Về hoàn thiện cơ sở pháp lý hoạt động ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh.

Một phần của tài liệu Hoạt động ban hành văn bản quy phạm pháp luật của hội đồng nhân dân và UBND tỉnh hải dương thực trạng và giải pháp (Trang 74 - 76)

phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh.

Việc xây dựng cơ sở pháp lý chặt chẽ có ý nghĩa quan trọng trong việc tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan, công chức trực tiếp triển khai thực hiện nhiệm vụ quản lý Nhà nước hoạt động ban hành văn bản QPPL. Trong xây dựng và hồn thiện cơ sở pháp lý cho cơng tác hoạt động ban hành văn bản QPPL nói chung và của HĐND, UBND tỉnh Hải Dương nói riêng, hiện nay địi hỏi:

- Chính phủ sớm ban hành các Nghị định sau:

+ Nghị định về rà soát, hệ thống hoá văn bản QPPL, nhằm cụ thể, chi tiết quy định tại điều 93 của Luật ban hành văn bản QPPL năm 2008 và điều 10 Luật Ban hành văn bản QPPL của HĐND và UBND năm 2004.

+ Nghị định về chức danh kiểm tra viên kiểm tra văn bản QPPL, nhằm kiện toàn tổ chức, bộ máy kiểm tra văn bản QPPL.

- Thủ tướng Chính phủ sớm ban hành Quyết định về quy định chế độ phụ cấp trách nhiệm đối với kiểm tra viên kiểm tra văn bản QPPL; đồng thời Bộ Tư pháp chủ trì phối hợp Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính hướng dẫn soạn thảo, ban hành Thông tư liên tịch hướng dẫn thực hiện quyết định này.

- Bộ trưởng Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phịng Chính phủ soạn thảo Thông tư liên tịch hướng dẫn cụ thể về quy trình kiểm tra, xử lý văn bản QPPL.

- Hồn thiện các quy định pháp luật về quy trình xây dựng văn bản QPPL: sửa đổi, bổ sung Luật Ban hành văn bản QPPL của HĐND và UBND cho cụ thể hơn đối với nội dung về: văn bản như thế nào không phải là văn bản QPPL hoặc ban hành văn bản hướng dẫn chi tiết cụ thể hoạt động kiểm tra, rà soát hệ thống hoá văn bản QPPL; nghiên cứu, ban hành Quy chế thẩm định dự án, dự thảo văn bản QPPL; trong đó quy định rõ giá trị pháp lý của văn bản thẩm định;

- Hoàn thiện các quy định về mối quan hệ công tác giữa HĐND và UBND trong việc ban hành văn bản QPPL. Cụ thể hoá quy chế làm việc của HĐND, UBND, trong đó chú trọng cụ thể hố trình tự, thủ tục, vị trí, giá trị pháp lý của các hoạt động soạn thảo, thẩm định, thẩm tra, kiểm tra, tự kiểm tra, thông qua, ban hành văn bản QPPL. Hiện tại Luật Ban hành văn bản QPPL của HĐND, UBND mới chỉ quy định nguyên tắc chung cho các vấn đề này mà chưa có chế tài quy định giá trị pháp lý của văn bản thẩm định; chưa trao quyền năng quyết định cụ thể trong xử lý văn bản cho cơ quan, người được uỷ quyền thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, tự kiểm tra văn bản; chưa có chế tài quy định xử lý đối với các cơ quan không thực hiện rà sốt văn bản, khơng thực hiện hết chức năng của mình trong cơng tác rà sốt, hệ thống hố văn bản, nên vẫn cịn tình trạng đùn đẩy trách nhiệm, cho cơng tác rà sốt, hệ thống hố văn bản là nhiệm vụ riêng của ngành Tư pháp.

Các bộ, cơ quan ngang bộ và UBND cấp tỉnh căn cứ quy định của pháp luật để xây dựng, hoàn chỉnh Quy chế về xây dựng, ban hành văn bản QPPL trong nội bộ cơ quan, ngành, cấp mình.

- Sửa đổi Luật Tổ chức HĐND và UBND về nội dung, thẩm quyền quản lý của chính quyền địa phương và thời gian của các kỳ họp HĐND, nhằm tạo điều kiện để HĐND hoàn thành nhiệm vụ được giao, nhất là trong công tác thông qua, ban hành văn bản QPPL.

Pháp luật hiện hành quy định tương đối đầy đủ thẩm quyền cho HĐND nhưng trên thực tế nội dung cơ bản mới chỉ là các quy định về thẩm quyền ban hành văn bản QPPL. Bên cạnh đó, Luật tổ chức HĐND và UBND quy định mỗi năm HĐND họp 2 kỳ, mỗi kỳ thời gian họp rất ngắn (ví dụ: 3 ngày đối với HĐND cấp tỉnh), với khoảng thời gian như vậy, các đại biểu HĐND không thể thảo luận kỹ để quyết định những vấn đề trao cho HĐND. Vì vậy, cần quy định bổ sung thẩm quyền quản lý Nhà nước về hoạt động ban hành văn bản QPPL cho phù hợp với yêu cầu của quản lý Nhà nước, quản lý xã hội và tăng thời gian họp HĐND cho phù hợp để đảm bảo quyền quyết định trong việc ban hành văn bản QPPL. Đồng thời xác định rõ thẩm quyền, trách nhiệm của

HĐND, UBND cấp tỉnh trong công ban hành văn bản QPPL, như việc quản lý, chỉ đạo về cơng tác xây dựng chương trình ban hành văn bản, theo dõi, kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện chương trình và chất lượng văn bản, v.v…

- Hồn thiện các quy định pháp luật về cơ chế quản lý, chế độ tài chính phục vụ cơng tác xây dựng văn bản QPPL và quản lý Nhà nước hoạt động ban hành văn bản QPPL, nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả của quản lý Nhà nước bằng pháp luật.

Hiện tại Luật Ban hành văn bản QPPL của HĐND và UBND chỉ quy định những nguyên tắc chung về kinh phí chi cho cơng tác ban hành văn bản coi là chi hỗ trợ, và được quy định mức chi tại Thông tư liên tịch giữa Bộ Tài chính và Bộ Tư pháp. Để tăng cường, phát huy hiệu quả cơng tác này, cần hồn thiện và nâng cao hơn nữa giá trị pháp lý của văn bản quy định về cơ chế quản lý, chế độ tài chính trong hoạt động ban hành văn bản QPPL và nhiệm vụ chi cho công tác này là chi thường xuyên chứ khơng nên quy định ngân sách hỗ trợ. Vì nếu quy định như vậy sẽ khơng có sự thống nhất trong cả nước, mà sẽ là lựa chọn, tuỳ thuộc vào khả năng ngân sách của mỗi địa phương và sự quyết định của người đứng đầu chính quyền. Do đó sự đảm bảo cho công tác này sẽ không được thường xuyên, thống nhất, tạo điều kiện không đồng đều cho tất cả những người tham gia thực hiện hoạt động ban hành văn bản QPPL.

- UBND tỉnh sớm ban hành quy định về xác định trách nhiệm của công chức và của lãnh đạo cơ quan, đơn vị đối với văn bản được ban hành trái với quy định của pháp luật. Trong đó cần quy định rõ quy định về trình tự, thủ tục, quy trình soạn thảo, thẩm định, thẩm tra, tham gia ý kiến, kiểm tra, rà soát, hệ thống hoá văn bản QPPL thuộc thẩm quyền; tổ chức, theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật trong công tác xây dựng văn bản QPPL thuộc phạm vi quản lý của địa phương;

Một phần của tài liệu Hoạt động ban hành văn bản quy phạm pháp luật của hội đồng nhân dân và UBND tỉnh hải dương thực trạng và giải pháp (Trang 74 - 76)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(107 trang)
w