Nhằm xây dựng nhà nước pháp quyền tăng cường quản lý nhà nước, quản lý xã hội bằng pháp luật, các cấp chính quyền trên địa bàn tỉnh Hải Dương đã quan tâm, đánh giá đúng vai trị vị trí của cơng tác văn bản trong quản lý nhà nước, phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo an ninh trật tự xã hội và trong quản lý, điều hành bộ máy chính quyền.
Hoạt động xây dựng dự kiến Chương trình ban hành văn bản QPPL của HĐND, UBND tỉnh hàng năm đã được thực hiện nền nếp, cơ bản đáp ứng yêu cầu của công tác này.
Công tác thẩm định văn bản được coi trọng. Chất lượng văn bản thẩm định của cơ quan Tư pháp đã được nâng lên, góp phần tích cực cho hoạt động ban hành văn bản QPPL trên địa bàn. Công tác thẩm tra dự thảo nghị quyết của các Ban của HĐND tỉnh được thực hiện nghiêm túc, đầy đủ.
Trình tự xem xét, thông qua dự thảo văn bản tại kỳ họp HĐND và phiên họp của UBND tỉnh được thực hiện nghiêm túc.
Chất lượng văn bản QPPL của cấp tỉnh ban hành ngày càng được nâng lên, đảm bảo phù hợp với hệ thống pháp luật của nhà nước, HĐND, UBND tỉnh không ban hành văn bản trái thẩm quyền; tính khả thi cao, thực hiện chức năng quản lý nhà nước, quản lý xã hội bằng pháp luật; thể thức, kỹ thuật trình bày văn bản đúng theo quy định của Thông tư liên tịch số 55/2005/TTLT-BNV- VPCP của Bộ Nội vụ - Văn phịng Chính phủ. Văn bản QPPL của HĐND, UBND tỉnh ban hành đã thể chế hóa kịp thời các chủ trương, đường lối chính sách của Đảng, của Tỉnh ủy, các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên; Bảo đảm tính chủ động, sáng tạo của địa phương, đã tạo ra các cơ chế, chính sách quan trọng, phát huy nội lực của tỉnh nhà, khai thác mọi tiềm năng của địa phương tạo tiền đề trong phát triển kinh tế, văn hóa – xã hội.
Thông qua công tác soạn thảo, ban hành, rà sốt, hệ thống hóa văn bản QPPL, cơ quan chủ trì soạn thảo đã xác định rõ hơn trách nhiệm của mình trong việc khảo sát, đánh giá, thu thập tài liệu, tiến hành soạn thảo theo đúng yêu cầu, nội dung và hình thức văn bản QPPL thuộc lĩnh vực được phân cơng. Bố trí cán bộ, chun viên có trình độ chun mơn chun ngành, am hiểu pháp luật để trực tiếp soạn thảo văn bản nên chất lượng soạn thảo văn bản đã được nâng lên, thời gian phải thảo luận, thông qua văn bản được rút ngắn. Sau khi soạn thảo đã tổ chức việc lấy ý kiến của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan, đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của văn bản. Bảo đảm tính dân chủ, thể hiện nguyện vọng của nhân dân, để nhân dân được tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội, thơng qua việc góp ý kiến vào các dự thảo văn bản QPPL để bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của mình khi văn bản tác động hoặc điều chỉnh. Bảo đảm được tính cơng khai, minh bạch của văn bản QPPL, của UBND tỉnh khi được ban hành và tổ chức thực hiện.
Để thực hiện tốt hoạt động ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngay từ khâu tham mưu lập chương trình xây dựng văn bản, soạn thảo đến thẩm định, thẩm tra, kiểm tra, tự kiểm tra, rà sốt, hệ thống hóa văn bản, ... các cấp chính quyền địa phương và các cơ quan chun mơn trên địa bàn tỉnh Hải Dương đặc biệt quan tâm đến công tác này. Đội ngũ công chức làm công tác
văn bản tại Sở Tư pháp đã được tổ chức và kiện toàn; các Ban của HĐND tỉnh đã quan tâm chú trọng đến đội ngũ cán bộ giúp việc thẩm tra, giám sát văn bản, về cơ bản có trình độ cử nhân Luật, được đào tạo, bồi dưỡng và hướng dẫn nghiệp vụ thường xuyên để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Đội ngũ cán bộ pháp chế ở các cơ quan chuyên môn của UBND tỉnh, các doanh nghiệp đã được củng cố, kiện tồn; cơng chức pháp chế có trình độ đại học, nhiều cơng chức trong số đó có trình độ cử nhân Luật, có thâm niên cơng tác; đội ngũ cán bộ pháp chế bước đầu được đạo tạo kỹ năng, nghiệp vụ về công tác quản lý việc ban hành văn bản QPPL.