tác phòng, chống ma tuý
Tuyên truyền, giáo dục cho nhận dân hiểu rõ tác hại của ma tuý, đồng thời nâng cao ý thức pháp luật cho nhân dân để mọi người dân chủ động phòng ngừa bản thân và gia đình, tích cực tham gia đấu tranh phòng, chống tội phạm và bài trừ tệ nạn ma tuý. Làm sao cho mọi người hiểu được rằng: phạm tội về ma tuý là chấp nhận án tử hình đang treo trước mắt để họ từ bỏ con đường phạm tội và giáo dục người thân của họ không lao vào con đường tội lỗi. Đó cũng là quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về “phòng ngừa xã hội” trong đấu tranh phòng, chống tội phạm. Muốn làm tốt được nội dung tuyên truyền giáo dục, cần phải:
- Xây dựng kế hoạch giáo dục tuyên truyền phòng, chống ma tuý phù hợp với từng đối tượng, từng địa phương.
- Tổ chức tuyên truyền rộng rãi về Luật phòng, chống ma tuý trên các phương tiện thông tin đại chúng (tuyên truyền bằng tiếng dân tộc) và tuyên truyền miệng, các loại hình văn hóa nghệ thuật. Mục tiêu của công tác tuyên truyền là làm chuyển biến nhận thức của nhân dân về tác hại của ma tuý, tạo ra phong trào toàn dân lên án tệ nạn này.
- Tăng cường công tác truyền thông trực tiếp. Đưa nội dung phòng. chống ma tuý vào hoạt động của các nhà văn hóa thông tin, trung tâm thông tin - triển lãm, các đội thông tin lưu động, các đội tuyên truyền xung kích, các câu lạc bộ. Coi trọng các hình thức văn nghệ như: kịch nói, tiểu phẩm, tranh châm biếng…có nội dung liên quan đến công tác phòng, chống ma tuý.
- Tổ chức các cuộc thi sáng tác nghệ thuật, điện ảnh, âm nhạc, hội họa, sân khấu về chủ đề phòng, chống ma tuý.
- Lồng ghép chương trình giáo dục phòng, chống ma tuý với các mục tiêu khác. Đưa nội dung giáo dục phòng, chống ma tuý vào giảng dạy trong nhà trường phù hợp với mục tiêu đào tạo của các cấp học, bậc học.
Như vậy, trong công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật phải làm sao cho mọi người hiểu được tác hại của ma tuý, thủ đoạn hoạt động của bọn tội phạm để mọi người tự giác chấp hành pháp luật, có ý thức phát hiện và đấu tranh với những vi phạm pháp luật.