3.2.4 .Kết quả nghiên cứu định tính
3.2.4.7. Thang đo thái độ của nhân viên đối với sự thay đổi của tổ chức
Thang đo ― thái độ của nhân viên đối với sự thay đổi của tổ chức ‖ của Dunham và cộng sự (1989), gồm 18 biến quan sát. Mọi người đều đồng ý với 18 biến quan sát này.
Bảng 3.7 : Thái độ của nhân viên đối với sự thay đổi của tổ chức
THÁI ĐỘ CỦA NHÂN VIÊN ĐỐI VỚI SỰ THAY ĐỔI CỦA TỔ CHỨC
Mã hóa Câu hỏi
ATOC1 Thay đổi thường làm khả năng kiểm soát những gì diễn ra trong cơng việc tốt hơn.
ATOC2 Tôi thường chấp nhận những ý tưởng mới.
ATOC3 Tơi ln thích sự thay đổi ATOC4 Thay đổi làm tôi thấy thú vị
ATOC5 Hầu hết những thay đổi trong công việc đều mang lại sự thoải mái.
ATOC6 Tơi ln thích thử những ý tưởng mới
ATOC7 Thay đổi thường mang lại lợi ích cho tổ chức.
ATOC8 Hầu hết các đồng nghiệp của tôi đều được lợi từ sự thay đổi ATOC9 Tơi có ý định làm bất cứ điều gì có thể để hỗ trợ sự thay đổi ATOC10 Tôi thường ủng hộ những ý tưởng mới
ATOC11 Tôi thấy rằng hầu hết các thay đổi đều mang lại sự hài lòng ATOC12 Tơi thường nhận được lợi ích từ sự thay đổi
ATOC13 Tôi mong đợi những thay đổi trong công việc
ATOC14 Tơi có khuynh hướng về việc thử những ý tưởng mới ATOC15 Những thay đổi có xu hướng kích thích tơi
ATOC16 Tơi thường đề nghị phương pháp tiếp cận mới cho mọi thứ ATOC17 Thay đổi thường giúp tôi thực hiện tốt hơn
ATOC18 Những người khác nghĩ rằng tôi ủng hộ sự thay đổi
(Nguồn tổng hợp của tác giả)
3.3. Nghiên cứu định lƣợng 3.3.1. Mục tiêu
Nghiên cứu định lượng được dùng để đánh giá độ tin cậy, giá trị của thang đo, và kiểm định sự phù hợp của thang đo và mơ hình.
3.3.2. Phƣơng pháp chọn mẫu 3.3.2.1. Tổng thể
Đối tượng khảo sát: Các nhân viên đang làm việc tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn TP.HCM.
3.3.2.2. Kích thƣớc mẫu
Theo Tabachnick và Fidell (2007) để phân tích hồi quy đạt kết quả tốt nhất, kích thước mẫu phải đảm bảo theo công thức N ≥ 50 + 8*n = 98 quan sát (trong đó, n: số biến độc lập của mơ hình, n = 6 biến độc lập).
Theo Hair và cộng sự (1998) để có thể phân tích nhân tố khám phá (EFA) cần thu thập dữ liệu với ít nhất gấp 5 lần tổng số biến quan sát nên cỡ mẫu tối thiểu là N ≥ 5*x (x là tổng số biến quan sát) và cỡ mẫu khơng nên ít hơn 98.
Trường hợp sử dụng phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA, theo Gorush (1983), phân tích nhân tố cần có ít nhất là 200 quan sát. Nghiên cứu luận văn có sự dụng EFA và phân tích hồi quy, mơ hình nghiên cứu có 74 biến quan sát. Do đó kích thức mẫu được chọn cho nghiên cứu chính thức là 370 người, Tuy nhiên, để tăng thêm độ tin cậy của dữ liệu và có thể loại bỏ những bảng câu hỏi trả lời không hợp lệ nên tác giả chọn kích thước mẫu dự kiến là 430 người.
Giai đoạn tiếp theo, tiến hành khảo sát chính thức. Sau đó, tác giả sẽ tiến hành tổng hợp thống kê, phân tích dữ liệu dựa trên những thông tin thu được từ cuộc khảo sát.
Xử lý số liệu thống kê bằng SPSS 20,0 kiểm tra độ tin cậy từng thành phần thang đo, xem xét mức độ tin cậy của các biến quan sát thông qua hệ số Cronbach’s Alpha để loại các biến hệ số Cronbach’s Alpha nhỏ khơng phù hợp.
Phân tích dữ liệu bằng phân tích nhân tố khám phá EFA: Kiểm định Bartlett (Bartlett’s test of sphericity) kiểm tra sự tương quan trong tổng thể, hệ số KMO (Kaiser-Mayer-Olkin) để xem xét sự thích hợp của EFA, hệ số tải nhân tố (Factor loading) kiểm tra tương quan giữa các biến và nhân tố, chỉ số Eigenvalue đại diện
cho lượng biến thiên được giải thích bởi nhân tố. Kiểm định T-Test ANOVA có hay không sự khác biệt về thái độ của nhân viên đối với sự thay đổi của tổ chức theo nhân khẩu học (giới tính, độ tuổi, học vấn, tình trạng hơn nhân, thâm niên cơng tác.
Phân tích hồi quy Binary phân tích mối tương quan của các nhân tố và sự ảnh hưởng đến thái độ nhân viên đối với sự thay đổi tổ chức tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn Tp.HCM.
3.3.2.3. Cách thức chọn mẫu
Chọn mẫu thuận tiện đối với những nhân viên làm việc toàn thời gian trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn Tp.HCM.
3.4. Thiết Kế Bảng Câu Hỏi
Bảng câu hỏi được thiết kế theo 3 bước sau:
Bước 1: Như đã giới thiệu ở phần cơ sở lý thuyết sau khi thảo luận nhóm mơ hình nghiên cứu đo lường các yếu tố ảnh hưởng đến thái độ của nhân viên đối với sự thay đổi của tổ chức gồm 6 giả thuyết. Các thang đo đo lường các biến được xây dựng theo hình thức đo lường Likert theo 5 bậc của tác giả Likert (1932), theo đó tương ứng mức 1 hồn tồn khơng đồng ý đến mức 5 hồn toàn đồng ý.
Bảng 3.8 Thang đo Likert 5 điểm
1 2 3 4 5
Hồn tồn khơng
đồng ý Không đồng ý Trung lập Đồng ý
Hoàn toàn đồng ý
(Nguồn tổng hợp của tác giả)
Thang đo định danh và thang đo thứ bậc để đo lường các thông tin đặc điểm đối tượng khảo sát: Giới tính, độ tuổi, học vấn, thâm niên cơng tác và tình trạng hơn nhân.
Bước 2: Bảng câu hỏi định tính được thiết kế và tiến hành phỏng vấn thử với 07 đối tượng khảo sát để đánh giá định tính thang đo và điểu chỉnh câu từ cho phù hợp với nội dung nghiên cứu cũng như phù hợp với bối cảnh tại Việt Nam để đảm bảo đối tượng khảo sát có thể hiểu và trả lời đúng với mục đích của bài nghiên cứu.
Bước 3: Sau khi căn cứ vào kết quả phỏng vấn thử, tác giả hiệu chỉnh thành bảng câu hỏi chính thức sử dụng để thu thập thông tin mẫu nghiên cứu. Bảng câu hỏi chính thức gồm 74 biến quan sát, chia thành 2 phần:
Phần 1: Bảng câu hỏi chính, Các câu hỏi nhằm thu thập sự đánh giá các yếu tố ảnh hưởng thái độ của nhân viên đối với sự thay đổi của tổ chức
Phần 2: Các thông tin về doanh nghiệp và cá nhân của đối tượng khảo sát để phân loại và phân tích dữ liệu về sau.
3.5. Phƣơng pháp xử lý số liệu
Với bộ dữ liệu được thu thập về, sau khi hoàn tất việc gạn lọc, kiểm tra mã hóa, nhập liệu và làm sạch dữ liệu sẽ tiến hành xử lý dữ liệu bằng phần mềm SPSS với một số phương pháp như sau :
3.5.1. Thống kê mô tả
Là phân tích thống kê tần số để mơ tả các thuộc tính nhóm của mẫu khảo sát như : Giới tính, độ tuổi, học vấn, thâm niên cơng tác và tình trạng hơn nhân.
3.5.2. Đánh giá độ tin cậy thang đo
Độ tin cậy của thang đo được đánh giá thông qua hệ số Cronbach’s Alpha. Phép kiểm định này phản ánh mức độ tương quan chặt chẽ giữa các biến quan sát trong cùng một nhân tố.
Mơ hình đo lường kết quả dựa trên nguyên tắc trùng lắp (De Vellis, 2003 trích từ Nguyễn Đình Thọ, 2013). Các biến đo lường dùng để đo lường cùng một khái niệm nghiên cứu nên chúng phải có tương quan chặt chẽ với nhau. Vì vậy khi
kiểm tra từng biến đo lường chúng ta sử dụng hệ số tương quan biến-tổng (item-
total correlation). SPSS sử dụng hệ số tương quan biến-tổng hiệu chỉnh (corrected item-total correlation). Hệ số này lấy tương quan của biến đo lường xem xét với
tổng các biến cịn lại của thang đo (khơng tính biến đang xem xét). Nếu một biến đo lường có hệ số tương quan biến-tổng hiệu chỉnh ≥ 0.30 thì biến đó đạt u cầu (Nunnally và Bernstein, 1994 trích từ Nguyễn Đình Thọ, 2013).
Vì vậy một thang đo có độ tin cậy tốt khi nó biến thiên trong khoảng [0.75- 0.95]. Nếu Cronbach’s Alpha ≥ 0.60 là thang do có thể chấp nhận được về mặt độ tin cậy (Nunnally và Bernstein, 1994 trích từ Nguyễn Đình Thọ, 2013).
3.5.3. Phân tích nhân tố khám phá EFA
Chúng ta cần đánh giá độ tin cậy và giá trị của thang đo trước khi kiểm định lý thuyết khoa học. Phương pháp phân tích EFA sẽ giúp đánh giá chính xác hơn các thang đo, bỏ bớt các biến đo lường không đạt yêu cầu và đảm bảo tính đồng nhất của thang đo.
Phân tích nhân tố bao gồm các bước :
Kiểm định sự phù hợp của nhân tố đối với dữ liệu ban đầu bằng chỉ số KMO ( Kaiser- Meyer- Olkin) và giá trị thống kê Barlett.
Tiêu chuẩn đánh giá + Chỉ số KMO >0.5
+ Mức ý nghĩa quan sát nhỏ ( Sig <0.05)
Các biến quan sát trong tổng thể có mối tương quan với nhau và phân tích EFA là thích hợp.
Tiếp theo là phương pháp trích nhân tố và phương pháp xoay nhân tố sẽ được tiến hành để xác định số lượng các nhân tố được trích ra và xác định các biến thuộc từng nhân tố.
Tiêu chuẩn đánh giá
+ Chỉ những nhân tố có Eigenvalues có giá trị lớn hơn 1 sẽ được giữ lại cho mơ hình phân tích. Vì những nhân tố này tóm tắt thơng tin tốt hơn so với những nhân tố có Eigenvalues nhỏ hơn 1 (Garson,2001)
+ Tổng phương sai trích >50% để chứng minh mơ hình phù hợp với dữ liệu phân tích ( Hair và cộng sự, 1998).
+ Độ giá trị hội tụ: Hệ số Factor loading là hệ số tương quan giữa biến và nhân tố. để thang đo đạt giá trị hội tụ thì hệ số tương quan đơn giữa các biến và hệ số chuyển tải nhân tố Factor loading > 0,5 (Gerbing & Anderson, 1988).
Những biến nào không thuộc các tiêu chuẩn trên sẽ bị loại.
Kiểm định lại độ tin cậy thang đo của các nhân tố này bằng Cronbach’s Alpha.
3.5.4. Phân tích tƣơng quan - hồi quy
Trước tiên là phân tích tương quan. Phân tích tương quan giúp tính tốn mức độ tuyến tính giữa hai biến. Nếu hệ số tương quan giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập lớn điều đó chứng tỏ chúng có quan hệ với nhau và phân tích hồi quy tuyến tính có thể phù hợp.
Tiếp theo là phân tích hồi quy tuyến tính bằng phương pháp bình phương nhỏ nhất ( OLS) sử dụng để xác định mức độ ảnh hưởng của các biến độc lập đến biến phụ thuộc cũng như kiểm định các giả thuyết mơ hình. Trình tự phân tích hồi quy tuyến tính như sau :
o Phương pháp đưa biến vào phân tích hồi quy là phương pháp đưa các biến vào cùng một lượt ( phương pháp Enter).
o Để đánh giá độ phù hợp của mơ hình hồi quy đối với tập dữ liệu bằng hệ số R điều chỉnh ( Audjust R Square).
o Kiểm định F dùng để xem xét mức độ phù hợp của mơ hình hồi quy tuyến tính tổng thể.
o Kiểm định t để xem xét giả thuyết các hệ số hồi quy của tổng thể bằng 0, mục đích là xem xét các biến độc lập nào thực sự tác động đến biến phụ thuộc.
o Đánh giá mức độ tác động của các biến độc lập đến biến phụ thuộc qua hệ số Beta.
o Để đảm bảo mơ hình hồi quy tuyến tính là phù hợp và tin cậy cần dị tìm các vi phạm giả định cần thiết trong hồi quy tuyến tính như giả định liên hệ tuyến tính, phương sai của phần dư không đổi, phân phối chuẩn của phần dư, hiện tượng đa cộng tuyến.
3.5.5. Kiểm định sự khác biệt
Kiểm định trung bình tổng thể (T- test) và kiểm định phương sai (ANOVA) dùng để kiểm định sự khác biệt giữa các biến liên quan đến đặc kiểm cá nhân của đối tượng khảo sát. Kiểm định này cũng sử dụng việc so sánh trực tiếp giá trị p- value tương ứng.
Tóm tắt chƣơng 3
Chương 3 đã trình bày cách thức thực hiện các nghiên cứu định tính và định lượng, quy trình nghiên cứu và các phương pháp xử lý số liệu. Sau khi thảo luận nhóm điều chỉnh về từ ngữ cho các thang đo. Kết quả ở giai đoạn nghiên cứu định tính là cơ sở để thực hiện nghiên cứu chính thức trong việc thiết kế bảng câu hỏi. Tác giả chọn kích thước mẫu dự kiến là 430. Sau cùng là phương pháp phân tích dữ liệu bao gồm đánh giá độ tin cậy và giá trị của thang đo thông qua hệ số Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố EFA và phân tích tương quan, phân tích hồi quy để kiểm định mơ hình và giả thuyết nghiên cứu.
CHƢƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Chương này trình bày các kết quả nghiên cứu bao gồm: mô tả dữ liệu thu thập được, tiến hành đánh giá và kiểm định thang đo, kiểm định sự phù hợp của mơ hình nghiên cứu và các giả thuyết.
4.1. Mô tả mẫu khảo sát
Mẫu được thu thập theo phương pháp thuận tiện đối với những nhân viên tại các DNVVN trên địa bàn TP.HCM.
Với mẫu dự kiến là 430 người ( trong đó 350 bản giấy được phát ra và khảo sát online). Đối với bản câu hỏi giấy thu về được sau khi kiểm tra thì có 332 bản câu hỏi đạt còn loại 18 bản câu hỏi (do đối tượng khảo sát làm việc tại các DN có số lượng >300 người và làm việc tại khu vực khác), trong số 80 bản khảo sát online được trả lời thì có 73 bản khảo sát đạt cịn 8 bản khảo sát là làm việc tai khu vực khác TP.HCM. Như vậy tổng cộng mẫu khảo sát đạt được là 405 người.
Kết quả mẫu nghiên cứu được thông kê theo độ tuổi, giới tính, trình độ học vấn, thâm niên cơng tác,tình trạng hơn nhân được tóm tắt trong bảng dưới đây.
Bảng 4.1 Thống kê mẫu nghiên cứu.
Nhóm Tần số Tỷ lệ Giới tính Nam 201 49.6 % Nữ 204 50.4 % Độ tuổi Dưới 25 tuổi 130 32.1 % Từ 25-35 tuổi 104 25.7 % Từ 36-45 tuổi 85 21% Từ 45 tuổi trở lên 86 21.2 %
Thâm niên công tác Dưới 1 năm 126 31.1 % Từ 1-5 năm 158 39 % Từ 6-10 năm 61 15.1 % >10 năm 60 14.8 % Trình độ học vấn Dưới THPT 23 5.7 % THPT 79 19.5 % Trung cấp 54 13.3 % Cao đẳng 198 48.9 % Đại Học 51 12.6 % Trên Đại Học 23 5.7 % Tình trạng hơn nhân Chưa kết hôn 153 37.8 % Đã kết hôn 252 62.2 %
(Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu của tác giả)
4.2. Kiểm định mơ hình nghiên cứu
4.2.1. Kiểm định độ tin cậy thang đo ( Hệ số Cronbach Alpha)
Các thang đo được sử dụng trong nghiên cứu được kiểm định độ tin cậy thông qua hệ số Cronbach Alpha, với thang đo được thiết kế dưới dạng thang đo Likert 5 bậc.
Theo Nguyễn Đình Thọ (2011) muốn tính hệ số Cronbach Alpha cho một khái niệm thì thang đo phải có tối thiểu là 03 biến đo lường (biến quan sát). Các
biến quan sát có hệ số tương quan biến tổng lớn hơn hoặc bằng 0.3 và giá trị Cronbach Alpha lớn hơn hoặc bằng 0.6 là thang đo có thể chấp nhận được.
Kết quả phân tích Cronbach Alpha của các thang đo các khái niệm nghiên cứu được trình bày dưới dây :
Khái niệm Nhu cầu phát triển (GNS) với các biến quan sát GNS1,
GNS2, GNS3, GNS4, GNS5, GNS6 có hệ số Cronbach’s Alpha là 0.918 điều này cho thấy khái niệm Nhu cầu phát triển đạt được độ tin cậy. Các hệ số tương quan biến tổng của các biến này đều >0.3. Do vậy các biến quan sát của thang đo này đều được giữ nguyên cho phân tích EFA.
Bảng 4.2: Kết quả Cronbach’s Alpha biến “ Nhu cầu phát triển”
Biến quan sát
Trung bình thang đo nếu loại biến
Phƣơng sai thang đo nếu loại biến Tƣơng quan biến tổng Hệ số Cronbach’s Alpha nếu loại biến
Khái niệm Nhu cầu Phát Triển (GNS) – Cronbach’s Alpha = 0.919 ( không loại biến nào) GNS1 17.63 20.522 .751 .907 GNS2 17.54 21.199 .773 .903 GNS3 17.62 21.750 .773 .904 GNS4 17.59 21.252 .783 .902 GNS5 17.51 21.414 .787 .902 GNS6 17.58 21.151 .757 .906
(Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu của tác giả)
Khái niệm Năng lực kiểm soát (LC) với 16 biến quan sát khi chạy lần 1 thì hệ số Cronbach’s Alpha = 0.803 nhưng các biến quan sát LC2, LC5, LC6, LC8, LC11 có hệ số tương quan biến tổng nhỏ hơn 0.3. Ta loại biến quan sát LC5 vì có hệ số tương quan biến tổng nhỏ nhất là 0.131. Chạy lại lần 2 ta được hệ số