- Tinh thần trách nhiệm của một số Điều tra viên của các lực lượng Công an, Bộ đội Biên phòng và Hải quan trong công tác điều tra khám phá tội phạm vận chuyển, mua bán trái phép chất ma tuý trên tuyến biên giới chưa thực sự cao, một số điều tra viên còn ngại khó, ngại khổ vì đây là những nơi rừng núi, xa xôi hẻo lánh. Hơn nữa đấu tranh với loại tội phạm này rất nguy hiểm đến tính mạng, sức khoẻ của bản thân, thậm chí còn đe doạ đến tính mạng, sức khoẻ của những người là thân nhân cán bộ chiến sỹ. Từ đó, khi điều tra thường có thái độ bằng lòng với kết quả điều tra ban đầu và lời khai nhận tội của đối tượng khi bị bắt giữ mà không xác minh làm rõ nội dung lời khai đó có giá trị như thế nào. Ngoài ra, ý thức tích luỹ tài liệu từ hoạt động nghiệp vụ trinh sát, xây dựng hồ sơ, thu thập, củng cố tài liệu, chứng cứ để khai thác mở rộng vụ án còn bị hạn chế.
- Quá trình tiến hành điều tra các vụ án vận chuyển, mua bán trái phép chất ma tuý trên tuyến biên giới mà đối tượng là người Lào hoặc những người là dân tộc thiểu số (người Mông, người Thái), kiến thức xã hội thấp, không biết đọc biết viết, thậm chí không biết tiếng kinh nên trong một số hoạt động điều tra
gặp rất nhiều khó khăn, mời người phiên dịch thì rất khó tìm được người thông thạo tiếng dân tộc. Hơn nữa những đối tượng này, sau khi phạm tội thường trốn sang bên nước Lào dẫn đến một số vụ án bị bế tắc, kéo dài thậm chí phải tạm đình chỉ điều tra hoặc đình chỉ điều tra.
- Trong quá trình áp dụng một số hoạt động điều tra, các lực lượng chuyên trách của Công an, Bộ đội Biên phòng và Hải quan trong đấu tranh phòng, chống tội phạm về ma tuý nhiều khi chưa khẩn trương, tích cực, kịp thời. Đặc biệt là biện pháp ngăn chặn nên nhiều đối tượng sau khi nghe động đã bỏ trốn hoặc đã chủ động đối phó bằng những phương thức, thủ đoạn khác gây rất nhiều khó khăn cho quá trình điều tra làm rõ cũng như mở rộng vụ án.
- Lực lượng chuyên trách phòng, chống tội phạm về ma tuý của Công an, Bộ đội Biên phòng và Hải quan Thanh Hóa còn thiếu, trình độ năng lực cán bộ cũng còn hạn chế. Nhiều người chưa được đào tạo cơ bản về kiến thức phòng, chống ma tuý nói chung và tội phạm vận chuyển, mua bán trái phép chất ma tuý trên tuyến biên giới nói riêng, dẫn đến công tác điều tra loại tội phạm này gặp không ít khó khăn, nhiều vụ phải huy động thêm lực lượng hỗ trợ. Trong đó nổi lên là việc áp dụng các biện pháp điều tra mang tính bí mật ở giai đoạn điều tra trinh sát.
- Cơ sở pháp lý tạo điều kiện cho lực lượng điều tra tội phạm về ma tuý hiện nay chưa được cụ thể hoá trong một số văn bản pháp luật. Đặc biệt để đấu tranh có hiệu quả với loại tội phạm này phải tiến hành các biện pháp trinh sát như xây dựng, sử dụng đặc tình, CSBM, chuyên án, trinh sát nội tuyến, sử dụng phương tiện nghiệp vụ… Do vậy, khi tiến hành lực lượng trinh sát vẫn còn những lúng túng, nhiều khi sợ vi phạm pháp luật nên tiến hành các hoạt động trinh sát phải mất nhiều thủ tục, thời gian để chuyển hoá tài liệu chứng cứ theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự.
- Sự phối hợp giữa các lực lượng nghiệp vụ trong ngành Công an, Viện Kiểm sát nhân dân, Toà án nhân dân, Bộ đội Biên phòng và Hải quan ở một
số nơi và trong một số vụ án cũng còn thiếu đồng bộ, còn để tình trạng án kéo dài; nhiều vụ án chưa được đưa ra để xét xử công khai tại những vùng bản, làng hoặc chưa xác định các vụ án điểm để đưa ra xét xử nên tính giáo dục cũng như răn đe phòng ngừa còn chưa cao. Ngoài ra sự phối hợp giữa các lực lượng nghiệp vụ trong nội bộ các ngành Công an, Bộ đội Biên phòng và Hải quan trong một số vụ án còn thiếu chặt chẽ, chưa có sự phối hợp đồng bộ, nhịp nhàng nên một số tình huống điều tra hoặc tình huống chuyển hoá tài liệu còn có những sơ hở, thiếu sót. Do đó, vẫn còn một số vụ án câu dầm, bế tắc, không mở rộng được vụ án.
- Do có đường biên giới dài, địa hình hiểm trở, chia cắt với nhiều đường tiểu mạch xuyên rừng, lực lượng phòng, chống tội phạm về ma tuý của các cơ quan chức năng mỏng, không đủ mạnh để quản lý toàn tuyến biên giới hạn chế đến kết quả công tác phát hiện, đấu tranh chống tội phạm vận chuyển, mua bán trái phép chất ma tuý trên tuyến biên giới.
- Hệ thống các trang thiết bị, phương tiện kỹ thuật phục vụ cho hoạt động phát hiện, điều tra tội phạm vận chuyển trái phép chất ma tuý trên tuyến biên giới còn thiếu thốn, không đáp ứng yêu cầu thực tế, kinh phí phục vụ cho hoạt động phát hiện, điều tra chưa đảm bảo. Đặc biệt là phương tiện thông tin liên lạc, phương tiện giao thông, phương tiện hoạt động điều tra trinh sát như máy quay camera ban đêm, máy chụp ảnh ban đêm, máy nghe trộm… vẫn chưa được trang bị.
- Công tác tổ chức tuyên truyền, vận động quần chúng phòng, chống tội phạm ma tuý chưa được thường xuyên, chưa tạo ra một phong trào mạnh mẽ, toàn diện. Nhận thức của quần chúng trong phong trào đấu tranh phòng, chống ma tuý còn hạn chế. Đặc biệt công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật cho đồng bào ở vùng sâu, vùng xa, vùng rừng núi chưa được thường xuyên. Tình trạng tái trồng cây thuốc phiện vẫn còn nhen nhóm; số người nghiện trong các vừng dân tộc còn nhiều. Ngoài ra, ý thức tố giác tội phạm nói
chung, tội phạm về ma tuý nói riêng của người dân còn thấp, họ chưa nhận thức được đầy đủ về tác hại do tệ nạn cũng như tội phạm về ma tuý gây ra.
Từ thực tế công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm ma tuý nói chung và đấu tranh phòng, chống tội phạm vận chuyển mua bán trái phép chất ma tuý nói riêng, chúng tôi rút ra một số bài học kinh nghiệm sau:
- Sự chỉ đạo sát sao và kiên quyết của cấp ủy, chính quyền các cấp là yếu tố quyết định thắng lợi của cuộc đấu tranh phòng, chống ma tuý. Nơi nào cấp ủy, chính quyền chỉ đạo mạnh mẽ thì công tác phòng, chống và kiểm soát ma tuý, quản lý các khu dân cư chặt chẽ, các vùng biên giới giáp gianh thì ở đó tình hình đấu tranh phòng, chống tội phạm ma tuý và cai nghiện ma tuý có chuyển biến tốt và ngược lại.
- Cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm ma tuý chỉ đạt kết quả khi có sự tham gia của đông đảo nhân dân của cơ sở, của các ban, ngành, đoàn thể, các lượng Công an, Bộ đội Biên phòng và Hải quan ở cơ sở…Trong phòng, chống ma tuý cần quán triệt phương châm: Lấy phòng ngừa là chính, tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức là cơ bản, lấy dân làm gốc, gia đình làm tế bào, xã phường, thôn, làng, bản, cơ quan, xí nghiệp, đơn vị làm điểm tựa; tăng cường sự phối hợp giữa các lượng Công an, Bộ đội Biên phòng và Hải quan trong đấu tranh ngăn chặn các tội phạm về ma tuý nói chung, tội vận chuyển trái phép chất ma tuý nói riêng theo đúng Quyết định 133/QĐ-TTg ngày 09/10/2002 của Thủ tướng Chính phủ.
- Trong đấu tranh phòng, chống tội phạm ma tuý cần kết hợp chặt chẽ giữa đấu tranh triệt phá các đường dây buôn bán ma tuý lớn với đấu tranh xóa bỏ các tụ điểm buôn bán, tổ chức sử dụng ma tuý và buôn bán lẻ ma tuý tại nội địa. Kết hợp chặt chẽ ngăn chặn ma tuý từ tuyến biên giới Thanh Hóa - Hủa Phăn với điều tra, khám phá các vụ án ma tuý trong nội địa do lực lượng Công an làm nòng cốt. Gắn chỉ đạo đấu tranh với “giảm cung”, “giảm cầu” và “giảm tác hại”.
- Cần đặc biệt coi trọng đảm bảo kinh phí, phương tiện cho các lực lượng chuyên trách phòng, chống ma tuý. Kết hợp sự hỗ trợ về kinh phí của Chính phủ và các nguồn ngân sách từ địa phương, huy động sự tham gia tích cực của nhân dân, của các tổ chức quốc tế.
- Tăng cường hợp tác quốc tế phòng, chống ma tuý với tỉnh Hủa Phăn (nước CHDCND Lào) nhằm nâng cao hiệu quả cuộc đấu tranh phòng, chống ma tuý ở khu vực cửa khẩu và biên giới.
Tóm lại, chương 2 của luận văn đã đi sâu phân tích, đánh giá và rút ra
những vấn đề sau:
- Thông qua việc nghiên cứu, phân tích trực trạng tội phạm vận chuyển, mua bán trái phép chất ma tuý trên tuyến biên giới Thanh Hoá - Hủa Phăn từ năm 2004 đến 6/2008 cũng như đánh giá đặc điểm về nhân thân, đặc điểm về phương thức thủ đoạn hoạt động, những nguyên nhân, điều kiện làm phát sinh phát triển của loại tội phạm này trên địa bàn Thanh Hoá. Trên cơ sở đó nghiên cứu, đánh giá các biện pháp điều tra mà các lực lượng chuyên trách điều tra về tội phạm về ma tuý đã tiến hành trong thời gian qua.
- Trên cơ sở tiến hành nghiên cứu, phân tích đánh giá thực trạng hoạt động điều tra tội phạm vận chuyển, mua bán trái phép chất ma tuý trên tuyến biên giới Thanh Hoá - Hủa Phăn, luận văn đã đánh giá những ưu điểm, những tồn tại, hạn chế qua đó rút ra những nguyên nhân và bài học kinh nghiệm.
- Những kết quả nghiên cứu trên sẽ là cơ sở thực tiễn và khoa học cho việc đưa ra những dự báo và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động điều tra tội phạm vận chuyển, mua bán trái phép chất ma tuý trên tuyến biên giới Thanh Hoá - Hủa Phăn trong thời gian tới.
Chương 3