ĐẶC ĐIỂM VÙNG BIÊN GIỚI THANH HOÁ HỦA PHĂN

Một phần của tài liệu Đấu tranh phòng, chống tội phạm vận chuyển, mua bán trái phép chất ma tuý của các lực lượng công an, bộ đội biên phòng và hải quan trên tuyến biên giới thanh hoá hủa phăn (nước CHDCND lào) (Trang 54)

Thanh Hoá nằm ở cực Bắc Miền Trung, cách Thủ đô Hà Nội 150 km về phía Nam, cách Thành phố Hồ Chí Minh 1.560km. Phía Bắc giáp với ba tỉnh Sơn La, Hoà Bình và Ninh Bình, phía Nam giáp tỉnh Nghệ An, phía Đông là Vịnh Bắc Bộ phía Tây giáp tỉnh Hủa Phăn (nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào), với đường biên giới dài 192 km. Đặc biệt Thanh Hoá có đường biên giới tiếp giáp với các huyện Viêng Xay, Sầm Tớ, Sốp Bâu của tỉnh Hủa Phăn. Cửa khẩu quốc tế Na Mèo là nơi lưu thông qua lại, trao đổi giữa Thanh Hoá với các tỉnh trong cả nước và nước bạn Lào. Thanh Hoá nằm trong vùng ảnh hưởng của những tác động từ vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, các tỉnh Bắc Lào và vùng trọng điểm kinh tế Trung bộ, ở vị trí cửa ngõ nối liền Bắc Bộ với Trung Bộ, có hệ thống giao thông thuận lợi như: đường sắt xuyên Việt, đường Hồ Chí Minh, các quốc lộ 1A, 10, 45, 47, 217; cảng biển nước sâu Nghi Sơn và hệ thống sông ngòi thuận tiện cho lưu thông Bắc Nam, với các vùng trong tỉnh và đi quốc tế. Hiện tại, Thanh Hóa có sân bay Sao Vàng và đang dự kiến mở thêm sân bay quốc tế sát biển phục vụ cho Khu kinh tế Nghi Sơn và khách du lịch. Vừa qua, Liên doanh lọc hoá dầu Nghi Sơn được thành lập với tổng số vốn đầu tư giai đoạn 1 là 06 tỷ USD; đưa Khu Kinh tế Nghi Sơn lên với tầm vóc của một Khu kinh tế động lực của đất nước để đón đầu khu vực cửa ngõ thị trường bắc Việt Nam, bắc Lào và Tây Nam Trung Quốc, mở ra nhiều cơ hội cho Việt Nam trở thành thị trường cung cấp nguồn cung cấp năng lượng lớn trong khu vực Đông Nam Á…nên tình hình an ninh

gtrật tự có những diễn biến phức tạp. Đây là những điều kiện thuận lợi để bọn tội phạm lợi dụng hoạt động phạm tội.

Về đặc điểm dân cư: toàn tỉnh có 27 huyện, thị và thành phố với hơn 3,7 triệu nhân khẩu sinh sống trên 636 xã, phường, thị trấn; có 7 dân tộc; dân cư phân bố theo mật độ là 317 người/km2 . Nhìn chung Thanh Hoá là một địa bàn có số lượng dân tương đối đông so với các địa phương khác; dân số tập trung nhiều ở thành phố Thanh Hoá, thị xã Sầm Sơn, Bỉm Sơn và một số huyện như: Hoằng Hoá, Đông Sơn, Hậu Lộc... Trên các huyện thuộc miền núi, dân số tập trung ít, mật độ dân số thưa với nhiều dân tộc anh em khác nhau chung sống. Điều kiện kinh tế, văn hoá, xã hội ở các vùng không đồng đều, còn nhiều hạn chế trên nhiều lĩnh vực, trong đó việc nhận thức về chính sách pháp luật của Đảng, Nhà nước đang là vấn đề cần phải được quan tâm và phổ biến rộng rãi cho quần chúng nhân dân. Đặc biệt là các vùng dân tộc, vùng rừng núi xa xôi hẻo lánh, trong đó có các khu vực miền núi giáp với nước CHDCND Lào.

Hoạt động của bọn tội phạm hình sự, kinh tế, ma tuý và tệ nạn xã hội trong những năm gần đây có nhiều diễn biến phức tạp; đã phát hiện một số băng, ổ nhóm tội phạm có tính tổ chức hoạt động liên tuyến, liên tỉnh, liên huyện gây ra nhiều vụ án nghiêm trọng như giết người, cướp tài sản, hiếp dâm, cố ý gây thương tích, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma tuý... các xã hội như tệ nạn mại dâm, ma tuý đang có xu hướng phát triển nhanh ở những khu du lịch, khu công nghiệp và những địa bàn phức tạp về ANTT. Từ những ảnh hưởng này đã tác động rất lớn đến tình hình tội phạm hình sự nói chung, tội phạm về ma tuý nói riêng; trong đó có tội phạm vận chuyển, mua bán trái phép chất ma tuý trên tuyến biên giới. Đây là mối quan tâm của nhiều cấp, nhiều ngành trong tỉnh, cần phải phối hợp đồng bộ và đưa ra những biện pháp đấu tranh ngăn chặn kịp thời.

Với tình hình trên, các lực lượng Công an, Bộ đội Biên phòng và Hải quan Thanh Hóa đã ban hành nhiều văn bản, và có nhiều kế hoạch, biện pháp để chỉ đạo, huy động các lực lượng đấu tranh phòng chống các loại tội phạm.

Ngày 21/9/2005, liên ngành đã ký Quy chế phối hợp số 38/QC-LN giữa lực lượng Công an, Bộ đội Biên phòng, Hải quan và Cảnh sát biển trong đấu tranh phòng, chống các tội phạm về ma tuý tại địa bàn biên giới, cửa khẩu và trên biển Thanh Hóa. Kết hợp với việc thực hiện Nghị quyết 09/CP của Chính phủ, nhiều địa bàn trong toàn tỉnh đã có nhiều mô hình và huy động được đông đảo quần chúng tham gia công tác quản lý, giáo dục người lầm lỗi tại gia đình và cộng đồng dân cư, đấu tranh mạnh mẽ với các loại tội phạm và tệ nạn xã hội. Tuy nhiên, ngoài những mặt đạt được nói trên, ý thức của quần chúng trong đấu tranh, phòng chống tội phạm còn biểu hiện ở những mức độ khác nhau. Đại đa số quần chúng có ý thức đấu tranh, tố giác tội phạm, song bên cạnh đó cũng còn một bộ phận quần chúng còn cho rằng công tác đấu tranh phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội là trách nhiệm của các cơ quan bảo vệ pháp luật; ý thức tự phòng ngừa của một số người dân còn hạn chế, còn tạo ra những sơ hở để bọn tội phạm lợi dụng hoạt động phạm tội.

Do vậy, tình hình an ninh trật tự trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá đang còn nhiều vấn đề cần phải quan tâm giải quyết. Đặc biệt là tình hình hoạt động của tội phạm hình sự nói chung, tội phạm về ma tuý nói riêng, trong đó có tội phạm vận chuyển, mua bán trái phép chất ma tuý trên tuyến biên giới giữa Thanh Hoá với tỉnh Hủa Phăn (nước CHDCND Lào) đang là vấn đề nhức nhối cần phải tìm ra những giải pháp để nâng cao hiệu quả công tác phòng ngừa đấu tranh trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu Đấu tranh phòng, chống tội phạm vận chuyển, mua bán trái phép chất ma tuý của các lực lượng công an, bộ đội biên phòng và hải quan trên tuyến biên giới thanh hoá hủa phăn (nước CHDCND lào) (Trang 54)