QUAN ĐIỂM ĐẤU TRANH PHÒNG, CHỐNG TỘI PHẠM VẬN CHUYỂN, MUA BÁN TRÁI PHÉP CHẤT MA TUÝ CỦA CÁC LỰC LƯỢNG

Một phần của tài liệu Đấu tranh phòng, chống tội phạm vận chuyển, mua bán trái phép chất ma tuý của các lực lượng công an, bộ đội biên phòng và hải quan trên tuyến biên giới thanh hoá hủa phăn (nước CHDCND lào) (Trang 94 - 97)

CHUYỂN, MUA BÁN TRÁI PHÉP CHẤT MA TUÝ CỦA CÁC LỰC LƯỢNG CÔNG AN, BỘ ĐỘI BIÊN PHÒNG VÀ HẢI QUAN TRÊN TUYẾN BIÊN GIỚI THANH HOÁ - HỦA PHĂN (NƯỚC CHDCND LÀO)

Tiếp tục thực hiện các Nghị quyết của Đảng và Chính phủ về công tác phòng chống ma tuý, thực hiện chính sách hình sự của Nhà nước ta đối với tội phạm ma tuý, đặc biệt là việc tổ chức tuyên truyền, giáo dục đến cán bộ chiến sỹ về công tác đấu tranh phòng, chống ma tuý, gắn liền với tổ chức học tập, quán triệt và triển khai thực hiện Chỉ thị số 21-CT/TW của Bộ Chính trị về tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng, chống và kiểm soát ma tuý trong tình hình mới. Theo đó, một trong những mục tiêu, yêu cầu của Chỉ thị là phải kiểm soát, ngăn chặn có hiệu quả nguồn ma tuý thẩm lậu vào nước ta; phát hiện, bắt giữ tội phạm về ma tuý ở khu vực biên giới bằng mọi biện pháp. Tập trung chỉ đạo trực tiếp, quyết liệt đối với công tác phòng, chống ma tuý. Trước mắt cần rà soát, bổ sung nội dung, kế hoạch để thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ đã được Chính phủ đề ra trong Kế hoạch và chương trình quốc gia về phòng, chống ma tuý đến năm 2010 và Đề án tổng thể kiểm soát ma tuý qua biên giới đến năm 2010.

Để thực hiện được Kế hoạch và chương trình này, cần tạo sức mạnh tổng hợp, huy động được tối đa sức người, sức của, các ngành, các cấp và

toàn xã hội trong cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm nói chung và tội phạm ma tuý nói riêng. Muốn vậy, cả nước cần phải xây dựng thế trận quốc gia phòng, chống tội phạm về ma tuý, trong đó lực lượng Công an được Đảng, nhà nước xác định là nòng cốt. Đấu tranh phòng, chống tội phạm ma tuý là một nội dung, một nhiệm vụ trong toàn bộ sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội. Vì vậy, nó là một bộ phận, một thế trận cấu thành thế trận an ninh quốc gia. Thế trận phòng, chống tội phạm ma tuý của các lực lượng Công an, Bộ đội Biên phòng và Hải quan là sự bố trí lực lượng trong ngành Công an, Bộ đội Biên phòng và Hải quan; bố trí các mạng lưới cơ sở bí mật theo tuyến và địa bàn trọng điểm kết hợp theo địa giới hành chính với phương tiện kỹ thuật và hậu cần đảm bảo, dưới sự chỉ huy tập trung thống nhất, nhằm huy động sức mạnh tổng hợp của các lực lượng Công an, Bộ đội Biên phòng và Hải quan cũng như toàn xã hội vào công tác phòng ngừa, ngăn chặn, đấu tranh có hiệu quả chống tội phạm về ma tuý, từng bước loại trừ nguyên nhân và điều kiện của nó, tiến tới xóa bỏ tội phạm ma tuý ở Việt Nam.

Thế trận phòng, chống tội phạm ma tuý chính là tạo thế chủ động của các cơ quan chuyên trách trong công tác phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm ma tuý, hạn chế nảy sinh tội phạm ma tuý, đồng thời tạo cho tội phạm ma tuý rơi vào thế bị động, dễ dàng bị phát hiện và trừng trị theo pháp luật.

Do tầm quan trọng và ý nghĩa to lớn của cuộc đấu tranh phòng, chống ma tuý cho nên mặc dù cần rất nhiều vốn đầu tư để thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước nhưng Đảng, Chính phủ cũng đã quan tâm đầu tư kinh phí cho Chương trình quốc gia phòng, chống ma tuý. Để sử dụng hiệu quả từng đồng vốn, cần phải quản lý nguồn kinh phí này một cách chặt ché, sử dụng đúng mục đích và theo kế hoạch đề ra, tránh thất thoát, lãng phí.

Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lần thứ XVI (nhiệm kỳ 2005-2010) đã xác định: Tiếp tục thực hiện Chương trình hành động số 52 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh (khóa XV) thực hiện Nghị quyết Hội nghị

Trung ương 8 (khóa XI) về “Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới”. Theo đó, phải tiếp tục tăng cường tiềm lực quốc phòng - an ninh và tăng cường quan hệ hợp tác toàn diện với tỉnh kết nghĩa Hủa Phăn (Lào); duy trì đường biên giới an toàn, hòa bình, hữu nghị. Triển khai thực hiện Nghị quyết 49-NQ/TW của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 và Nghị quyết 08/NQ-TW của Bộ Chính trị về công tác tư pháp. Nâng cao chất lượng công tác điều tra, truy tố, xét xử; đấu tranh có hiệu quả đối với các loại tội phạm, nhất là tội phạm an ninh quốc gia, tham nhũng. Thực hiện có hiệu quả các Chương trình quốc gia phòng, chống tội phạm, phòng chống ma tuý, triển khai tốt các biện pháp ngăn chặn, đẩy lùi tệ nạn xã hội.

Quán triệt quan điểm nêu trên của cấp ủy đảng và chính quyền địa phương. Phương hướng chung trong công tác phát hiện và điều tra của các lực lượng Công an, Bộ đội Biên phòng và Hải quan Thanh Hóa đối với tội phạm vận chuyển, mua bán trái phép chất ma tuý trên tuyến biên giới Thanh Hóa - Hủa Phăn trong thời gian tới là: củng cố bộ máy tổ chức từ cấp tỉnh đến cơ sở, tiếp tục đào tạo và đào tạo lại lực lượng chuyên trách đấu tranh phòng, chống ma tuý. Sử dụng tổng hợp các biện pháp công tác của ngành Công an, Bộ đội Biên phòng và Hải quan, đặc biệt là biện pháp trinh sát đặc tình, đồng thời tăng cường sự phối hợp với các lực lượng Công an, Hải quan Hủa Phăn và tiếp thu kinh nghiệm tốt của Công an, Biên phòng và Hải quan các nước trong khu vực ASEAN trong đấu tranh phòng, chống tội phạm ma tuý. Củng cố hệ thống tiếp nhận tin báo, tố giác về tội phạm ma tuý, hoàn thiện các chiến thuật và hoạt động điều tra trên cơ sở hiện đại hóa các phương tiện kỹ thuật. Xây dựng các lực lượng Công an, Bộ đội Biên phòng và Hải quan chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, trong đó lực lượng Công an được xác định làm nòng cốt trong thế trận phòng, chống ma tuý ở tuyến biên giới Thanh Hóa - Hủa Phăn.

Một phần của tài liệu Đấu tranh phòng, chống tội phạm vận chuyển, mua bán trái phép chất ma tuý của các lực lượng công an, bộ đội biên phòng và hải quan trên tuyến biên giới thanh hoá hủa phăn (nước CHDCND lào) (Trang 94 - 97)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(126 trang)
w