Xây dựng các quy định về thực hiện quy trình, quy chế phối hợp và trách nhiệm soạn thảo, ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

Một phần của tài liệu Hoạt động ban hành văn bản quy phạm pháp luật của hội đồng nhân dân và UBND tỉnh hải dương thực trạng và giải pháp (Trang 26 - 27)

và trách nhiệm soạn thảo, ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

Nhằm thực hiện tốt chương trình ban hành văn bản quy phạm pháp luật của HĐND, UBND cấp tỉnh thì việc xây dựng các quy định về quy trình, quy chế phối hợp và trách nhiệm soạn thảo văn bản là hết sức cần thiết, góp phần đảm bảo hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước đối với hoạt động ban hành văn bản.

Để thực hiện nội dung trên từ thực tiễn thực hiện chương trình, Văn phịng UBND tỉnh và Sở Tư pháp trên cơ sở các quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của HĐND, UBND phối hợp xây dựng các quy trình, quy chế phối hợp và trách nhiệm soạn thảo, ban hành văn bản trình UBND tỉnh quy định. Những văn bản này là cơ sở cho các cấp, các ngành căn cứ thực hiện bảo đảm được các yêu cầu về thủ tục, tiến độ, kỹ thuật soạn thảo, chất lượng ban hành văn bản, tính khả thi của văn bản, Việc xây dựng quy trình và quy chế phối hợp và trách nhiệm soạn thảo cần làm rõ trách nhiệm của cơ quan chủ trì, cơ quan phối hợp soạn thảo, thời gian soạn thảo văn bản; thời gian, đối tượng lấy ý kiến tham gia văn bản; thời gian và hồ sơ thủ tục thẩm định, thẩm tra dự thảo văn bản quy phạm pháp luật; trình tự thơng qua, ban hành văn bản quy phạm pháp luật...

Trong quy trình ban hành văn bản cần đặc biệt chú trọng các quy định về thẩm định, thẩm tra văn bản. Theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của HĐND và UBND, các dự thảo Nghị quyết của HĐND, dự thảo quyết định, chỉ thị của UBND tỉnh, đều phải được cơ quan Sở Tư pháp tỉnh thẩm định trong đó đối với dự thảo quyết định, chỉ thị của UBND tỉnh chậm nhất mười lăm ngày trước ngày UBND tỉnh họp thông qua, ban hành (kể cả dự thảo Nghị quyết do UBND tỉnh trình HĐND tại kỳ họp HĐND), với nghị quyết của HĐND được các Ban của HĐND (theo lĩnh vực quy định của văn bản) thẩm tra chậm nhất là mười lăm ngày trước ngày khai mạc kỳ họp HĐND.

Về phạm vi thẩm định, quy trình cần quy định các vấn đề sau:

- Sự cần thiết ban hành, đối tượng; phạm vi điều chỉnh của dự thảo quyết định, chỉ thị của UBND và nghị quyết của HĐND.

- Tính hợp hiến, hợp pháp và tính thống nhất của dự thảo văn bản với hệ thống pháp luật.

- Ngôn ngữ, kỹ thuật soạn thảo văn bản và có thể đánh giá về tính khả thi của văn bản.

Về phạm vi thẩm tra văn bản quy phạm pháp luật của các Ban của HĐND tập trung vào các vấn đề:

- Sự phù hợp của nội dung dự thảo nghị quyết với đường lối, chủ trương, chính sách của đảng.

- Sự phù hợp của nội dung dự thảo nghị quyết với tình hình, điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

- Tính hợp hiến, họp pháp và tính thống nhất của dự thảo nghị quyết với hệ thống pháp luật.

Từ phạm vị thẩm định, thẩm tra dự thảo văn bản trên đòi hỏi các Ban của HĐND, Sở Tư pháp thực hiện đúng quy trình bảo đảm tính khách quan, tồn diện, tổ chức cơng việc một cách khoa học tuân thủ đúng các nguyên tắc trong ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

Một phần của tài liệu Hoạt động ban hành văn bản quy phạm pháp luật của hội đồng nhân dân và UBND tỉnh hải dương thực trạng và giải pháp (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(107 trang)
w