Về đối tượng vận chuyển, mua bán trái phép chất ma tuý trên tuyến biên giới Thanh Hoá Hủa Phăn

Một phần của tài liệu Đấu tranh phòng, chống tội phạm vận chuyển, mua bán trái phép chất ma tuý của các lực lượng công an, bộ đội biên phòng và hải quan trên tuyến biên giới thanh hoá hủa phăn (nước CHDCND lào) (Trang 59)

năm qua có sự tăng, giảm thất thường cả về số vụ và số đối tượng tham gia. Tuy nhiên, số đối tượng tham gia trong vài năm gần đây có xu hướng tăng dần. Điều này cho thấy, tình hình diễn biến của loại tội phạm này rất phức tạp, hoạt động đang có xu hướng có tổ chức, tạo thành các băng, ổ nhóm hoặc đường dây với số đối tượng tham gia lớn. Đây được xác định là một trong những nhân tố gây mất ổn định an ninh trật tự ở tuyến biên giới giữa tỉnh Hủa Phăn với tỉnh Thanh Hoá nói chung và tình hình an ninh trật tự trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá nói riêng. Đặc biệt là tình hình tội phạm về ma tuý đòi hỏi các lực lượng đấu tranh phòng, chống tội phạm về ma tuý cần phải áp dụng các biện pháp phòng ngừa, đấu tranh ngăn chặn kịp thời trong những năm tới, không để tình hình tội phạm xảy ra phức tạp.

2.2.2. Về đối tượng vận chuyển, mua bán trái phép chất ma tuý trên tuyến biên giới Thanh Hoá - Hủa Phăn trên tuyến biên giới Thanh Hoá - Hủa Phăn

Tội phạm vận chuyển, mua bán trái phép chất ma tuý trên tuyến biên giới Thanh Hoá - Hủa Phăn nhìn chung đặc điểm về đối tượng rất đa dạng

và phức tạp. Tuy nhiên, nghiên cứu thấy nổi lên một số đặc điểm cụ thể (xem phụ lục 3).

- Về giới tính: Tội phạm vận chuyển, mua bán trái phép chất ma tuý trên tuyến biên giới Thanh Hoá - Hủa Phăn đa số là nam giới, nữ giới chiếm tỷ lệ ít. Nếu như năm 2004 số tội phạm là nam giới chiếm 75,9% (41 đối tượng) trong tổng số tội phạm thì nữ giới chiếm tỷ lệ 24,1% (13 đối tượng); đến năm 2005 và năm 2006 tỷ lệ là nữ giới cũng chỉ chiếm 17% và 21,7% còn lại là nam giới; năm 2007 tội phạm là nam giới chiếm tỷ lệ 72,4% trong tổng số tội phạm. Riêng 6 tháng đầu năm 2008 tỷ lệ tội phạm là nam giới cũng chiếm đa số với 84 đối tượng bằng 88,4%.

Như vậy, có thể nhận thấy tội phạm vận chuyển, mua bán trái phép chất ma tuý trên tuyến biên giới Thanh Hoá - Hủa Phăn xét về giới tính, nam giới chiếm tỷ lệ cao với mức gần 80%. Điều này là hoàn toàn phù hợp với đặc điểm cũng như như thể chất của nam giới khi hoạt động này xảy ra ở biên giới, là những nơi xa xôi, hẻo lánh và vùng rừng núi cao. Khi bị lực lượng chức năng phát hiện có điều kiện tẩu thoát. Ngược lại, nữ giới không phù hợp và đảm bảo thể chất để hoạt động ở những khu vực này, họ cũng không đảm bảo điều kiện chạy trốn, tẩu thoát khi bị phát hiện, bắt giữ.

- Về độ tuổi: Đối với tội phạm vận chuyển, mua bán trái phép chất ma tuý trên tuyến biên giới Thanh Hoá - Hủa Phăn, nhìn một cách tổng quát, tỷ lệ tội phạm ở lứa tuổi từ 18 đến 35 chiếm tỷ lệ khoảng 60%, từ 35 tuổi trở lên chiếm tỷ lệ khoảng 37%, tội phạm ở lứa tuổi từ 14 đến dưới 18 tuổi chiếm tỷ lệ thấp (3%).

Phân tích cụ thể qua các năm cho thấy: tội phạm ở độ tuổi từ 14 đến dưới 18 tuổi năm 2004 không có đối tượng nào, từ 18 đến dưới 35 tuổi chiếm 59,2%, còn lại là ở độ tuổi từ 35 trở lên (chiếm 40,8%); Năm 2005 tỷ lệ này lần lượt là 4,4%; 64,4% và 31,2%; năm 2006 tỷ lệ tội phạm ở độ tuổi từ 18 đến dưới 35 tuổi lại tăng cao (chiếm 69,6%), độ tuổi từ 35 trở lên chiếm

29,3%; năm 2007 tỷ lệ này cũng lần lượt là 66,7% và 33,3%. Riêng 6 tháng đầu năm 2008 tỷ lệ tội phạm ở độ tuổi từ 35 tuổi trở lên có tăng đáng kể (chiếm 35,8%) số còn lại ở độ tuổi từ 18 đến dưới 35 tuổi (chiếm 64,2%).

- Về trình độ văn hoá: Qua quá trình khảo sát trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá về tội phạm vận chuyển, mua bán trái phép chất ma tuý trên tuyến biên giới Thanh Hoá - Hủa Phăn thời gian qua cho thấy: các năm đều có sự biến thiên về từng cấp học. Tuy nhiên, nghiên cứu một cách tổng quát thì tội phạm xẩy ra chủ yếu ở trình độ văn hoá cấp I, sau đó là số mù chữ. Nếu năm 2004 tội phạm xảy ra chủ yếu có trình độ văn hoá cấp I (50%) thì số đối tượng mù chữ chiếm tỷ lệ đáng kể ( 38,8%), số có trình độ văn hoá cấp II chiếm tỷ lệ thấp (11,2%). Năm 2005 tỷ lệ ở trình độ văn hoá cấp I cũng chiếm tỷ lệ cao (51%), số mù chữ chiếm (26,6%), cấp II chiếm (15,5%) còn lại số có trình độ văn hoá từ cấp III trở lên chiếm (6,6%). Năm 2006 số tội phạm có trình độ văn hoá cấp I cũng chiếm tỷ lệ cao nhất (44,6%), số mù chữ chiếm tỷ lệ đáng kể (42,4%), số có trình độ văn hoá cấp II chiếm tỷ lệ thấp (8,6%) còn lại số có trình độ văn hoá cấp III trở lên (4,3%). Năm 2007 số tội phạm có trình độ văn hoá cấp I vẫn chiếm tỷ lệ cao (44,8%), số mù chữ chiếm (40,2%), số có trình độ văn hoá cấp II chiếm (10,3%), số có trình độ văn hoá từ cấp III trở lên chiếm tỷ lệ thấp (4,6%). 6 tháng đầu năm 2008 tỷ lệ tội phạm có trình độ văn hoá cấp I lại tăng cao so với các năm 2004, 2005, 2006 (chiếm 49,5%), số mù chữ chiếm (30,5%), số có trình độ văn hoá cấp II cũng chiếm tỷ lệ cao so với các năm trước (18%), số có trình độ văn hoá từ cấp III trở lên chiếm tỷ lệ thấp (2,1%).

Qua phân tích trên có thể thấy: hàng năm tỷ lệ tội phạm có trình độ văn hoá cấp I chiếm đại đa số sau đó là đến mù chữ, số tội phạm có trình độ văn hoá cấp II chiếm tỷ lệ đáng kể, thấp nhất vẫn là tội phạm có trình độ văn hoá cấp III trở lên. Mấy năm gần đây số tội phạm có trình độ văn hoá cấp I đang có chiều hướng gia tăng. Điều này cho thấy, tội phạm xảy ra chủ yếu ở những người có trình độ văn hoá thấp, không được học hành đến nơi đến chốn. Tỷ lệ

này cũng phản ánh đúng cơ cấu tội phạm xảy ra chủ yếu là người dân ở các vùng dân tộc ít người, người dân ở các bản xa xôi, hẻo lánh, hệ thống giáo dục chưa được phát triển hoặc không có điều kiện theo học ở các cấp cao hơn. - Về việc làm: qua khảo sát, số tội phạm không có việc làm các năm đề chiếm tỷ lệ cao, số có việc làm chiếm tỷ lệ thấp. Năm 2004 số không có việc làm 47 đối tượng (chiếm 87%), số có việc làm 7 đối tượng (chiếm 13%). Năm 2005 số không có việc làm chiếm (73,3%), số có việc làm lại tăng so với năm 2004 (chiếm 26,7%). Năm 2006 số không có việc làm lại tăng cao (chiếm 80,4%), số có việc làm chiếm (19,6%). Năm 2007 số có việc làm lại tăng cao so với các năm trước (chiếm 26,4%), số không có việc làm chiếm (73,6%). Riêng 6 tháng đầu năm 2008 số đối tượng không có việc làm chiếm (79%), số còn lại là có việc làm (chiếm 21%).

Như vậy, tình hình tội phạm vận chuyển, mua bán trái phép chất ma tuý trên tuyến biên giới Thanh Hoá - Hủa Phăn xét về việc làm thì số tội phạm không có việc làm chiếm tỷ lệ lớn, số có việc làm chiếm tỷ lệ thấp. Đây cũng là tỷ lệ phân tích phù hợp với các loại tội phạm khác về ma tuý xảy ra trong giai đoạn hiện nay. Nó cũng phù hợp với quá trình khảo sát qua các vụ án đã được điều tra khám phá. Đa số những người thực hiện tội phạm là những người dân tộc ít người, hoặc những người ở các địa bàn khác do không có việc làm đi định canh, định cư ở những vùng dân tộc ít người, vùng rừng núi bị bọn tội phạm rủ rê lôi kéo vào con đường phạm tội. Ngoài ra còn có một số đối tượng do hám lợi nhuận đã lao vào con đường phạm tội.

- Về tiền án, tiền sự: Phần lớn tội phạm là những người chưa có tiến án, tiền sự, số có một tiền án, tiền sự phạm tội chiếm một tỷ lệ đáng kể; số có từ 2 tiền án, tiền sự trở lên phạm tội chiếm tỷ lệ thấp. Cụ thể năm 2004 số không có tiến án, tiền sự phạm tội là 28 đối tượng (chiếm 52%), có 1 tiền án, tiền sự 23 đối tượng (chiếm 42,6%), còn lại là số có từ 2 tiền án, tiền sự trở lên, 3 đối tượng chiếm (5,4%). Năm 2005 số tội phạm chưa có tiền án, tiền sự chiếm tỷ

lệ cao, 31 đối tượng (chiếm 69%), số có 1 tiền án, tiền sự xảy ra ít, 9 đối tượng (chiếm 20%), số có từ 2 tiền án, tiền sự trở lên chỉ có 5 đối tượng (chiếm 11%). Năm 2007 số chưa có tiền án, tiền sự là 61 đối tượng (chiếm 70%); số có 1 tiền án, tiền sự là 19 đối tượng (chiếm 22%), số có từ 2 tiền án, tiền sự trở lên chiếm tỷ lệ thấp, 7 đối tượng (chiếm 8%). Riêng 6 tháng đầu năm 2008 số chưa có tiền án, tiền sự chiếm tỷ lệ cao, 82 đối tượng (chiếm 86,3%), số có 1 tiền án, tiền sự có 8 đối tượng (chiếm 8,4%); còn lại là số có từ 2 tiền án, tiền sự trở lên với 5 đối tượng (chiếm 5,3%).

Như vậy, số đối tượng phạm tội vận chuyển, mua bán trái phép chất ma tuý trên tuyến biên giới có thành phần rất đa dạng, phức tạp. Ngoài các đặc điểm trên, quá trình khảo sát thực tế còn cho thấy: các đối tượng phạm tội chủ yếu là những người có điều kiện về nơi ăn, ở, sống giáp danh giữa biên giới Việt Nam - Lào, họ đặc biệt thông thuộc địa bàn, địa hình, hệ thống các đường mòn, đường tiểu ngạch chạy qua các đồi núi, rừng rậm; thậm chí đây là những người có quan hệ mật thiết với người Lào hoặc thường xuyên qua lại, thăm hỏi, mua bán giao dịch, biết tiếng dân tộc. Mặc dù một số người này, các lực lượng chức năng đã đưa vào diện sưu tra, phối hợp với lực lượng Công an quản lý địa bàn để quản lý, nhưng do điều kiện về địa hình nên quá trình theo dõi, quản lý của các lực lượng này không được thường xuyên. Vì lý do đó đối tượng lợi dụng để hoạt động phạm tội. Một đặc điểm nữa về đối tượng cho thấy: vài năm trở lại đây, nắm được tính chất nguy hiểm của tội phạm này và chính sách hình sự của Nhà nước trong việc xử lý các tội phạm về ma tuý, bọn tội phạm đã sử dụng, lôi kéo các đối tượng là người dân tộc ít người, trẻ em, phụ nữ mang thai vận chuyển ma tuý thuê từ bên Lào về Việt Nam bằng hệ thống các đường mòn, đường tiểu ngạch đi theo các khu rừng rậm hoặc khi chuyển ma tuý về sát biên giới chúng cất giấu ở các bụi cây, khe đá…khi nào điều kiện thuận lợi chúng sẽ đưa vào Việt Nam tiêu thụ hoặc nếu bị lực lượng vây bắt chúng chạy sang địa phận của nước Lào khiến lực lượng

chức năng khó phát hiện, bắt giữ. Đây được xem là một trong những phương thức thủ đoạn mới, tinh vi của bọn tội phạm này trong thời gian gần đây.

Đối với các vụ án đối tượng là người Lào thường rất phức tạp, khi các lực lượng chức năng phát hiện, bắt giữ luôn có sự can thiệp từ phía nước bạn. Đặc biệt là các vụ án xảy ra tại khu vực đường biên giới hai nước, có những trường hợp khi bị bắt gia đình và người thân của họ đã lợi dụng mối quan hệ hữu nghị giữa hai nước để gây mất ổn định, yêu cầu phía ta phải thả đối tượng, thậm chí đe dọa cán bộ địa phương và các lực lượng chức năng sở tại. Nhiều vụ sau khi chúng ta bắt đối tượng đưa về Việt Nam truy tố, xét xử bên phía bạn đã phản ứng quyết liệt bằng cách không quan hệ, ngoại giao giữa chính quyền hai tỉnh Thanh Hóa - Hủa Phăn. Nhiều vụ án phải thông qua việc giải quyết bằng đường ngoại giao sau đó tỉnh bạn mới nối lại quan hệ. Ngoài ra, sau khi bắt giữ và xét xử những người Lào, nhân dân ở cạnh biên giới, đặc biệt là người thân, họ hàng đã tổ chức gây rối, ném gạch đá vào cán bộ, nhân dân Việt Nam ở khu vực giáp danh hoặc gây sự đánh nhau rồi bắt người Việt giao cho chính quyền của tỉnh Hủa Phăn đòi đổi thả người. Điển hình như: Hồi 7 giờ ngày 4/11/2005, tại cửa khẩu Na Mèo, lực lượng Công an đã phối hợp với Bộ đội Biên phòng và Hải quan tỉnh bắt quả tang 3 đối tượng là người Lào trú tại tỉnh Hủa Phăn gồm: Yêng Thăm Xa Vẳn, Choong Thoong, Thạo Khứ đang vận chuyển 4,2 kg thuốc phiện từ Lào vào Việt Nam đang tìm khách bán thì bị bắt. Sau khi bị bắt các đối tượng khác là đồng bọn đã lợi dụng kích động dân bản chống trả lực lượng vây bắt, gây rối trật tự, đe doạ chính quyền và các lực lượng sở tại, đồng thời đòi thả 3 đối tượng trên. Thấy tình hình phức tạp kéo dài nhiều ngày gây ảnh hưởng đến ANTT của tỉnh cũng như quan hệ giữa 2 nước, Công an Thanh Hoá đã báo cáo Bộ Công an cho hướng giải quyết. Sau đó vụ này đã có sự can thiệp của Bộ ngoại giao, Bộ ANQG nước bạn Lào nên phía ta đã trao trả 3 đối tượng cho phía Lào xử lý theo quy định.

Một phần của tài liệu Đấu tranh phòng, chống tội phạm vận chuyển, mua bán trái phép chất ma tuý của các lực lượng công an, bộ đội biên phòng và hải quan trên tuyến biên giới thanh hoá hủa phăn (nước CHDCND lào) (Trang 59)