Hoàn thiện một số văn bản pháp quy có liên quan trong đấu tranh phòng, chống tội phạm vận chuyển, mua bán trái phép chất ma tuý

Một phần của tài liệu Đấu tranh phòng, chống tội phạm vận chuyển, mua bán trái phép chất ma tuý của các lực lượng công an, bộ đội biên phòng và hải quan trên tuyến biên giới thanh hoá hủa phăn (nước CHDCND lào) (Trang 98 - 101)

tranh phòng, chống tội phạm vận chuyển, mua bán trái phép chất ma tuý

Nghiên cứu thực tiễn công tác đấu tranh chống tội phạm vận chuyển, mua bán trái phép chất ma tuý trên tuyến biên giới Thanh Hoá - Hủa Phăn trong thời gian qua trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá, có thể thấy nổi lên nhiều vấn đề về mặt lý luận cần phải tiếp tục củng cố hoàn thiện, đặc biệt về mặt pháp luật cần phải hoàn thiện hơn nữa, tạo điều kiện cho các lực lượng Công an, Bộ đội Biên phòng, Hải quan cũng như các lực lượng khác tham gia hoạt động đấu tranh chống tội phạm này thực hiện hết quyền năng pháp lý của mình để phát hiện, bắt giữ tội phạm, người thực hiện hành vi phạm tội phục vụ cho việc điều tra vụ án đạt hiệu quả cao nhất.

- Bộ luật Hình sự năm 1999 ra đời đánh dấu một bước ngoặt lớn trong quá trình lập pháp của Nhà nước, trong đó đã có sự bổ sung, sửa đổi các tội phạm về ma tuý, đồng thời cũng lấy mức định lượng để làm căn cứ cho việc truy cứu trách nhiệm hình sự theo các khung cụ thể. Tuy nhiên, nghiên cứu vấn đề này thực tiễn công tác đấu tranh chống tội phạm vận chuyển, mua bán trái pháp chất ma tuý trên tuyến biên giới vẫn thấy không hợp lý vì: hành vi vận chuyển, mua bán qua biên giới là một trong những trường hợp để xác định khung hình phạt, bọn tội phạm thực hiện bao giờ cũng phải mang một số lượng ma tuý nhất định mà việc vận chuyển, mua bán qua biên giới lại không xác định lượng ma tuý cụ thể nên khi bắt giữ lại phải xét lượng ma tuý trong

các trường hợp quy định của điều luật để làm căn cứ khởi tố và viết kết luận điều tra. Điều này không đáp ứng được yêu cầu xử lý và phù hợp với khung hình phạt được quy định. Vì vậy, cần có sự quy định cụ thể lượng ma tuý được vận chuyển, mua bán qua biên giới làm cơ sở cho việc định tội còn yếu tố quan biên giới chỉ để xác định về mặt không gian, địa bàn. Đồng thời xác định vận chuyển, mua bán qua biên giới là một tình tiết định khung và kèm một lượng ma tuý nhất định thì nên quy định tại khoản 3, khoản 4 của Điều 194 Bộ luật Hình sự mới phù hợp với việc xử lý và cũng phù hợp với thực tế là các chất ma tuý hiện nay chủ yếu được vận chuyển từ nước ngoài vào Việt Nam.

- Khoản 3 Điều 194 quy định khung hình phạt từ 15 năm đến 20 năm áp dụng đối với các hành vi quy định tại các điểm c, d, đ có định lượng các chất ma tuý. Tuy nhiên, Nghị quyết số 01/2001/NQ-HĐTP, ngày 15 tháng 03 năm 2001 của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của các điều 139, 193, 194, 278, 279 và 289 Bộ luật Hình sự năm 1999 thì lại hướng dẫn việc định lượng các chất ma tuý khác với quy định của điều luật (xử phạt tù 20 năm).

Tương tự khoản 4 Điều 194 quy định khung hình phạt từ 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình đối với các hành vi quy định tại các điểm c, d, đ nhưng Nghị quyết số 01/2001/NQ-HĐTP, ngày 15 tháng 03 năm 2001 của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao cũng hướng dẫn và quy định vấn đề này khác Điều luật (áp dụng hình phạt tù chung thân và tử hình). Như vậy, đã có sự mâu thuẫn, không thống nhất giữa Điều luật và Nghị quyết. Trong khi đó Bộ luật Hình sự là đạo luật gốc thì Nghị quyết lại điều chỉnh đạo luật. Điều này trái với quy định trong vấn đề lập pháp của nước ta. Ngoài ra nó còn gây khó khăn cho các cơ quan chức năng trong quá trình xác định khung hình phạt và công tác điều tra, truy tố, xét xử đối với loại tội phạm này. Do vậy, cần phải có sự thống nhất trong vấn đề này để không trái luật.

- Điều 13 Luật Phòng, chống ma tuý quy định: "cơ quan chuyên trách phòng chống tội phạm về ma tuý thuộc Công an nhân dân được tiến hành

các biện pháp nghiệp vụ trinh sát cần thiết để phát hiện tội phạm về ma tuý"[52]. Tuy nhiên, sử dụng như thế nào, tài liệu thu được qua hoạt động nghiệp vụ trinh sát có được sử dụng làm căn cứ pháp lý cho hoạt động điều tra, truy tố, xét xử hay không thì chưa có văn bán hướng dẫn cụ thể. Vì vậy, trong mọi hoạt động sử dụng biện pháp nghiệp vụ trinh sát đều phải thận trọng và rất khó khăn. Do đó, cần phải được pháp luật hoá về hoạt động nghiệp vụ trinh sát, tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động điều tra trinh sát. Trong đó, cần đưa vào các văn bản pháp luật các biện pháp trinh sát cần thiết áp dụng cho các hoạt động phát hiện, điều tra đối với tội phạm ma tuý nói chung, tội phạm vận chuyển, mua bán trái phép chất ma tuý trên tuyến biên giới nói riêng.

- Cần có văn bản pháp lý quy định rõ thẩm quyền, mối quan hệ phối hợp giữa các cơ quan điều tra từ cấp cơ sở và với các cơ quan khác có liên quan với lực lượng Công an (CSĐT tội phạm về ma tuý) trong phát hiện, điều tra khám pha tội phạm về ma tuý nói chung và tội phạm vận chuyển, mua bán trái phép chất ma tuý trên tuyến biên giới nói riêng sao cho phù hợp với Pháp lệnh Tổ chức điều tra hình sự năm 2004.

- Đối với các lực lượng chuyên trách đấu tranh phòng, chống ma tuý. Nhà nước cần có văn bản quy định cụ thể về mối quan hệ phối hợp giữa các lực lượng này với nhau trong quá trình cung cấp thông tin đến phát hiện và điều tra khám phá. Thực tế mối quan hệ này thời gian qua chưa được thường xuyên, chặt chẽ; mặc dù Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định số 133/2002/QĐ-TTg về quy chế phối hợp giữa lực lượng Công an, Hải quan, Bộ đội Biên phòng và Cảnh sát biển trong đấu tranh phòng, chống các tội phạm ma tuý tại địa bàn biên giới nhưng Quyết định này chưa cụ thể, vẫn còn chung chung nên quá trình thực hiện vẫn còn tình trạng chồng chéo, đùn đẩy thậm chí trách nhiệm của các lực lượng chưa được phát huy hết dẫn đến hiệu quả công tác phối hợp để làm rõ tội phạm thời gian qua còn thấp.

Một phần của tài liệu Đấu tranh phòng, chống tội phạm vận chuyển, mua bán trái phép chất ma tuý của các lực lượng công an, bộ đội biên phòng và hải quan trên tuyến biên giới thanh hoá hủa phăn (nước CHDCND lào) (Trang 98 - 101)