- Lực lượng Công an
Xuất phát từ yêu cầu của cuộc đấu tranh, phòng chống tội phạm của lực lượng Cảnh sát nhân dân nói chung, của lực lượng Cảnh sát phòng chống tội phạm về ma tuý nói riêng, tháng 3/1997 Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm về ma tuý được thành lập. Ngày 08/4/1998 Phòng Cảnh sát phòng, chống tội phạm về ma tuý Công an tỉnh Thanh Hoá được thành lập phục vụ yêu cầu công tác đấu tranh chống tội phạm về ma tuý xảy ra trên địa bàn tỉnh. Ở cấp huyện, thị xã thành lập Đội Cảnh sát phòng, chống tội phạm về ma tuý.
Nhìn chung, lực lượng Cảnh sát phòng chống tội phạm về ma tuý Công an tỉnh Thanh Hoá đã được đào tạo, bổ sung, bồi dưỡng cũng như huấn luyện về nghiệp vụ phòng chống ma tuý. Nhiều đồng chí có kinh nghiệm trong công tác đấu tranh chống tội phạm về ma tuý. Mặc dù vậy, con số cán bộ chiến sỹ vẫn còn thiếu, chưa đáp ứng yêu cầu của cuộc đấu tranh chống tội phạm về ma tuý ngày một gia tăng và diễn biến phức tạp, đặc biệt là ở các khu vực biên giới của tỉnh. Đặc biệt ở cấp tỉnh vẫn đang còn một số cán bộ chiến sỹ có trình độ về đấu tranh chống tội phạm về ma tuý còn non kinh nghiệm, chưa điều tra những vụ án lớn, hoặc chưa có thể đảm nhiệm điều tra các vụ án trên các tuyến biên giới nên nhiều vụ án phải huy động thêm lực lượng hoặc quá trình điều tra mất nhiều thời gian.
Trong khi đó, với chức năng, nhiệm vụ được giao lực lượng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma tuý cấp tỉnh ngoài việc thực hiện chức năng tham mưu, hướng dẫn còn tiến hành các biện pháp nghiệp vụ để phòng ngừa, điều tra khám phá các loại tội phạm về ma tuý nói chung, trên các tuyến biên giới nói riêng. Đồng thời trực tiếp điều tra một số vụ án do Cục CSĐT tội phạm về ma tuý giao, tiến hành các hoạt động nghiệp vụ trinh sát như sưu tra, xác minh hiềm nghi, xây dựng sử dụng cơ sở bí mật, lập chuyên án…
Đối với lực lượng Cảnh sát điều tra về ma tuý công an cấp huyện, thị, thành phố trực tiếp phát hiện, điều tra các tội phạm về ma tuý nói chung, trên tuyến biên giới nói riêng xảy ra trên địa bàn huyện, thị theo thẩm quyền được phân công hoặc liên quan đến huyện, thị khác và những vụ án do Công an tỉnh giao thụ lý.
Sau khi Pháp lệnh Tổ chức điều tra hình sự được UBTV Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua tháng 8/2004 thì lực lượng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma tuý có cơ cấu tổ chức như sau:
- Ở cấp tỉnh có Phòng CSĐT tội phạm về ma tuý. Biên chế 50 đồng chí, hiện có 45 đồng chí, 6 Điều tra viên.
- Ở cấp thành phố, huyện, thị thành lập Đội CSĐT tội phạm về ma tuý. Biên chế tổng số hiện nay trên toàn tỉnh là 185 đồng chí; trình độ huyên môn nghiệp vụ: Trình độ đại học: 51 đồng chí, trong đó đào tạo chính quy trong ngành công an là 45 đồng chí, ngoài ngành 6 đồng chí; còn lại là trình độ trung học và sơ học. Cán bộ theo học sau đại học chưa có đồng chí nào.
Riêng Công an các huyện có đường biên giới giữa Thanh Hoá và tỉnh Hủa Phăn (nước CHDCND Lào) số lượng biên chế cụ thể như sau:
+ Công an huyện Mường Lát biên chế 7 đồng chí (hiện có 5 đồng chí) + Công an huyện Quan Hoá biên chế 7 đồng chí (hiện có 7 đồng chí) + Công an huyện Quan Sơn biên chế 5 đồng chí (hiện có 5 đồng chí, 1 tạm tuyển, 1 ĐTV)
+ Công an huyện Lang Chánh: biên chế 3 đồng chí (không có Điều tra viên). + Công an huyện Thường Xuân biên chế 5 đồng chí (hiện có 5 đồng chí, 1 ĐTV).
Như vậy, các huyện có đường biên giới Việt - Lào dài 192 km rất phức tạp về ma tuý thì lực lượng chuyên trách phòng, chống ma tuý lại quá ít so với yêu cầu và nhiệm vụ công tác đặt ra. Như huyện Mường Lát, là một huyện rất phức tạp của tỉnh Thanh Hoá về tội phạm ma tuý trên tuyến biên giới. Trong khi đó chỉ có 5 đồng chí chuyên trách, tội phạm ma tuý hoạt động trên địa bàn rộng, địa hình rừng núi hiểm trở chia cắt, liên quan đến nhiều tỉnh trong cả nước. Cán bộ trực tiếp đấu tranh với tội phạm về ma tuý phải chịu đựng nhiều gian khổ hy sinh vất vả, nhưng chế độ bồi dưỡng còn nhiều bất cập. Đối tượng là nữ phạm tội về ma tuý với nhiều thủ đoạn cất giấu ma tuý ở những chỗ kín đáo trong người, trong khi đó cán bộ nữ làm công tác phòng, chống ma tuý không có, nên nhiều khi đã gặp khó khăn cho các hoạt động điều, đặc biệt là trong quá trình khám xét.
Lực lượng CSĐT tội phạm về ma tuý là lực lượng trực tiếp tiến hành các hoạt động nghiệp vụ nhằm phòng ngừa, phát hiện và điều tra khám phá tội
phạm về ma tuý trên tất cả các địa bàn, trong đó có tội phạm về ma tuý trên tuyến biên giới. Với nhiệm vụ vừa tiến hành các hoạt động điều tra trinh sát và áp dụng một số hoạt động điều tra theo tố tụng hình sự. Trong những năm qua, tình hình tội phạm về ma tuý nói chung, tội phạm về ma tuý trên tuyến biên giới nói riêng trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá có những diễn biến phức tạp, bọn tội phạm đã triệt để lợi dụng điều kiện vị trí địa lý, địa hình, tình hình dân cư… cũng như công tác điều tra khám phá của lực lượng Công an còn có những hạn chế để chúng thực hiện tội phạm. Đối với lực lượng CSĐT tội phạm về ma tuý được phân công điều tra các vụ án về ma tuý từ tỉnh đến cơ sở vừa qua đã có nhiều có gắng, tập trung lực lượng, biện pháp đấu tranh có hiệu quả với các tội phạm đã xảy ra, nhiều vụ án lớn đã được khám phá và đưa ra truy tố xét xử nhiều đường dây ma tuý lớn.
Kết quả khảo sát công tác điều tra xử lý tội phạm vận chuyển, mua bán trái phép chất ma tuý trên tuyến biên giới Thanh Hoá - Hủa Phăn từ năm 2004 đến 6/2008 (xem phụ lục 4).
Từ năm 2004 đến tháng 6 năm 2008 tổng số vụ vận chuyển, mua bán trái phép chất ma tuý trên tuyến biên giới Thanh Hoá - Hủa Phăn là 251 vụ với 373 bị can (100%), trong đó số đề nghị truy tố là 368 bị can (chiếm 98,6%), số đình chỉ, tạm đình chỉ điều tra là 5 bị can (chiếm 1,4%). Riêng năm 2004 số vụ có giảm ít so với năm 2003 (giảm 2 vụ) nhưng số bị can lại giảm nhiều (giảm 9 bị can); năm 2005 số vụ và số bị can so với năm 2004 thì lại tăng cao (tăng 29 vụ và 47 bị can). Riêng 6 tháng đầu năm 2008 số vụ có giảm so với năm 2007 (giảm 4 vụ) nhưng số bị can lại tăng (tăng 8 bị can). Các năm tổng số đình chỉ, tạm đình chỉ điều tra chiếm tỷ lệ thấp, năm 2003 và 2006 không có bị can nào; năm 2004 và 6 tháng đầu năm 2008 mỗi năm đình chỉ, tạm đình chỉ 1 bị can; năm 2005 số bị can đình chỉ, tạm đình chỉ điều tra chiếm tỷ lệ cao nhất trong các năm khảo sát (3 bị can chiếm 3,2%). Lý do của các trường hợp này chủ yếu là sau khi phạm tội đối tượng bỏ trốn phải ra quyết định truy nã và hết thời hạn
điều tra vẫn chưa bắt được. Các trường hợp đề nghị truy tố đều đảm bảo được các yêu cầu về xử lý tội phạm, không có trường hợp nào oan sai.
Về hình thức xử lý: từ năm 2004 đến 6/2008 hình thức xử lý chủ yếu là tù có thời hạn. Riêng các năm 2005, 2006, 2007 và 6 tháng đầu năm 2008 các đối tượng chỉ bị xử lý bởi hình phạt tù có thời hạn, không có đối tượng nào bị xử phạt tù chung thân hay tử hình. Năm 2004 trong tổng số 54 đối tượng truy tố thì có 8 đối tượng bị xử tù chung thân, 7 đối tượng xử tử hình. Những đối tượng này bị xử tử hình và tù chung thân là thời gian này chưa có Nghị quyết số 01/2001/NQ-HĐTP của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định tại Điều 194 Bộ luật Hình sự năm 1999. Những năm khác không có đối tượng nào bị xử tử hình và chung thân là phù hợp với phương thức thủ đoạn hoạt động của các đối tượng là thường xé lẻ ma tuý để vận chuyển, mua bán và lượng ma tuý thường dưới mức quy định của pháp luật áp dụng đối với hình phạt tử hình và tù chung thân.
Quá trình tổ chức tiến hành các hoạt động điều tra tội phạm vận chuyển, mua bán trái phép chất ma tuý trên tuyến biên giới trên địa bàn Thanh Hoá - Hủa Phăn, lực lượng Công an đã áp dụng các hoạt động điều tra cần thiết theo các văn bản quy định của ngành Công an và Luật Tố tụng Hình sự, Luật Phòng, chống ma tuý.
- Lực lượng Bộ đội Biên phòng
Góp phần tích cực ngăn chặn tiến tới loại bỏ tội phạm và tệ nạn ma tuý ngay từ biên giới, Bộ Quốc phòng đã ban hành “Kế hoạch tổng thể kiểm soát ma tuý qua biên giới đến năm 2010”; Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng đã xây dựng Nghị quyết chuyên đề nâng cao hiệu quả công tác phòng chống ma tuý trong tình hình mới, chỉ đạo mở nhiều đợt cao điểm phòng, chống ma tuý. Bộ Tư lệnh cũng đã làm việc với Tỉnh ủy, UBND một số tỉnh trong điểm về ma tuý (trong đó có tỉnh Thanh Hóa), thống nhất về chủ trương và xây dựng cơ chế phối hợp chỉ đạo công tác phòng, chống ma tuý ở khu vực biên giới, tạo thuận lợi cho Bộ đội Biên phòng tiến hành nghiệp vụ một cách thuận lợi.
Trong điều kiện biên giới dài, địa hình phức tạp, thuận lợi cho các đối tượng buôn bán vận chuyển ma tuý qua biên giới và khó khăn cho việc kiểm soát, phát hiện đấu tranh của các lực lượng chức năng. Tuy lực lượng chuyên trách phòng chống tội phạm ma tuý của Bộ đội Biên phòng mới được thành lập từ năm 2005, được bố trí ở 3 cấp, quân số mới đảm bảo được 82,75% theo biên chế (ở Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng có Cục Phòng, chống tội phạm ma tuý; ở Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng cấp tỉnh có Phòng Điều tra tội phạm ma tuý; ở Đồn Biên phòng có Đội chuyên trách phòng chống ma tuý), cơ sở vật chất còn thiếu thốn nhưng với tinh thần nỗ lực khắc phục khó khăn đã quyết tâm chiến đấu, phát hiện, triệt phá hàng trăm đường dây ma tuý lớn, bắt giữ hàng nghìn đối tượng, thu giữ số lượng ma tuý, vũ khí lớn. Kết quả trên đã ngăn chặn có hiệu quả ma tuý ngay từ tuyến đầu, góp phần giảm “cung ma tuý” từ nước ngoài vào Việt Nam, làm giảm áp lực đáng kể về ma tuý trong nội địa.
Từ năm 2002 đến nay, Bộ đội Biên phòng Thanh Hóa đã trực tiếp phát hiện hoặc phối hợp với các lực lượng chức năng phát hiện, bắt giữ xử lý 164 vụ buôn bán vận chuyển trái phép các chất ma tuý qua biên giới với 253 đối tượng; tang vật thu được bao gồm: 10,61 kg heroin, 20,6 kg thuốc phiện, 22.744 viên thuốc gây nghiện, 01 xe ô tô, 67 xe máy, 37 điện thoại, nhiều vũ khí các loại, tiền và đồ vật tài sản trị giá trên hàng trăm triệu đồng…
Trong thời gian tới, lực lượng Bộ đội Biên phòng nói chung và Bộ đội Biên phòng Thanh Hóa nói riêng sẽ ưu tiên tăng cường công tác vận động quần chúng bên cạnh việc phát triển kinh tế, văn hóa xã hội ở khu vực biên giới; gắn phong trào quần chúng chống tội phạm ma tuý với thế trận an ninh nhân dân và quốc phòng toàn dân trên biên giới. Đây là điều kiện tiên quyết để xây dựng biên cương trở thành phòng tuyến vững vàng trên mặt trận chống ma tuý.
- Lực lượng Hải quan
Trên cơ sở Quyết định 187/2005/QĐ-TTg, ngành Hải quan đã xây dựng “Đề án tăng cường năng lực phòng, chống ma tuý ngành Hải quan” và
ngày 17/2/2006 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt bằng Quyết định 330/QĐ-TTg. Triển khai thực hiện Đề án này, ngành Hải quan đã tổ chức lại lực lượng chuyên trách phòng, chống ma tuý. Ở Tổng cục Hải quan thành lập 03 đơn vị: Phòng Kiểm soát ma tuý, Đội Kiểm soát ma tuý và Trung tâm huấn luyện chó nghiệp vụ phát hiện ma tuý, chất nổ thuộc Cục Điều tra chống buôn lậu. Bộ Tài chính đã ký Quyết định số 16/2007/QĐ-BTC ngày 20/3/2007 thành lập 12 Đội Kiểm soát ma tuý thuộc 12 Cục Hải quan tỉnh, thành phố (trong đó có Thanh Hóa); các Đội này hoạt động theo Quyết định số 603/QĐ-TCHQ ngày 30/3/2007 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan. Đồng thời Bộ trưởng Bộ Tài chính cũng đã ủy quyền cho Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ký Quyết định 602/QĐ-TCHQ ngày 30/3/2007 về việc thành lập và quy định chức năng, nhiệm vụ của 19 Tổ Kiểm soát ma tuý thuộc các Chi cục Hải quan trọng điểm. Để nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ, công chức làm nhiệm vụ chuyên trách phòng, chống ma tuý, Tổng cục Hải quan đã ban hành Quyết định số 965/QĐ-TCHQ ngày 30/5/2007 quy định về tiêu chuẩn chức danh đối với cán bộ, công chức Hải quan được phân công chuyên trách làm công tác phòng, chống ma tuý.
Kết quả hoạt động các năm cho thấy, ngành Hải quan đã từng bước triển khai và triển khai có hiệu quả giai đoạn I “Đề án tổng thể kiểm soát ma tuý qua biên giới đến năm 2010” đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Đặc biệt và việc triển khai hực hiện Quyết định số 133/2002/QĐ-TTg ngày 09/10/2002 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế phối hợp giữa lực lượng Công an, Bộ đội Biên phòng; Cảnh sát biển và Hải quan trong đấu tranh phòng, chống các tội phạm về ma tuý tại địa bàn biên giới, cửa khẩu và trên biển. Ngành Hải quan đã quán triệt nội dung Quyết định đến toàn thể cán bộ công chức trong toàn ngành, đồng thời đã ký các Quy chế phối hợp với Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, Tổng cục Cảnh sát nhân dân. Định kỳ các Quy chế phối hợp này được các bên tổ chức sơ kết, đánh giá quá trình thực hiện và
có sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với từng thời kỳ, từng giai đoạn để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chuyên môn của từng lực lượng.
Tiếp đó, Tổng cục Hải quan đã yêu cầu Cục Hải quan các tỉnh, thành phố căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và địa bàn hoạt động của đơn vị mình để ký các Quy chế phối hợp với các lực lượng chức năng: Công an, Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển đóng trên cùng địa bàn để cùng phối hợp thực hiện Quyết định 133/2002/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Triển khai thực hiện chỉ đạo của Tổng cục Hải quan, 23/33 Cục Hải quan các tỉnh, thành phố đã ký quy chế phối hợp với các lực lượng chức năng cùng đóng trên địa bàn và yêu cầu cán bộ chiến sỹ nhân viên thuộc các lực lượng nghiêm túc triển khai thực hiện các quy chế phối hợp.
Nhiều tổ tuần tra, kiểm soát; tổ công tác liên ngành đã được thành lập và hoạt động có hiệu quả theo từng thời kỳ, ở từng địa bàn cụ thể; công tác phối hợp đạt kết quả tốt, điển hình như vụ bắt 180 bánh và 199 bánh heroin ở Quảng Trị, vụ bắt 20 bánh heroin ở Quảng Ninh và gần đây nhất là vụ bắt 8.800 kg nhựa cần sa ở Quảng Ninh,…có thể khẳng định, lực lượng phòng, chống ma tuý của Hải quan không chỉ tích cực đấu tranh chống ma tuý tại địa bàn hoạt động hải quan mà còn phối hợp bắt giữ nhiều vụ buôn bán, vận