩa nhất đối với bản thân chúng ta, và đặc biệt là với bộ não của chúng ta – chính là những chức năng vƣợt trội của ngơn ngữ lồi ngƣời, nhất là chức năng mô tả và chức năng luận giải” [59, tr.171]. Chức năng mơ tả, qua đó một cá thể sở hữu một ngơn ngữ nói có thể mơ tả với một cá thể khác điều gì đó. Chức năng luận giải cho phép con ngƣời thảo luận bằng việc sử dụng khả năng phê phán để đƣa ra “các luận cứ” trong các cuộc thảo luận. “Ngôn ngữ, cách đặt vấn đề, việc nổi hiện những tình huống có vấn đề mới, những lý thuyết cạnh tranh, việc dùng luận cứ để phê phán lẫn nhau, tất thảy những
cái đó đều là những cơng cụ không thể thiếu cho sự phát triển của khoa học” [59, tr.174]. Theo K. Popper chức năng luận giải không chỉ là chức năng cao nhất mà còn là chức năng đứng ở nấc thang cuối cùng trong q trình tiến hóa của ngơn ngữ. Sự tiến hóa của chức năng này quan hệ mật thiết với sự phát triển của hoạt động tranh luận, của thái độ phê phán và của tƣ duy lý tính và cũng chính những hoạt động những thái độ ấy đã khiến cho khoa học phát triển. Cho nên ta có quyền nói chức năng luận giải của ngôn ngữ đã tạo ra đƣợc công cụ mạnh nhất “nhằm thúc đẩy quá trình thích nghi sinh học xƣa nay chƣa từng có, trong suốt q trình thích nghi của giới hữu cơ” [59, tr.318].
Khi trình bày về bốn chức năng của ngơn ngữ ơng sắp xếp chúng theo trình tự từ chức năng bậc thấp đến chức năng bậc cao, từ đơn giản đến phức tạp. Hai chức năng bậc thấp có ở cả động vật và con ngƣời, còn hai chức năng bậc cao chỉ có ở lồi ngƣời, theo đó các chức năng bậc cao hơn sẽ luôn bao hàm chức năng bậc thấp hơn nhƣng khơng ngƣợc lại. Tóm lại, theo K. Popper, khi ngôn ngữ thực hiện chức năng thể hiện nó thuộc về thế giới thứ nhất, khi thực hiện chức năng chỉ báo ngôn ngữ thuộc về thế giới thứ hai, nó thuộc về thế giới thứ ba khi thực hiện hai chức năng mô tả và luận giải.