P. Xuất Nhập Khẩu Ban quản lý dự án
2.2.3 Hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty VMS qua các năm
Xác định được rõ vị thế của nhà tiên phong trong lĩnh vực thông tin di động, VMS đã không ngừng phấn đấu vươn lên, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Số thuê bao:
Thị phần của một nhà cung cấp dịch vụ thông tin di động chủ yếu dựa trên số lượng thuê bao sử dụng trên mạng đó, do đó, cùng với các chính sách, nỗ lực phát triển kênh phân phối, trong thời gian qua, số lượng thuê bao của VMS ngày càng tăng. Tỷ lệ tăng trung bình về thuê bao hàng năm là 68% so với năm trước đó. Chỉ với 671.663 thuê bao vào năm 2002, nhưng đến nay số thuê bao của VMS đạt 32.500.000, tăng 48,4 lần so với năm 2002. Sự ra đời của gói cước trả trước như Mobi4U, MobiQ, MobiZone và đặc biệt là Mobi365 (gói cước di động được ưa chuộng nhất năm 2008 do các phóng viên viết về công nghệ thông tin bình chọn) đã làm đa dạng hóa sản phẩm trên thị trường, mở rộng đối tượng khách hàng sang đối tượng mới là nông dân, tuổi trẻ, sinh viên. Nhiều chương trình khuyến mãi lớn như tặng thẻ nạp, tặng sim cho đối tượng khách hàng là học sinh, sinh viên và công nhân đã thu hút lượng thuê bao phát triển lớn.
Hình 2.2: Biểu đồ phát triển thuê bao của VMS MobiFone từ năm 2002 đến tháng 09/2009
35.000.00030.000.000 30.000.000 25.000.000 20.000.000 15.000.000 10.000.000 32.500.000 26.700.000 11.000.000 5.200.000 5.000.000 671.663 2.934.723 976.663 1.784.723 0
Nguồn: Phòng Kế hoạch Bán hàng Công ty VMS
Tuy nhiên, Số lượng thuê bao phát triển đột biến trong thời gian qua đã tạo nên một số lượng lớn các thuê bao ảo do tình trạng dùng sim thay thẻ đã gây lãng phí rất lớn đối với tài nguyên kho số và là một câu hỏi lớn chưa có lời giải đáp đối với các nhà cung cấp dịch vụ thông tin di động nói chung và VMS MobiFone nói riêng.
Cùng với sự phát triển của thuê bao sử dụng dịch vụ của VMS, doanh thu của Công ty ngày càng tăng cao, tăng từ con số trên 2.600 tỷ đồng năm 2002, đến trên 7.500 tỷ đồng năm 2008 và dự kiến đạt 8.300 tỷ trong năm 2009. Mức tăng doanh thu này rất ấn tượng đặc biệt là trong giai đoạn nền kinh tế nước ta vẫn chưa hoàn toàn vượt ra khỏi cơn bão suy thoái kinh tế toàn cầu.
Bảng 2.5: Bảng Doanh thu – Lợi nhuận 2002 – T6/2009
Nguồn: Phòng Kế hoạch Bán hàng Công ty VMS
Về lợi nhuận:
Tốc độ tăng lợi nhuận cao, trung bình đạt 147%. Lợi nhuận tăng một phần do doanh thu tăng, phần khác do Công ty đã thực hiện tốt việc nâng cao hiệu quả khai thác, cải tiến quy trình làm việc, sản xuất, tiết kiệm chi phí, sử dụng hợp lý nhân công và các nguồn lực khác. Mặt dù doanh thu tăng nhưng lợi nhuận trên doanh thu đang có xu hướng giảm dần do hệ quả của mức giá cước ngày càng giảm và cuộc cạnh tranh khuyến mãi giữa các nhà mạng.
Lợi nhuận chung tăng đồng nghĩa với nộp ngân sách Nhà nước tăng. Hàng năm, Công ty đóng góp vào ngân sách nhà nước hàng trăm, hàng nghìn tỷ đồng; riêng trong năm 2008 vừa qua Công ty đã đóng góp hơn 4 nghìn tỷ đồng vào ngân sách Nhà nước và điều này cũng sẽ được phát huy trong những năm sắp tới. Đây là một tín hiệu rất tốt vì nó thể hiện sự hiệu quả trong hoạt động kinh doanh của Công ty, góp phần quan trọng vào sự phát triển của đất nước nói chung và của ngành Bưu chính – Viễn thông nói riêng.
Qua các số liệu trên, ta có thể nhận thấy rằng số lượng thuê bao, doanh thu, lợi nhuận của Công ty đều tăng cao qua các năm, đánh dấu bước phát triển mạnh mẽ
Năm
Doanh thu (triệu đồng) Lợi nhuận (triệu đồng)
2002 2.632.672 877.826 2003 3.646.718 1.297.231 2004
trong hoạt động kinh doanh của Công ty, đặc biệt là trong điều kiện thị trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt như hiện nay.