Ra đời ngày 10/9/1945, Hải quan Việt Nam đã trải qua 63 năm xây dựng và trưởng thành. 63 năm qua, được sự lãnh đạo của Đảng, sự chỉ đạo của Nhà nước, sự giúp đỡ, phối hợp của các ngành, các địa phương và nhân dân, Hải quan Việt Nam đã phấn đấu thực hiện tốt nhiệm vụ “người gác cửa kinh tế đất nước”, xứng đáng là một trong những công cụ của Nhà nước cách mạng nhằm bảo vệ lợi ích, chủ quyền kinh tế và an ninh quốc gia.
Trong quá trình hoạt động, Hải quan Việt Nam luôn bám sát đường lối của Đảng, pháp luật, chính sách của Nhà nước, góp phần bảo đảm thực hiện chính sách của Nhà nước về phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, khoa học và công nghệ; hợp tác và giao lưu quốc tế; bảo vệ chủ quyền và an ninh quốc gia, lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
Pháp lệnh Hải quan ngày 24/2/1990 quy định chức năng, nhiệm vụ, địa bàn hoạt động của Hải quan. Đặc biệt tại kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa X, ngày 29/6/2001 đã thông qua Luật Hải quan. Sau bốn năm thực hiện, trước những yêu cầu mới của đất nước, ngày 14/6/2005 tại kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XI đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hải quan. Luật này có hiệu lực từ ngày 01/01/2006. Đây là văn bản pháp lý quan trọng đối với hoạt động Hải quan trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Điều 6 của Luật quy định địa bàn hoạt động hải quan:
Địa bàn hoạt động hải quan bao gồm các khu vực cửa khẩu đường bộ, ga đường sắt liên vận quốc tế, cảng biển quốc tế, cảng sông quốc tế, các địa điểm làm thủ tục hải quan ngoài cửa khẩu, khu chế xuất, kho ngoại quan, kho bảo thuế, khu vực ưu đãi hải quan, bưu điện quốc tế, các địa điểm kiểm tra hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trong lãnh thổ và trên vùng biển thực hiện chủ quyền của Việt Nam, trụ sở doanh nghiệp khi tiến hành kiểm tra sau thông quan và các địa bàn hoạt động hải quan khác theo quy định của pháp luật.
Trong địa bàn hoạt động hải quan, cơ quan hải quan chịu trách nhiệm kiểm tra, giám sát, kiểm soát đối với hàng hóa, phương tiện vận tải.
Chính phủ quy định cụ thể phạm vi địa bàn hoạt động hải quan [45].
Điều 11 quy định nhiệm vụ của Hải quan:
Hải quan Việt Nam có nhiệm vụ thực hiện kiểm tra, giám sát hàng hoá, phương tiện vận tải; phòng, chống buôn lậu, vận chuyển
trái phép hàng hoá qua biên giới; tổ chức thực hiện pháp luật về thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu; thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; kiến nghị chủ trương, biện pháp quản lý nhà nước về hải quan đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh và chính sách thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu [45].
Luật Hải quan đã dành Chương IV quy định trách nhiệm của Hải quan trong việc phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới với 4 điều luật cụ thể là: Điều 63; Điều 65; Điều 66; Điều 67.
Do tình hình tội phạm ma tuý ngày một gia tăng về tính nguy hiểm cũng như quy mô phát triển cho nên ngành Hải quan ngoài các chức năng, nhiệm vụ trên còn được Đảng, Nhà nước ta giao thêm nhiệm vụ phòng, chống tội phạm ma tuý. Nhiệm vụ này Hải quan của nhiều quốc gia trên thế giới coi đó là một trong những nhiệm vụ hàng đầu của họ.
Nghị quyết 06/CP ngày 09/01/1993 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường chỉ đạo công tác phòng, chống và kiểm soát ma tuý, tại Mục 3 có phân công trách nhiệm như sau: “Bộ Nội vụ, Tổng cục Hải quan có trách nhiệm chỉ đạo, kiểm tra, kiểm soát việc vận chuyển, buôn bán, tàng trữ, sử dụng trái phép thuốc phiện và chất ma tuý khác trên toàn lãnh thổ”[16].
Điều 20 Pháp lệnh về tổ chức điều tra hình sự năm 2004 quy định
nhi m v , quy n h n i u tra c a H i quan trong ho t ệ ụ ề ạ đ ề ủ ả ạ động i u tra hình s nh sau:đ ề ự ư “1.C quan H i quan khi th c hi n nhi m v trong l nh v c qu n lý c a mình m phátơ ả ự ệ ệ ụ ĩ ự ả ủ à hi n t i ph m quy nh t i i u 153 v i u 154 c a B lu t Hình s ...”[62]. ệ ộ ạ đị ạ Đ ề à Đ ề ủ ộ ậ ự
Điều 44 Luật Phòng, chống ma tuý quy định:
Cơ quan Hải quan, Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với cơ quan Công an và chính quyền địa phương để kiểm tra, kiểm soát, phát hiện và xử lý các hành vi mua bán, vận chuyển
trái phép chất ma tuý, tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần qua biên giới theo quy định của pháp luật [7, tr.330].
Trong “Đề án tổng thể kiểm soát ma tuý qua biên giới đến năm 2010” ban hành kèm theo Quyết định số 187/2005/QĐ-TTg ngày 22/7/2005 của Thủ tướng Chính phủ, ngành Hải quan được giao nhiệm vụ: “…lực lượng Hải quan chủ trì kiểm soát ma tuý ở các cửa khẩu biên giới đường bộ, đường biển, đường hàng không, bưu điện quốc tế và khu vực kiểm soát hải quan”[47].
Tựu trung, lực lượng Hải quan Việt Nam trong đấu tranh phòng, chống tội phạm có những nhiệm vụ, quyền hạn chủ yếu như sau:
- Thực hiện công tác điều tra, nắm tình hình hoạt động của bọn tội phạm ma tuý, xây dựng và chỉ đạo thực hiện các kế hoạch, biện pháp phòng ngừa đấu tranh phòng, chống các tội phạm về ma tuý tại địa bàn hoạt động của Hải quan theo quy định của pháp luật.
- Tiến hành các hoạt động điều tra các tội phạm về ma tuý theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự; Luật Phòng, chống ma tuý; Pháp lệnh Tổ chức điều tra hình sự; Luật Hải quan…
- Phối hợp với với lực lượng Công an, Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển cũng như hợp tác với các cơ quan hữu quan của các nước, các tổ chức quốc tế, tổ chức, cá nhân ở nước ngoài trong phòng, chống tội phạm về ma tuý.
Xuất phát từ đặc điểm, tính chất cũng như phương thức thủ đoạn hoạt động của tội phạm vận chuyển, mua bán trái phép chất ma tuý trên các tuyến biên giới là hoạt động theo đường dây, ổ nhóm và xuyên quốc gia, nhiều đối tượng tham gia, có sự liên kết chặt chẽ. Do vậy, để điều tra khám phá các vụ án này có hiệu quả, các lực lượng về ma tuý không những phải tăng cường sự phối kết hợp với các lực lượng nghiệp vụ trong ngành mà còn phải có sự phối kết hợp với các lực lượng theo Quy chế phối hợp giữa các lực lượng theo Quyết định số 133/2002/QĐ-TTg ngày 09/10/2002 của Thủ tướng Chính phủ để thực hiện công tác điều tra cơ bản, sưu tra đối tượng phạm tội về ma tuý ở
địa bàn biên giới theo các quy định về công tác sưu tra của các lực lượng. Ngoài ra quan hệ phối hợp trong công tác trao đổi thông tin, áp dụng các biện pháp trinh sát bí mật, xác minh vụ việc, đối tượng hoặc huy động lực lượng để bắt giữ đối tượng phạm tội trong và ngoài khu vực biên giới khi tiến hành điều tra phá án hoặc phát hiện đối tượng. Đối với các vụ án, chuyên án do Bộ đội Biên phòng chủ trì xác lập đấu tranh ở địa bàn biên giới có đối tượng liên quan đến địa bàn nội địa hoặc có sự yêu cầu phối hợp với lực lượng Công an thì lực lượng này hỗ trợ cung cấp thông tin và phối hợp đấu tranh bắt giữ người có hành vi phạm tội. Đối với những vụ án phức tạp có nhiều đối tượng, liên quan đến nhiều địa phương, nhiều ngành, liên quan đến người nước ngoài… do trinh sát Biên phòng và Hải quan phát hiện thì trinh sát Biên phòng, Hải quan tiến hành điều tra ban đầu, sau đó chuyển giao cho lực lượng Công an (Cảnh sát điều tra tội phạm về ma tuý) chủ trì xác lập chuyên án đấu tranh và trinh sát Biên phòng, Hải quan là lực lượng phối hợp. Đối với các vụ án, chuyên án do lực lượng Công an (Cảnh sát điều tra tội phạm về ma tuý) xác lập đấu tranh có đối tượng liên quan đến địa bàn biên giới thì Bộ đội Biên phòng, Hải quan tạo điều kiện phối hợp, giúp đỡ trong quá trình đấu tranh làm rõ. Bộ đội Biên phòng và Hải quan các cấp khi nhận được yêu cầu của lực lượng Công an (Cảnh sát điều tra tội phạm về ma tuý) về việc áp dụng các biện pháp trinh sát, xác minh vụ việc, đối tượng hoặc huy động lực lượng để bắt giữ, bắt giữ nguỵ trang… đối tượng, phương tiện phạm pháp tại khu vực biên giới, phải nhanh chóng triển khai lực lượng phối hợp truy tìm, bắt giữ đối tượng, phương tiện phạm pháp sau đó bàn giao cho lực lượng Công an (Cảnh sát điều tra tội phạm về ma tuý). Sau khi kết thúc điều tra xử lý, hai bên thông báo cho nhau về kết quả điều tra, xử lý vụ án và tiến hành tổng kết rút kinh nghiệm.
Đối với lực lượng Hải quan, là lực lượng thường xuyên làm công tác kiểm soát tại các cửa khẩu, sân bay, bến cảng. Đây là những nơi thường được bố trí ở các khu vực biên giới giữa Việt Nam với các nước khác. Đây là những nơi, địa điểm bọn tội phạm về ma tuý tìm cách vận chuyển ma tuý vào tiêu thụ
tại Việt Nam. Vì vậy, lực lượng Hải quan được xác định là lực lượng quan trọng trong việc phát hiện, cung cấp thông tin các đối tượng về ma tuý hoặc các đối tượng nằm trong diện nghi vấn mà lực lượng Công an (CSĐT tội phạm về ma tuý), Bộ đội Biên phòng cần đấu tranh, yêu cầu có sự phối hợp để trao đổi thông tin, nắm tình hình diễn biến, hoạt động của các đối tượng này. Ngoài ra bằng các phương tiện, thiết bị chuyên dùng, lực lượng Hải quan giúp đỡ, tạo điều kiện cho lực lượng Công an (CSĐT tội phạm về ma tuý) và Bộ đội Biên phòng phát hiện nguồn ma tuý để xác định đối tượng và kịp thời bắt giữ khi chúng đang vận chuyển.
Quan hệ phối hợp giữa các lực lượng Công an, Bộ đội Biên phòng và Hải quan dựa trên cơ sở đoàn kết, thống nhất, hỗ trợ lẫn nhau vì mục đích chung nhằm thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng lực lượng đã được pháp luật quy định trong công tác đấu tranh phòng, chống ma tuý; phát huy thế mạnh, chủ động của từng lực lượng; đồng thời đảm bảo nguyên tắc và yêu cầu nghiệp vụ riêng của từng lượng. Trong đó lực lượng Công an (CSĐT tội phạm ma tuý) là lực lượng nòng cốt, trung tâm phối hợp phối hợp hoạt động giữa ba lực lượng trong công tác phòng, chống tội phạm ma tuý. Trong quá trình phối hợp thực hiện nhiệm vụ đấu tranh phòng, chống tội phạm ma tuý phải đảm bảo công tác quản lý nhà nước theo chuyên ngành; tránh sơ hở, chồng chéo, bảo đảm lưu thông biên giới, cửa khẩu, hoạt động của các cơ quan nhà nước và nhân dân ở khu vực biên giới, cửa khẩu.
Phối hợp giữa ba lực lượng Công an, Hải quan và Bộ đội Biên phòng ở khu vực cửa khẩu biên giới trong trao đổi thông tin, tài liệu và xử lý tin tố giác tội phạm ma tuý. Bộ Công an (Tổng cục Cảnh sát), Bộ Tài chính (Tổng cục Hải quan) và Bộ Quốc phòng (Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng) thống nhất chỉ đạo lực lượng Công an, Hải quan và Bộ đội Biên phòng các cấp quan hệ chặt chẽ trong công tác nắm và trao đổi tình hình liên quan đến ma tuý để có kế
hoạch phối hợp trong thực hiện nhiệm vụ đấu tranh phòng, chống tội phạm ma tuý ở khu vực cửa khẩu biên giới theo chế độ định kỳ.
Tóm lại, công tác phòng ngừa, phát hiện và điều tra các tội phạm về ma
tuý phải được tiến hành với sự kết hợp tổng hợp tất cả các biện pháp nghiệp vụ cùng với sự phối hợp chặt chẽ, hiệp đồng tác chiến của nhiều lực lượng. Xuất phát từ đặc điểm đối tượng, thủ đoạn hoạt động của loại tội phạm này đòi hỏi các lực lượng tham gia đấu tranh phòng, chống tội phạm về ma tuý theo chức năng nhiệm vụ được phân công phải biết vận dụng một cách linh hoạt các biện pháp cho phép trong từng hoàn cảnh cụ thể, đối với từng loại đối tượng, đồng thời phải biết xử lý kịp thời các tình huống nảy sinh và phối hợp các lực lượng tạo nên sức mạnh tổng hợp trong đấu tranh phòng, chống tội phạm về ma tuý.