Về phương thức, thủ đoạn của tội phạm vận chuyển, mua bán trái phép chất ma tuý trên tuyến biên giới Thanh Hoá Hủa Phăn

Một phần của tài liệu Đấu tranh phòng, chống tội phạm vận chuyển, mua bán trái phép chất ma tuý của các lực lượng công an, bộ đội biên phòng và hải quan trên tuyến biên giới thanh hoá hủa phăn (nước CHDCND lào) (Trang 65)

bán trái phép chất ma tuý trên tuyến biên giới Thanh Hoá - Hủa Phăn

Nghiên cứu đặc điểm về đối tượng phạm tội vận chuyển, mua bán trái phép chất ma tuý trên tuyến biên giới Thanh Hoá - Hủa Phăn có thể rút ra những đặc điểm về phương thức, thủ đoạn hoạt động của loại tội phạm này. Đây là những thông tin phổ biến phán ánh toàn bộ quá trình hoạt động của loại tội phạm này mà các lực lượng đấu tranh phòng, chống tội phạm về ma tuý đã rút ra được thông qua quá trình điều tra các vụ án xảy ra trong những năm gần đây. Các đặc điểm đó bao gồm:

* Về tuyến, địa bàn:

Nghiên cứu những đối tượng phạm tội vận chuyển, mua bán trái phép chất ma tuý trên tuyến biên giới Thanh Hoá - Hủa Phăn có thể thấy chúng thường hoạt động theo một tuyến và trên một địa bàn nhất định; nếu có sự thay đổi tuyến hay địa bàn thường là do các đối tượng nghi có sự theo dõi, giám sát của các lực lượng chức năng hoặc các đối tượng đã tìm được đầu mối tiêu thụ, vận chuyển mới. Vì vậy, trong quá trình đấu tranh với loại tội phạm này việc xác định đúng đắn tuyến và địa bàn trọng điểm có ý nghĩa quyết định trong việc lập kế hoạch điều tra, khám phá. Nắm được đặc điểm về tuyến, địa bàn hoạt động giúp cho các lực lượng điều tra tội phạm về ma tuý tổ chức lực lượng, phương tiện và áp dụng phương pháp, chiến thuật để giải quyết vụ án theo kế hoạch. Tuyến và địa bàn hoạt động của tội phạm vận chuyển, mua bán trái phép chất ma tuý trên tuyến biên giới phụ thuộc vào nguồn cung cấp ma tuý, địa bàn tiêu thụ, giao thông đi lại giữa hai bên biên giới, đặc biệt các đường mòn, đường tiểu ngạch hoặc các đoạn đường tắt trong rừng, núi hoặc những nơi vắng người qua lại, những nơi giao thông khó khăn các lực lượng chức năng thường không có điều kiện tiếp cận hoặc nếu có tiếp cận cũng sẽ bị đối tượng phát hiện.

Địa bàn trọng điểm được xác định trong hoạt động của bọn tội phạm vận chuyển, mua bán trái phép chất ma tuý trên tuyến biên giới giữa Thanh

Hoá - Hủa Phăn tập trung tại các huyện Mường Lát - Quan Hoá - Quan Sơn - Lang Chánh. Đây là những huyện có đường biên giới tiếp giáp với các huyện Viêng Xay, Xầm Tớ, Xốp Bâu của tỉnh Hủa Phăn.

Vì vậy, tuyến vận chuyển, mua bán trái phép các chất ma tuý chủ yếu trên các tuyến:

- Xã Xốp Hào, huyện Xốp Bâu vận chuyển vào xã Tén Tằn, huyện Mường Lát.

- Các bản Khăm Màng, Na Hàm, huyện Viêng Xay vận chuyển vào các xã Hiền Kiệt, huyện Quan Hoá và hai xã Trung Lý, Pù Nhi, huyện Mường Lát

- Các bản Lau Thoong, Mường Pùn, huyện Viêng Xay vận chuyển qua cửa khẩu và các đường tiểu ngạch cạnh cửa khẩu Na Mèo.

- Từ bản Phựa, huyện Sầm Tớ chuyển vào xã Tam Thanh, huyện Quan Sơn. - Từ bản Hang, bản Cân, huyện Sầm Tớ vận chuyển vào xã Bát Mọt, huyện Thường xuân; Xã Yêu Khương huyện Lang Chánh.

Đây là những địa bàn và tuyến trọng điểm có tính điển hình đối với hoạt động của tội phạm mà các lực lượng điều tra tội phạm về ma tuý thường tập trung đấu tranh. Tuy nhiên, tại các địa bàn này, do điều kiện địa hình rừng núi hiểm trở nên để tránh sự phát hiện, bắt giữ của các cơ quan chức năng, tội phạm vận chuyển, mua bán trái phép chất ma tuý trên các tuyến biên giới giữa Thanh Hoá và Hủa Phăn đã tạo và thiết lập nên nhiều tuyến khác để vận chuyển, mua bán kín đáo, tinh vi, đặc biệt có một số tuyến xuyên rừng đi từ tỉnh này sang tỉnh khác từ Lào về Thanh Hoá, thậm chí qua cả địa bàn tỉnh Sơn La rồi sang Hoà Bình, có những vụ án đối tượng còn hoạt động sang cả tuyến giáp với tỉnh Nghệ An.

* Đặc điểm về thủ đoạn hoạt động: - Thủ đoạn khai thác nguồn ma tuý:

Tội phạm vận chuyển, mua bán trái phép chất ma tuý trên tuyến biên giới thường hình thành một tổ chức, đường dây khép kín từ khâu khai thác

nguồn hàng đến khâu vận chuyển, mua bán và tiêu thụ. Thông thường các đối tượng là người dân tộc kinh ở ngoài thị trấn, thị xã hay các tỉnh ở miền xuôi lên có nhu cầu mua ma tuý có thể trực tiếp sang Lào để mua ma tuý mang về Việt Nam hoặc tìm mối dẫn đường để mua ma tuý về tiêu thụ. Tuy nhiên, số đối tượng này rất ít, mà chủ yếu thông qua mối quan hệ hay được giới thiệu, những người này đặt tiền hay tài sản và số lượng hàng cho người dân (chủ yếu là người dân tộc thiểu số Mông, Thái) sống ở vùng giáp ranh biên giới với tỉnh Hủa Phăn - Lào để mua. Những người này đa số là có mối quan hệ quen thân hay họ hàng với người dân ở bên kia biên giới, sau đó những người này sẽ trực tiếp sang Lào mua ma tuý mang về Việt Nam hoặc trực tiếp đối tượng bán hàng là người Lào mang ma tuý sang Việt Nam để giao nhận sau khi đã được thoả thuận. Những đối tượng này đều xuất nhập cảnh trái phép sang Lào và Việt Nam, bằng các đường mòn, đường tắt trong rừng.

Ngoài ra, tội phạm vận chuyển, mua bán trái phép chất ma tuý trên tuyến biên giới thường hình thành các tụ điểm tàng trữ, mua bán trái phép chất ma tuý. Khi chúng mua được ma tuý, chúng tập kết dọc đường biên giới ở những nơi dễ vận chuyển nhưng khó phát hiện, sau đó bọn tội phạm tổ chức thành đường dây để vận chuyển vào nội địa của Thanh Hoá. Quá trình vận chuyển chúng đều có sự thống nhất và có các ám hiệu. Khi đưa sang qua biên giới bọn chúng phân phối nhỏ lẻ cho các đối tượng hoặc cho một nhóm đem đi tiêu thụ trong tỉnh một phần, phần còn lại được vận chuyển ra ngoài tỉnh cho các đối tượng khác tiêu thụ.

- Thủ đoạn cất giấu, vận chuyển ma tuý:

Khảo sát các vụ án vận chuyển, mua bán trái phép chất ma tuý trên tuyến biên giới có thể thấy một đặc trưng là bọn tội phạm thường hoạt động có tính ổn định lâu dài và không ổn định lâu dài đan xen lẫn nhau, nếu số lượng ma tuý lớn đối tượng thường "xé lẻ" cho nhiều đối tượng vận chuyển. Trong mua bán đã có sự che giấu, trong vận chuyển đã có sự cất giấu và cất

giấu nhằm mục đích cho mua bán, vận chuyển. Cất giấu và vận chuyển trái phép chất ma tuý qua biên giới là hai hành vi độc lập, hành vi cất giấu trái phép chất ma tuý là cơ sở, điều kiện cho hành vi vận chuyển được thực hiện và nhằm đạt mục đích của hành vi mua bán. Kết quả của hành vi này là sự tiếp tục khởi đầu của hành vi khác hoặc đang thực hiện hành vi này thì vẫn đan xen thực hiện hành vi kia.

Vì vậy, thông thường sau khi mua ma tuý xong bọn tội phạm thường vận chuyển ngay số ma tuý mua được về Việt Nam. Đối tượng có thể vận chuyển số ma tuý này dưới các hình thức và phương tiện khác nhau như: đối tượng trực tiếp vận chuyển bằng đường bộ qua biên giới vào Việt Nam bằng cách đi bộ qua đường mòn, đường tắt trong rừng. Đây là hình thức vận chuyển phổ biến và rất phù hợp với địa hình của các huyện giáp với tỉnh Hủa Phăn. Ngoài ra đối tượng còn vận chuyển ma tuý qua biên giới vào Việt Nam bằng các loại phương tiện như ô tô, xe máy theo hình thức trực tiếp xuất nhập cảnh qua cửa khẩu Na Mèo.

Đối tượng vận chuyển bằng hình thức đi bộ, thường đi theo nhóm từ 1 đến 3 đối tượng có trang bị các loại vũ khí như: Súng, lựu đạn, dao... ma tuý được giấu trong người, để trong túi quần, túi áo… Nếu số lượng lớn bọn chúng có thể cho vào ba lô hay túi xách. Trong quá trình vận chuyển nếu bị các cơ quan chức năng phát hiện, chúng có thể sử dụng vũ khí nóng chống trả để tẩu thoát hay vứt bỏ toàn bộ số ma tuý để chạy trốn.

Vận chuyển ma tuý từ Lào về Việt Nam bằng phương tiện xe máy hay ô tô đối tượng thường cất giấu ma tuý ở trong người, trong các kiện hàng, trong cốp xe, bình xăng hai đáy, trong bình lọc gió, trong ghi đông xe máy...

- Thủ đoạn trong thông tin liên lạc:

Tội phạm vận chuyển, mua bán trái phép chất ma tuý trên tuyến biên giới thường hoạt động theo băng, ổ, nhóm. Đặc biệt là chúng hoạt động có tổ chức chặt chẽ. Vì vậy, để hoạt động được giữa các đối tượng với nhau hoặc

giữa các tổ chức với nhau chúng thường trang bị hệ thống thông tin liên lạc rất hiện đại như: máy Fax, điện thoại di động, điện thoại cố định, bộ đàm; đối với điện thoại chúng thường xuyên thay đổi số để tránh sự phát hiện, theo dõi của các lực lượng chức năng... Quá trình hoạt động chúng luôn thông báo cho nhau về chuyến hàng, đường đi, các ám, tín hiệu, thậm chí còn sử dụng cả tiếng lóng, tiếng dân tộc để liên lạc từ khâu cất giấu, vận chuyển, giao nhận hàng đến các phương thức, thủ đoạn, kinh nghiệm trong việc cất giấu, vận chuyển, mua bán.

Ngoài ra, chúng còn cung cấp cho nhau tin tức về tình hình đấu tranh của các cơ quan chức năng để các đối tượng biết nhằm tìm cách đối phó hay tìm đường vận chuyển cho phù hợp, tránh bị phát hiện bắt giữ. Đây có thể coi là một trong những vấn đề mà các lực lượng điều tra tội phạm ma tuý gặp rất nhiều khó khăn trong công tác phát hiện và đấu tranh với loại tội phạm này.

- Thủ đoạn giao nhận ma tuý:

Thủ đoạn phổ biến của tội phạm vận chuyển, mua bán trái phép chất ma tuý nói chung, trên tuyến biên giới Hủa Phăn - Thanh Hoá nói riêng thường rất bí mật, bất ngờ với lực lượng chức năng, chúng thường xuyên thay đổi địa điểm, thời gian giao nhận hàng, tiền, cách thức và phương pháp thanh toán.

Nếu ma tuý có số lượng lớn, tội phạm thường sử dụng các ám tín hiệu, tiếng lóng... để liên lạc giữa các ông chủ với nhau. Khi giao nhận hàng, các đối tượng trực tiếp kiểm tra độ tin cậy giữa bên nhận hàng và bên giao hàng cũng bằng các ám, tín hiệu, tiếng lóng hay đưa ra một vật dụng gì để nhận biết mà hai bên đã thoả thuận trước. Thông thường đối tượng mua bán ma tuý sử dụng tiền là ngoại tệ, đồng USD để thanh toán cho gọn nhẹ. Những vụ vận chuyển, mua bán trái phép chất ma tuý chúng đều nằm trong tổ chức hay đường dây nên chúng đều biết nhau, những đối tượng lạ ít khi lọt được vào đường dây của chúng. Vì vậy, thủ đoạn giao nhận hàng của chúng rất tinh vi, chúng không giao nhận trực tiếp ma tuý mà chúng giao nhận tiền trước. Sau

khi giao nhận tiền xong bên bán hẹn địa điểm cho bên mua đến nhận ma tuý. Thông thường tuyến biên giới Thanh Hoá - Hủa Phăn các đối tượng thường giao nhận ma tuý bằng 2 hình thức: Một là, chúng trực tiếp đến tận nhà hoặc một địa điểm cố định hẹn trước để giao nhận ma tuý trực tiếp cho nhau. Hai là, bên bán để ma tuý ở một địa điểm sau đó bên mua cử người đến địa điểm

đó lấy (bên bán không trực tiếp giao). Đây là hình thức phổ biến mà đối tượng sử dụng trong thời gian vừa qua. Đây cũng là một phương thức, thủ đoạn mới của bọn tội phạm và các lực lượng chức năng cũng đã gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình đấu tranh với loại tội phạm này. Vì vậy, dựa vào đặc điểm này, trinh sát có thể áp dụng một cách phù hợp các biện pháp trinh sát, khai thác có hiệu quả diễn biến tâm lý của đối tượng, dự đoán được các tình huống có thể xảy ra tiến hành điều tra khám phá hoặc thực hiện kế hoạch đấu tranh chuyên án trinh sát.

Nghiên cứu những đặc điểm về phương thức, thủ đoạn hoạt động của tội phạm vận chuyển, mua bán trái phép chất ma tuý trên tuyến biên giới Thanh Hoá - Hủa Phăn là những cơ sở ban đầu giúp cho các lực lượng tham gia các hoạt động điều tra tội phạm ma tuý có những nhận thức cũng như phán đoán được tính chất nguy hiểm của loại tội phạm này để áp dụng các biện pháp, phương pháp hay chiến thuật, thủ thuật trong toàn bộ quá trình điều tra. Đặc biệt là trong giai đoạn điều tra trinh sát khi đang thiếu thông tin về tội phạm.

Khảo sát, nghiên cứu tình hình tội phạm vận chuyển, mua bán trái phép chất ma tuý trên tuyến biên giới Thanh Hoá - Hủa Phăn có thể thấy do nhiều nguyên nhân, điều kiện khác nhau; những nguyên nhân, điều kiện rất đa dạng, trong đó do những nguyên nhân, điều kiện chính sau đây:

- Trong những năm qua cùng với sự hội nhập giữa Việt Nam và các nước trên thế giới về nhiều mặt, đặc biệt là sự mở cửa giao lưu hợp tác buôn bán giữa nước ta với một số nước trong khu vực. Đối với Thanh Hoá là một

tỉnh có đường biên giới giáp với tỉnh Hủa Phăn (nước CHDCND Lào), có cửa khẩu quốc tế Na Mèo thường xuyên phục vụ việc giao dịch, trao đổi, lưu thông các loại hàng hoá, phương tiện của nhân dân, đặc biệt là bà con dân tộc thiểu số ở các huyện gần cửa khẩu. Lợi dụng chính sách này bọn tội phạm về ma tuý tìm mọi cách đưa ma tuý vào Việt Nam tiêu thụ thông qua hoạt động xuất nhập cảnh hợp pháp, sử dụng nhiều phương thức thủ đoạn, phương tiện để vận chuyển.

- Do lực lượng nòng cốt làm nhiệm vụ đấu tranh, ngăn chặn ma tuý qua biên giới còn mỏng về lực lượng và thiếu về phương tiện.

Với 192 km đường biên giới giáp với tỉnh Hủa Phăn, trên địa bàn Thanh Hoá hiện nay các lực lượng trực tiếp đấu tranh, ngăn chặn ma tuý trên tuyến biên giới này chủ yếu là các lực lượng CSĐT tội phạm về ma tuý của Công an tỉnh và các huyện giáp biên; lực lượng Bộ đội Biên phòng (chủ yếu là Đồn biên phòng 485 và 493); lực lượng Hải quan tại cửa khẩu Na Mèo. Tuy nhiên, nếu bố trí lực lượng này thường xuyên đấu tranh, ngăn chặn với tội phạm vận chuyển, mua bán trái phép chất ma tuý trên dọc tuyến biên giới của tỉnh thì không đảm bảo lực lượng. Đặc biệt là những nơi ở các bản xa xôi, hẻo lánh, địa hình hiểm trở, không có điều kiện đi lại dễ dàng bọn tội phạm thường lợi dụng để hoạt động phạm tội thì lực lượng CSĐT tội phạm về ma tuý không có điều kiến tiếp cận thường xuyên, Bộ đội Biên phòng thỉnh thoảng đi tuần tra, canh gác mới có điều kiện tiếp cận. Với lực lượng Hải quan thì chỉ kiểm tra, kiểm soát ở cửa khẩu. Đây là nguyên nhân, điều kiện mà tội phạm vận chuyển, mua bán trái phép chất ma tuý trên tuyến biên giới giữa Thanh Hoá với tỉnh Hủa Phăn khai thác lợi dụng để hoạt động. Chúng biết lực lượng mỏng không thể tuần tra, kiểm soát thường xuyên những nơi này nên chúng đã tìm hiểu, nắm quy luật theo thời gian để tổ chức vận chuyển, mua bán ma tuý an toàn, không bị phát hiện.

Một vấn đề nữa hiện nay là các phương tiện phục vụ cho hoạt động phát hiện, điều tra tội phạm về ma tuý, các chất ma tuý tại chỗ còn thiếu, các

lực lượng trực tiếp đấu tranh với loại tội phạm này không được trang bị đầy đủ. Đặc biệt là các phương tiện chuyên dùng như các phương tiện nghe nhìn, máy quay Camêra ban đêm, máy chụp ảnh ban đêm, máy phát hiện ma tuý tại chỗ, máy ghi âm… và các phương tiện phục vụ cho việc đi rừng, các tuyến

Một phần của tài liệu Đấu tranh phòng, chống tội phạm vận chuyển, mua bán trái phép chất ma tuý của các lực lượng công an, bộ đội biên phòng và hải quan trên tuyến biên giới thanh hoá hủa phăn (nước CHDCND lào) (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(126 trang)
w