Đảm bảo về kinh tế

Một phần của tài liệu Đấu tranh phòng, chống tội phạm vận chuyển, mua bán trái phép chất ma tuý của các lực lượng công an, bộ đội biên phòng và hải quan trên tuyến biên giới thanh hoá hủa phăn (nước CHDCND lào) (Trang 49 - 51)

Đấu tranh phòng, chống tội phạm ma tuý phải chủ động phòng ngừa, chống tội phạm lợi dụng góp phần làm lành mạnh hóa các hoạt động kinh tế. Thông qua công tác tuyên truyền, thông tin kịp thời, thủ đoạn hoạt động của tội phạm ma tuý quốc tế, để giúp các cơ sở kinh tế, doanh nghiệp nhất là các đối tác, quan hệ liên quan đến nước ngoài để họ chủ động phòng ngừa những sơ hở, thiếu sót không để tội phạm ma tuý lợi dụng, đồng thời thực hiện nghiêm túc các cơ chế quản lý kinh tế, các lĩnh vực pháp luật về kinh tế đối ngoại, xuất nhập khẩu … nhằm phòng chống tội phạm ma tuý.

Trong nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu thứ 5 của Chỉ thị số 21 nêu trên, Đảng ta đã chỉ ra cần phải tăng mức đầu tư từ ngân sách nhà nước, đồng thời tích cực tranh thủ các nguồn viện trợ quốc tế; huy động sự đóng góp của các tổ chức xã hội, các doanh nghiệp, doanh nhân và nhân dân, bảo đảm đủ kinh phí cho công tác tuyên truyền, giáo dục, đấu tranh phòng, chống tội phạm và cai nghiện ma tuý.

Tại Điều 4 Quyết định số 149/2005/QĐ-TTg ngày 10/3/2005 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Kế hoạch tổng thể phòng, chống ma tuý đến năm 2010”: Kinh phí để thực hiện Kế hoạch tổng thể phòng chống ma tuý đến năm

2010 được huy động từ ngân sách trung ương, ngân sách địa phương, đóng góp của cộng đồng và tài trợ quốc tế.

Nguồn vốn thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma tuý đến năm 2010 (được phê duyệt tại Quyết định số 156/2007/QĐ-TTg ngày 25/9/2007 của Thủ tướng Chính phủ) bao gồm: Ngân sách nhà nước; vốn ODA và các nguồn viện trợ quốc tế khác; các nguồn vốn hợp pháp khác.

Mới đây, ngày 13/8/2008 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 110/2008/QĐ-TTg về việc thành lập, quản lý và sử dụng Quỹ phòng, chống ma tuý.

Đối với ngành Hải quan được giao nhiệm vụ đấu tranh phòng chống buôn lậu ma tuý qua biên giới, đã tổ chức sử dụng nguồn kinh phí từ ngân sách nhà nước cấp cho hoạt động này đạt hiệu quả. Đã thực hiện nghiêm túc Quyết định số 694/2002/QĐ-TTg ngày 20/8/2002 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt dự án “ Mua sắm trang thiết bị chuyên dụng phòng, chống ma tuý cho ngành Hải quan”, hiện nay đã mua máy soi để phát hiện ma tuý trong và trên cơ thể người trang bị tại Hải quan sân bay quốc tế, mua phương tiện giao thông, hóa chất thử nhanh phát hiện ma tuý trang bị cho toàn ngành. Về sử dụng kinh phí phục vụ cho công tác phòng, chống ma tuý tuân thủ theo Quyết định số 82/2005/QĐ-BTC ngày 21/11/2005 của Bộ Tài chính về việc ban hành “Quy chế quản lý và sử dụng kinh phí chi cho hoạt động nghiệp vụ đặc thù của lực lượng kiểm soát hải quan”, dùng để chi cho việc tuyển chọn, xây dựng, quản lý, sử dụng, thực hiện chế độ với cơ sở bí mật; chi mua tin và chi hỗ trợ công tác đấu tranh chuyên án, vụ án.

Đây là một trong các yếu tố, điều kiện đảm bảo để công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm vận chuyển, mua bán trái phép chất ma tuý trên tuyến biên giới được thực thi, góp phần tích cực ngăn chặn tiến tới loại bỏ tội phạm và tệ nạn ma tuý ngay từ biên giới.

Một phần của tài liệu Đấu tranh phòng, chống tội phạm vận chuyển, mua bán trái phép chất ma tuý của các lực lượng công an, bộ đội biên phòng và hải quan trên tuyến biên giới thanh hoá hủa phăn (nước CHDCND lào) (Trang 49 - 51)