Nghị quyết Đại hội IX của Đảng nêu rõ: “Tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam. Quản lý xã hội bằng pháp luật, đồng thời coi trọng giáo dục nâng cao đạo đức”[20]. và được Nghị quyết Đại hội X của Đảng khẳng định: “ Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ”[21]. Nhiệm vụ và giải pháp hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa là phải hoàn thiện hệ thống pháp luật, tăng tính cụ thể, khả thi của các quy định trong văn bản pháp luật. Xây dựng và hoàn thiện cơ chế kiểm tra, giám sát tính hợp hiến và hợp pháp trong hoạt động và quyết định của cơ quan công quyền. Nhà nước tổ chức quản lý xã hội bằng bộ máy hành chính với hệ thống các chính sách và pháp luật. Chức nâng quan trọng của Nhà nước pháp quyền là làm cho pháp luật thực sự trở thành người điều chỉnh các quan hệ xã hội và chiếm địa vị thống trị so với các quy phạm xã hội khác (như đạo đức, chính trị, tôn giáo, tập quán…) trong các lĩnh vực sinh hoạt của xã hội công dân. Vì vậy, hoàn thiện hệ thống pháp luật về nói chung và hệ thống pháp luật về phòng, chống ma tuý nói riêng là yếu tố quan trọng tạo cơ sở pháp lý cho cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm nói chung trong đó có tội phạm ma tuý của các lực lượng chức năng trong đấu tranh phòng, chống các tội phạm về ma tuý tại địa bàn biên giới, cửa khẩu.
Để phòng ngừa, ngăn chặn và đấu tranh có hiệu quả với tệ nạn ma tuý. Quốc hội khóa X, tại kỳ họp thứ 8, đã thông qua Luật Phòng, chống ma tuý. Ngày 31/7/1998 Chính phủ ban hành Nghị quyết số 09/1998/NQ-CP về tăng cường công tác phòng, chống tội phạm trong tình hình mới; Nghị định số 58/2003/NĐ-CP ngày 29/5/2003 của Chính phủ quy định về kiểm soát nhập khẩu, xuất khẩu, vận chuyển quá cảnh lãnh thổ Việt Nam chất ma tuý, tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần; Quyết định số 150/2000/QĐ-TTg ngày 28/12/2000 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình hành động phòng, chống ma tuý giai đoạn 2001-2005; Quyết định 133/2002/QĐ-
TTg ngày 09/10/2002 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế phối hợp giữa lực lượng Công an, Bộ đội Biên phòng; Cánh sát biển và Hải quan trong đấu tranh phòng, chống các tội phạm về ma tuý tại địa bàn biên giới, cửa khẩu và trên biển; Quyết định số 49/2005/QĐ-TTg ngày 10/3/2005 của Chính phủ về việc phê duyệt “Kế hoạch tổng thể phòng, chống ma tuý dến năm 2010”; Quyết định số 187/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Đề án tổng thể kiểm soát ma tuý qua biên giới đến năm 2010”.
Triển khai thực hiện Quyết định 187/2005/QĐ-TTg ngày 22/7/2005, ngành Hải quan đã xây dựng “Đề án tăng cường năng lực phòng, chống ma tuý của ngành Hải quan” và được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt bằng Quyết định số 330/QĐ-TTg ngày 17/02/2006.
Về phối hợp với các lực lượng chức năng theo Quyết định 133/QĐ- TTg ngày 09/10/2002 của Thủ tướng Chính phủ, ngành Hải quan đã ký kết Quy chế phối hợp hoạt động giữa Hải quan và Bộ đội Biên phòng ngày 16/9/2002; Quy chế phối hợp giữa Tổng cục Hải quan - Bộ Tài chính và Tổng cục Cảnh sát - Bộ Công an trong đấu tranh phòng, chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật (văn bản số 3012/QCPH/TCHQ-TCCS ngày 26/6/2003). Để phù hợp với tình hình mới, ngày 22/11/2007 Tổng cục Hải quan và Tổng cục Cảnh sát đã ký Quy chế phối hợp số 5341/QCPH/TCHQ- TCCS giữa lực lượng Hải quan và lực lượng Cảnh sát nhân dân trong đấu tranh phòng, chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật; quy chế này thay thế Quy chế phối hợp số 3012/QCPH/TCHQ-TCCS. Căn cứ hướng dẫn của Bộ Công an, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng - Bộ Quốc phòng và Tổng cục Hải quan - Bộ Tài chính: ngày 21/9/2005, các lực lượng Công an, Biên phòng, Hải quan Thanh Hóa và Vùng 1 Cảnh sát biển đã kết Quy chế phối hợp số 38/QC-LN trong dấu tranh phòng, chống các tội phạm về ma tuý tại địa bàn biên giới, của khẩu và trên biển Thanh Hóa,
Vừa qua, Bộ Chính trị ban hành Chỉ thỉ số 21-CT/TW ngày 26/3/2008 về tiếp tục tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng, chống và kiểm soát
ma tuý trong tình hình mới, đã giao nhiệm vụ cho Đảng đoàn Quốc hội, Ban cán sự Đảng Chính phủ chỉ đạo bổ sung, sửa đổi một số điều của Luật Phòng, chống ma tuý; tiếp tục xây dựng và hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật về phòng, chống ma tuý. Thực hiện Chỉ thị nêu trên, Quốc hội khóa XII, kỳ họp thứ ba đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống ma tuý.
Đây là các cơ sở pháp lý quan trọng nhằm huy động sức mạnh tổng hợp của các ngành, các cấp và các tổ chức xã hội, các tầng lớp nhân dân tham gia phòng, chống tội phạm ma tuý; là yếu tố đảm bảo cho công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm vận chuyển, mua bán trái phép chất ma tuý trên tuyến biên giới.
Tóm lại, chương 1 của luận văn đã đi sâu phân tích, đánh giá và làm rõ
một số vấn đề cụ thể sau đây:
- Trên cơ sở các quy định của pháp luật, luận văn đã đưa ra khái niệm, đặc điểm, nội dung, hình thức đấu tranh phòng, chống tội phạm vận chuyển, mua bán trái phép chất ma tuý trên tuyến biên giới; quy định của pháp luật về tội phạm này cũng như đặc điểm pháp lý đặc trưng làm cơ sở cho việc tìm hiểu và làm rõ thực tiễn hoạt động của các lực lượng Công an, Bộ đội Biên phòng và Hải quan trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm ma tuý.
- Đã phân tích làm rõ vai trò và sự phối hợp của các lực lượng Công an, Bội đội Biên phòng và Hải quan và các yếu tố bảo đảm trong đấu tranh phòng, chống tội phạm vận chuyển, mua bán trái phép chất ma tuý trên tuyến biên giới. Đây là những định hướng quan trọng giúp cho việc nghiên cứu, đánh giá thực trạng tình hình cũng như công tác đấu tranh phòng, chống đối với loại tội phạm này, làm cơ sở khoa học cho quá trình phân tích, đánh giá và đưa ra các quan điểm, giải pháp tăng cường đấu tranh phòng, chống loại tội phạm này.
Chương 2