P. Xuất Nhập Khẩu Ban quản lý dự án
2.3.1. Tổng quan thị trường dịch vụ thông tin di độngViệt Nam
Với tốc độ phát triển như vũ bão 150% (trong khi tốc độ tăng trưởng về điện thoại di động trên thế giới hiện đạt được khoảng 50%), việc mở rộng chính sách phát triển thị trường thông tin di động đã mở cánh cửa cho các nhà khai thác dịch vụ gia nhập tạo nên thế cạnh tranh ngày càng gay gắt. Các nhà cung cấp dịch vụ trong thời gian qua cạnh tranh lẫn nhau thông qua cuộc chiến giá cả và khuyến mãi. Những nhà cung cấp mới xuất hiện thường không có gì để mất nhưng lại có mọi thứ để thắng. Họ chỉ cần giảm giá, đẩy mạnh khuyến mãi trong thời gian đầu để thu hút thuê bao, khiến các nhà mạng khác phải giảm theo. Trong khi các mạng lớn đã phải đầu tư rất nhiều về vùng phủ, dung lượng mạng, thuê bao lại chạy hết sang nhà mạng chưa đầu tư gì nhiều sẽ dẫn đến sự phản công mạnh mẽ từ các nhà mạng cũ để ngăn chặn số lượng thuê bao rời mạng. Cuộc chiến này kéo dài đã làm giảm doanh thu và lợi nhuận của các nhà mạng mà dường như không thể nào chấm dứt được. Tuy nhiên, chiến lược giảm giá không còn hiệu quả khi hiện nay giá cước giữa các mạng đã không còn chênh lệch nhiều và người tiêu dùng không còn mặn mà với việc giảm giá.
Trong 9 tháng đầu năm 2009, thị trường di động Việt Nam "nhộn nhịp" chưa từng thấy với hàng loạt các chương trình khuyến mãi, giảm cước hậu hĩnh cũng như những dự án lớn, những công nghệ mới liên tục được giới thiệu và xúc tiến. Bức tranh thị trường di động được tô điểm bởi các dấu ấn sau:
Khuyến mãi bùng nổ: Nếu trước kia, các mạng di động chỉ có kiểu khuyến
mãi theo dạng mua thẻ cào thì được nhân đôi tài khoản hoặc tặng thêm thời gian sử dụng thì trong năm 2009 này, “chiêu” khuyến mãi ấy đã được các mạng di động tiếp thêm cho một liều "doping" khác để tăng sức mua từ khách hàng. Đi tiên phong đầu tiên chắc chắn phải kể đến MobiFone. Liên tiếp vào khoảng giữa tháng 2 đến đầu tháng 3 đi kèm với các sự kiện như ngày Valentine 14-2, ngày quốc tế phụ nữ 8-3, rồi chúc mừng ngày MobiFone nhận các cúp vàng thương hiệu và chất lượng,…thì mạng điện thoại di động này đã tung ra một kiểu khuyến mãi “chưa từng thấy” ở Việt Nam. Đó là nạp tiền, tặng tiền, tặng thời gian sử dụng, tặng tin nhắn miễn phí hoặc miễn phí hàng chục tin nhắn trong một thời điểm nào đó.
Khuyến mãi này đã tạo ra một cơn sốt cho khách hàng của MobiFone vì nhu cầu nhắn tin trong tầng lớp khách hàng trẻ vào thờ điểm đó rất cao. Bởi vậy, các đợt khuyến mãi của MobiFone đã được ủng hộ và đón nhận nồng nhiệt.
Lần lượt sau đó, các nhà mạng còn lại cũng có những đợt khuyến mãi ứng phó với các đợt bão khuyến mãi của MobiFone để chứng tỏ tiếng nói của mình. Các đợt khuyến mãi của tất cả những mạng di động này đã làm bùng nổ cùng một lúc và mang lại cho khách hàng nhiều ưu đãi đáng kể. Tuy nhiên, Viettel vẫn bị vướng phải khá nhiều than phiền của khách hàng về chế độ khuyến mãi không rõ ràng của mình. Thời gian gần đây, các mạng tiếp tục đưa ra những chương trình khuyến mãi nhằm tăng thời gian đàm thoại của người tiêu dùng như tặng 3 phút miễn phí của MobiFone hay 5 phút miễn phí của Viettel,... và các chương trình gọi càng nhiều càng được nhiều cơ hội trúng thưởng thông qua chương trình quay số trúng thưởng. Những gói cước không thể rẻ hơn: Khi vừa mới xuất hiện, SFone đã làm bùng
nổ thị trường di động Việt Nam với cách tính cước theo blog 1 giây khiến cho tất cả các mạng di động Việt Nam buộc phải thực hiện theo cách tính cước mới của SFone. Tiếp tục với phương châm mạng di động tiên phong của mình, SFone tung ra các gói cước 1 đồng với cước phí chỉ 1 đồng 1 giây và được dư luận người dùng khen ngợi là gói cước “không thể rẻ hơn”. Sau một thời gian trầm lắng, Cuộc đua về giảm giá cước đã được Viettel khởi xướng bằng hàng loạt những chương trình giảm cước, khuyến mại để luôn giữ mức cước thấp hơn hai đối thủ VinaPhone và MobiFone. Song câu chuyện ấy đã chấm hết khi vừa qua cả VinaPhone và MobiFone đều hạ cước của mình xuống mức thấp hơn Viettel. EVN telecom cũng đã tung ra nhiều gói cước giảm giá mạnh, như Mely 240 với khuyến mãi tặng cho khách hàng gọi điện thoại miễn phí 240 phút/ngày (tương đương 4 tiếng/ngày). Viettel từ vai trò mạng di động có cước rẻ nhất Việt Nam thì nay bỗng trở thành mạng di động đắt nhất Việt Nam. Với cuộc cạnh tranh giá giữa các nhà mạng, giá cước di động của Việt Nam hiện nay đã thấp hơn mặt bằng giá chung của các quốc gia khác trên thế giới.
Tặng tiền hàng tháng: Các mạng MobiFone, Vinaphone, Viettel lần lượt cung
cấp các gói cước bán kèm theo điện thoại, trong đó người dùng bỏ ra 400-500 ngàn để mua một SIM và điện thoại và nhận được khuyến mãi tặng một khoản tiền nhất định hàng tháng trong liên tục một năm.
Cuộc chạy đua công nghệ: 9 tháng đầu năm nay cũng là thời gian các mạng
di động tăng tốc cho kế hoạch thi tuyển 3G trong chiến lược phát triển công nghệ di động theo đề án của chính phủ. Trong cuộc đua này, những gương mặt tiêu biểu là MobiFone, Vinaphone, EVN telecom, VietNammobile, Viettel đã giành được chiến thắng. Vinaphone đã triển khai mạng 3G đầu tiên vào ngày 12/10/2009, MobiFone và Viettel dự kiến sẽ triển khai trong năm 2009.
Những mạng di động mới: Cuối tháng 6, thị trường di động Việt Nam xôn
xao với sự trở lại của HT Mobile trong chiếc áo mới “VietNamMobile” sau khi đã “lột xác” từ công nghệ CDMA sang GMS. Mạng này ngay khi vừa xuất hiện đã giới thiệu ngay hai gói cước siêu rẻ áp dụng cho 3 miền Bắc, Trung, Nam theo 3 chính sách khác nhau và đang thu được những tín hiệu tốt. Đến tháng 07/2009 Gtel Mobile xuất hiện với thương hiệu Beeline với gói cước cực “sốc” Big Zero được coi là gói cước rẻ nhất Việt Nam hiện nay khiến cho người tiêu dùng cảm thấy cuốn hút thật sự. Cùng với việc chạy đua về giảm giá cước, các nhà khai thác cũng không quên là tập trung vào chính
sách “chất lượng.” Viettel, Vinaphone, MobiFone đã giành cho việc nâng cấp dung lượng mạng một lượng vốn nhất định. Các trạm BTS thi nhau mọc lên, đặc biệt ở các vùng tỉnh, thị xã. Các dịch vụ giá trị gia tăng ngày càng đa dạng hóa như hiển thị số gọi đến, nhắn tin, giữ cuộc gọi,… đã góp phần làm đa dạng hóa dịch vụ. Trong bảng xếp hạng thành tích các mạng di động Việt Nam về việc phục vụ khách và chất lượng dịch vụ, nhờ sự đầu tư chính xác, MobiFone đã giành được các cúp vàng về những chỉ tiêu trên. Theo nhận định của các chuyên gia kinh tế, thị trường di động Việt Nam sẽ tiếp tục nóng bỏng trong các tháng còn lại của năm 2009....và cuộc đua chất lượng sẽ ở chặng tiếp theo.
Hình 2.3: Thị phần các mạng di động trên thị trường Việt Nam tính đến quý III/ 2009
Vietnam Mobile EVN SFone 1% 4% Gtel0% 2% Vie ttel 40% Vinaphone 20% MobiFone 33%
Với tốc độ phát triển như vũ bão, Viettel đã vươn lên dẫn đầu thị trường thông tin di động tại Việt Nam với 40% thị phần, bỏ cách khá xa MobiFone với 33% thị phần và VinaPhone với 20% thị phần. Các mạng còn lại chiếm 7% thị phần của thị trường. Các sản phẩm được bán ra trên thị trường cũng đa dạng hóa hơn. Trong môi kinh doanh cũ, sản phẩm chuyển từ các nhà cung cấp tới các nhà trung gian và khách hàng là các bộ trọn gói, các simcard, thẻ cào. Còn trong môi trường mới hiện nay, các nhà cung cấp cũng cố gắng đa dạng hóa, làm mới các sản phẩm đó với các phương thức nạp tiền mới xuất hiện như mã thẻ trả trước, MobiEz, Fast pay, ...