Tăng cường hoàn thiện việc hoạt động ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân tỉnh Hải Dương.

Một phần của tài liệu Hoạt động ban hành văn bản quy phạm pháp luật của hội đồng nhân dân và UBND tỉnh hải dương thực trạng và giải pháp (Trang 76 - 85)

phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân tỉnh Hải Dương.

3.2.2.1. Về hoạt động lập dự kiến chương trình ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân tỉnh hàng năm.

Hoạt động lập dự kiến chương trình ban hành văn bản QPPL hàng năm được xác định là khâu quan trọng, mang tính quyết định trong ban hành các văn bản QPPL cụ thể. Bảo đảm hoạt động lập dự kiến chương trình ban hành văn bản QPPL địi hỏi cơ quan, tổ chức được phân công lập dự kiến phải bảo đảm với thực hiện tốt các nhiệm vụ sau:

- Việc lập dự kiến phải xuất phát từ đòi hỏi khách quan của quá trình phát triển kinh tế - xã hội, từ quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực; hạn chế tính cục bộ, mong muốn chủ quan trong khi đề xuất sáng kiến pháp luật của chính quyền các cấp, các sở, ban, ngành trong tỉnh.

- Tiêu chí lập dự kiến chương trình ban hành văn bản QPPL hàng năm cần phải được cụ thể hoá, bảo đảm phù hợp với tính chất, nội dung và thời điểm ban hành từng loại văn bản dự kiến trong chương trình (nghị quyết; quyết định; chỉ thị, là văn bản ban hành mới hay sửa đổi, bổ sung, thay thế).

- Văn phòng UBND tỉnh với vai trị là cơ quan chủ trì lập dự kiến chương trình, ngay từ tháng 10 hàng năm cần đôn đốc, nhắc nhở các ngành, các cấp sớm dự kiến, đề xuất văn bản cần ban hành đối với ngành, lĩnh vực mình cần tham mưu quản lý cho năm sau. Đồng thời Văn phòng UBND tỉnh cần chủ động phối hợp với Sở Tư pháp, Sở Nội vụ, Sở Tài chính để xây dựng dự kiến chương trình ban hành văn bản QPPL của UBND tỉnh và chuẩn bị dự thảo Nghị quyết của HĐND tỉnh hàng năm phù hợp với yêu cầu quản lý Nhà nước, quản lý xã hội, tính khoa học, tính hợp hiến, hợp pháp, tính thống nhất của văn bản;

- Căn cứ vào thực tiễn của công tác hoạt động ban hành văn bản QPPL trên địa bàn, kết hợp với yêu cầu nhiệm vụ của chính quyền cấp tỉnh được giao hoặc được bổ sung, thay thế trong tình hình mới, Sở Tư pháp phối hợp Văn phịng UBND tỉnh tham mưu kịp thời với UBND tỉnh việc xây dựng dự kiến chương trình ban hành văn bản QPPL của UBND tỉnh và chuẩn bị dự thảo nghị quyết của HĐND tỉnh hàng năm, để UBND tỉnh ban hành ngay đầu năm và việc sửa đổi, bổ sung chương trình này cho phù hợp với yêu cầu quản lý Nhà nước, quản lý xã hội theo từng tháng, từng quý.

- Điều kiện quan trọng để bảo đảm có được một dự kiến chương trình phản ánh chính xác kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, có tính khoa học, khả thi là phải xây dựng và thực hiện đúng quy trình lập dự kiến chương trình ban hành văn bản QPPL của HĐND, UBND tỉnh. Từ những căn cứ lý luận, thực tiễn, trên cơ sở các quy định lập dự kiến chương trình xây dựng pháp luật của Luật ban hành văn bản QPPL của HĐND, UBND. Đối với tỉnh Hải Dương, luận văn cho rằng một quy trình lập dự kiến sau là hợp lý, khoa học và khả thi:

+ Bước 1: Vào tháng 10 hàng năm Văn phòng UBND tỉnh thông báo các ngành, các cấp chuẩn bị đăng ký chương trình ban hành văn bản QPPL của năm sau.

+ Bước 2: các cấp, các ngành tiến hành rà soát, đối chiếu văn bản, nhiệm vụ, hoạt động đã được các cơ quan Trung ương và Tỉnh uỷ, HĐND, UBND giao để đánh giá kết quả đã đạt được, tồn tại, hạn chế, nguyên nhân tồn tại hạn chế của nhiệm vụ đó. Trên cơ sở đó phát hiện những điểm chưa phù hợp của cơ chế, chính sách, quy định của pháp luật, hoặc những kẽ hở của quy định, … để tham mưu đề xuất UBND tỉnh dự kiến chương trình ban hành văn bản QPPL của HĐND, UBND tỉnh năm sau nhằm quản lý thực hiện tốt nhiệm vụ trong thời gian tới hoặc kiến nghị việc sửa đổi, bổ sung, thay thế, hoặc ban hành mới đối với các văn bản của các cơ quan Nhà nước ở Trung ương.

+ Bước 3: Trên cơ sở đề xuất của các cấp, các ngành, chậm nhất là 15 tháng 11, Văn phịng UBND tỉnh chủ trì lập dự kiến chương trình ban hành văn bản QPPL của UBND tỉnh và chuẩn bị dự thảo nghị quyết của HĐND tỉnh. Đồng thời phối hợp Sở Tư pháp, Sở Tài chính trong việc lựa chọn chính thức các nội dung đưa vào chương trình ban hành văn bản QPPL sao cho đảm bảo được yêu cầu quản lý Nhà nước và đảm bảo nguồn lực thực hiện nhiệm vụ.

+ Bước 4: Chậm nhất 15 tháng 12, Văn phịng UBND tỉnh trình UBND tỉnh dự kiến chương trình ban hành văn bản QPPL của UBND tỉnh và chuẩn bị dự thảo nghị quyết của HĐND tỉnh.

+ Bước 5: Sau khi chương trình được ban hành, Văn phịng UBND tỉnh phối hợp Sở Tư pháp theo dõi, đôn đốc việc soạn thảo, thẩm định và ban hành văn bản và nghiên cứu, đề xuất việc sửa đổi, bổ sung dự kiến Chương trình ban hành văn bản trình UBND tỉnh quyết định.

3.2.2.2. Về công tác chuẩn bị dự thảo văn bản quy phạm pháp luật để trình Uỷ ban nhân dân tỉnh ban hành hoặc Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua, do các Sở, ngành chủ trì soạn thảo.

Cơng tác soạn thảo văn bản QPPL có vai trị quan trọng trong việc bảo đảm thể hiện chính xác mục đích, nội dung điều chỉnh của văn bản. Điều đó địi hỏi cơ quan tham gia hoạt động ban hành văn bản trên địa bàn tỉnh phải chủ động thực hiện tốt các nhiệm vụ sau:

- Ngay từ đầu năm, sau khi UBND tỉnh ban hành Quyết định về dự kiến chương trình ban hành văn bản QPPL của UBND tỉnh và chương trình chuẩn bị dự thảo nghị quyết của HĐND tỉnh, Văn phịng UBND tỉnh thơng báo cho các Sở, ban, ngành, UBND cấp huyện có nội dung phải chuẩn bị trình UBND tỉnh ban hành hoặc giúp UBND tỉnh soạn thảo văn bản trình HĐND thơng qua, ban hành.

- Sở Tư pháp có trách nhiệm hướng dẫn các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện, thực hiện soạn thảo văn bản đảm bảo đúng nội dung, hình thức, thẩm quyền ban hành văn bản, trình tự, thủ tục ban hành văn bản QPPL. Trong hướng dẫn cần chú trọng nội dung mà các đơn vị soạn thảo văn bản phải thực hiện, đó là:

+ Văn bản soạn thảo cần đảm bảo tính hợp hiến, hợp pháp, tính thống nhất của hệ thống văn bản, kỹ thuật soạn thảo, trình bày văn bản thực hiện theo Thơng tư liên tịch số 55/2005/TTLT-BNV-VPCP của Bộ Trưởng Bộ nội vụ và Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phịng Chính phủ hướng dẫn cụ thể về thể thức, kỹ thuật trình bày văn bản.

+ Dự thảo quyết định, chỉ thị của UBND tỉnh phải được gửi đến Sở Tư pháp thẩm định trước phiên họp UBND tỉnh thông qua, ban hành là mười lăm ngày;

+ Dự thảo nghị quyết của HĐND tỉnh do các cơ quan chuyên môn của UBND tỉnh hoặc UBND cấp huyện chuẩn bị soạn thảo giúp UBND tỉnh trình HĐND cùng các cấp phải được gửi đến Sở Tư pháp thẩm định chậm nhất là mười lăm ngày trước ngày UBND tỉnh họp thống nhất nội dung, văn bản, hồ sơ trình HĐND tỉnh;

+ Dự thảo nghị quyết của HĐND tỉnh trước khi trình HĐND cùng cấp phải được Ban của HĐND tỉnh thẩm tra chậm nhất là mười lăm ngày trước ngày khai mạc kỳ họp HĐND.

+ Hồ sơ gửi Sở Tư pháp thẩm định thực hiện theo quy định điều 24 và điều 38 của Luật Ban hành văn bản QPPL của HĐND, UBND.

+ Hồ sơ dự thảo trình UBND tỉnh thơng qua thực hiện theo quy định điều 25 và điều 39 của Luật Ban hành văn bản QPPL của HĐND, UBND.

3.3.2.3. Về công tác thẩm định, thẩm tra dự thảo văn bản quy phạm pháp luật.

Thẩm định, thẩm tra văn bản là hoạt động xem xét, đánh giá về nội dung, hình thức của dự thảo nhằm bảo đảm tính hợp tiến, hợp pháp, tính thống nhất, đồng bộ của dự thảo trong hệ thống pháp luật, bảo đảm ngơn ngữ pháp lý của văn bản. Điều đó địi hỏi:

- Sở Tư pháp, các Ban của HĐND tỉnh cần bám sát chương trình, kế hoạch của HĐND, UBND tỉnh về dự kiến thông qua, ban hành văn bản để hướng dẫn, đôn đốc các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành, thị thực hiện việc gửi hồ sơ dự thảo văn bản để thẩm định đảm bảo đúng quy định về nội dung, tiến độ, yêu cầu của việc thẩm định, thẩm tra văn bản.

- Trong thẩm định, thẩm tra văn bản tập trung làm rõ các yêu cầu về: + Sự cần thiết ban hành văn bản;

+ Đối tượng, phạm vi ban hành văn bản;

+ Tính hợp hiến, hợp pháp và tính thống nhất của dự thảo văn bản; + Ngôn ngữ, kỹ thuật soạn thảo văn bản;

Hiện nay Luật ban hành văn bản QPPL của HĐND, UBND (năm 2004) khơng quy định bắt buộc thẩm định tính khả thi của văn bản nhưng đây là vấn đề hết sức quan trọng cần đưa vào nội dung thẩm định, từ đó góp phần bảo đảm hiệu lực, hiệu quả quản lý và chất lượng của văn bản ban hành.

- Để làm tốt công tác hoạt động thẩm định, thẩm tra trên đòi hỏi cần tuân thủ chế độ 6 tháng, 1 năm cơ quan Sở Tư pháp phải báo cáo quá trình thực hiện việc soạn thảo, ban hành văn bản của UBND và chuẩn bị dự thảo nghị quyết HĐND tỉnh với UBND tỉnh. Báo cáo cần đánh giá rõ kết quả đạt được, những tồn tại trong soạn thảo, ban hành văn bản, đồng thời so sánh tỷ lệ văn bản soạn thảo với văn bản đã được ban hành, dự kiến của chương trình ban hành văn bản hàng năm và tỷ lệ văn bản QPPL đã ban hành có thẩm định của Sở Tư pháp; tỷ lệ văn bản soạn thảo đã được thẩm định mà chưa hoặc không ban hành được, tìm nguyên nhân, lý do của vấn đề này, việc tiếp thu các ý kiến thẩm định của các cơ quan chuyên môn và cơ quan ban hành như thế nào … Trên cơ sở đó đánh giá chất lượng thẩm định văn bản, tìm giải pháp khắc phục những tồn tại để nâng cao chất lượng thẩm định văn bản trong thời gian tiếp theo, cũng như phát hiện được các yêu cầu trong công tác hoạt động ban hành văn bản QPPL của HĐND, UBND tỉnh.

3.3.2.4. Về theo dõi, kiểm tra việc tuân thủ quy trình soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật và nghiên cứu đổi mới quy trình.

Theo dõi, kiểm tra việc tuân thủ quy trình soạn thảo văn bản QPPL của HĐND và UBND tỉnh là nội dung quan trọng của hoạt động ban hành văn bản QPPL. Việc theo dõi, kiểm tra đó phải được thực hiện nghiêm túc, theo đúng các quy định từ Điều 21 đến Điều 29 và từ Điều 35 đến Điều 40 của Luật Ban hành văn bản QPPL của HĐND và UBND (năm 2004). Điều đó địi hỏi:

- Ngay từ đầu năm Sở Tư pháp ban hành văn bản hướng dẫn các cấp, các ngành việc thực hiện trình tự, thủ tục ban hành văn bản của Luật ban hành văn bản QPPL của HĐND và UBND, đồng thời xây dựng Kế hoạch kiểm tra việc thực hiện theo định kỳ 6 tháng, 1 năm có sự phối hợp của Văn phòng UBND tỉnh. Nội dung theo dõi, kiểm tra đó phải gồm các vấn đề:

+ Việc lập dự kiến chương trình ban hành văn bản;

+ Cơng tác soạn thảo dự thảo nghị quyết của HĐND, quyết định, chỉ thị của UBND tỉnh;

+ Việc tổ chức lấy ý kiến của các cơ quan, tổ chức hữu quan, đối tượng chịu sự tác động của văn bản;

+ Việc thực hiện các quy định về trình tự, hồ sơ, thời gian gửi dự thảo văn bản đến Sở Tư pháp để thẩm định;

+ Việc thực hiện các quy định về trình tự, hồ sơ, thời gian gửi dự thảo văn bản đến UBND tỉnh để họp thông qua văn bản;

- Văn phịng UBND tỉnh theo dõi, đơn đốc sát sao việc thực hiện chương trình, kế hoạch soạn thảo văn bản QPPL đã phân công cho các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố, thị xã, hàng tháng và ngay từ đầu năm; nhắc nhở các đơn vị thực hiện chưa nghiêm túc việc gửi hồ sơ, thời gian gửi dự thảo văn bản đến Văn phòng UBND tỉnh để chuẩn bị tổ chức phiên họp thông qua văn bản. Kiên quyết không nhận các hồ sơ dự thảo văn bản QPPL trình UBND tỉnh ban hành và tham mưu UBND tỉnh, không tổ chức họp thông qua văn bản QPPL đó khi chưa có báo cáo thẩm định của Sở Tư pháp.

- Tăng cường sự phối hợp giữa các cấp, các ngành nhất là với các cơ quan pháp chế với Sở Tư pháp và Văn phòng UBND tỉnh trong việc kiểm tra, đơn đốc việc thực hiện nghiêm túc trình tự, thủ tục ban hành văn bản của Luật Ban hành văn bản QPPL của HĐND, UBND và bảo đảm trật tự, kỷ cương, nền nếp, chất lượng, hiệu quả của hoạt động soạn thảo văn bản QPPL của HĐND, UBND tỉnh.

- Chủ động lấy ý kiến phản hồi của các cấp, các ngành khi thực hiện quy trình soạn thảo văn bản, ban hành văn bản QPPL trên địa bàn tỉnh, trong đó đánh giá về sự phù hợp của quy trình, những đề nghị cần sửa đổi trình tự, thủ tục, thời hạn gửi văn bản. Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp Văn phịng UBND tỉnh nghiên cứu, đề xuất trình UBND tỉnh việc sửa đổi quy trình soạn thảo, ban hành văn bản cho phù hợp, tuy nhiên cần chú ý tính phù hợp với các quy định

của Luật Ban hành văn bản QPPL của HĐND, UBND (năm 2004) mà Quốc hội đã ban hành.

3.3.2.5. Về công tác kiểm tra, tự kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật và cơng tác rà sốt, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân; xây dựng bộ tuyển tập văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền cấp tỉnh.

Hoạt động kiểm tra, tự kiểm tra văn bản và thường xuyên rà soát văn bản QPPL đều là hoạt động hậu kiểm nhằm bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp, tính thống nhất và tính khả thi của văn bản. Điều này địi hỏi trong hoạt động kiểm tra, tự kiểm tra, rà soát, hệ thống hoá văn bản, tiến tới xây dựng được bộ tuyển tập chất lượng của chính quyền cấp tỉnh cần chú ý thực hiện các biện pháp sau:

- Các cơ quan có thẩm quyền ban hành văn bản QPPL và các cơ quan thực thi pháp luật phải thường xuyên, nghiêm túc thực hiện nhiệm vụ tự rà soát văn bản ngay sau khi ban hành chậm nhất không quá 3 ngày, đồng thời thực hiện rà soát thường xuyên và tiến hành hệ thống hoá theo định kỳ các văn bản của HĐND, UBND tỉnh đã ban hành.

- Cơ quan kiểm tra văn bản tăng cường phối hợp với các đơn vị chức năng của cơ quan đã tham mưu, ban hành văn bản để nắm bắt đầy đủ các văn bản QPPL, văn bản có chứa đựng QPPL do HĐND, UBND tỉnh bàn hành; tiến hành hoạt động kiểm tra văn bản theo chuyên đề, theo lĩnh vực để phát hiện ngay văn bản có dấu hiệu trái pháp luật, đồng thời trao đổi, thảo luận kịp thời về nội dung văn bản có dấu hiệu trái pháp luật và hướng xử lý những nội dung trái pháp luật đó.

- Bộ Tư pháp, Sở Tư pháp cần quân tâm hoạt động hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra, đơn đốc chính quyền địa phương theo thẩm quyền thực hiện nghiêm túc các quy định về kiểm tra, tự kiểm tra, chế độ gửi văn bản đến cơ quan có thẩm quyền để kiểm tra, giám sát; thực hiện tốt cơng tác rà sốt, hệ thống hố văn bản QPPL và xây dựng bộ tuyển tập văn bản của HĐND, UBND tỉnh nhằm

Một phần của tài liệu Hoạt động ban hành văn bản quy phạm pháp luật của hội đồng nhân dân và UBND tỉnh hải dương thực trạng và giải pháp (Trang 76 - 85)