luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dương
Trong từ điển Tiếng Việt thuật ngữ “yêu cầu” được hiểu theo hai nghĩa: - Với chức năng động từ, yêu cầu là “nêu ra điều gì với người nào đó, tỏ
ý muốn người ấy làm, biết rằng đó là việc thuộc nhiệm vụ, quyền hạn, khả năng của người ấy”.
- Với chức năng của một danh từ, yêu cầu là “điều cần phải đạt được
Như vậy với ngữ và nghĩa trên, thuật ngữ ‘yêu cầu” trong tiết này là luận văn được sử dụng cả với nghĩa là một động từ và cả với nghĩa là một danh từ, cụ thể là:
- Với nghĩa là một động từ, để nghiên cứu, đề xuất các yêu cầu cụ thể đối với các chủ thể ban hành văn bản quy phạm pháp luật của HĐND và UBND cấp tỉnh.
- Với nghĩa là một danh từ, để nghiên cứu những yêu cầu đối với chính hoạt động ban hành văn bản quy phạm pháp luật của HĐND và UBND cấp tỉnh, gắn với từng nội dung quản lý cụ thể.
Theo phương pháp tiếp cận trên và do chủ thể nhà nước hoạt động ban hành văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương cấp tỉnh là rất rộng, gồm cả các cơ quan nhà nước Trung ương (Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, các Bộ liên quan ...) nên luận văn khái quát các yêu cầu thành hai loại, gồm yêu cầu chung và yêu cầu cụ thể. Đó là:
1.3.1.1. Yêu cầu chung đối với hoạt động ban hành văn bản của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
Thứ nhất, thể chế hóa kịp thời chính xác các chính sách, chủ trương của
tỉnh ủy, đồng thời bảo đảm sự nhất quán với các chính sách, chủ trương của cơ quan nhà nước Trung ương.
Đây là yêu cầu hết sức quan trọng đối với hoạt động ban hành văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương cấp tỉnh, thể hiện tính chính trị - pháp lý của hoạt động quản lý, vừa đảm bảo sự lãnh đạo của bộ máy chính quyền khơng chỉ ở cấp tỉnh mà cịn ở cả cấp huyện và cấp chính quyền cơ sở.
Yêu cầu trên đặt ra cả đối với sự lãnh đạo của Tỉnh ủy, địi hỏi Tỉnh ủy khơng chỉ quan tâm lãnh đạo công tác xây dựng pháp luật và quản lý cơng tác này của chính quyền tỉnh, mà cịn tự mình bảo đảm sự nhất quán của các chủ trương, chính sách do Tỉnh ủy đặt ra với chủ trương, chính sách của các cơ quan lãnh đạo Đảng Trung ương. Đối với cơ quan chính quyền tỉnh phải coi thể chế hóa chủ trương, chính sách của Tỉnh ủy là nhiệm vụ chính trị hàng đầu, song phải phát huy tính độc lập, sáng tạo, tránh biến văn bản quy phạm pháp
luật của mình thành văn kiện chính trị thuần túy, chung chung như một sự hợp pháp hóa về mặt nhà nước nghị quyết của Tỉnh ủy.
Thứ hai, bảo đảm các nguyên tắc dân chủ, pháp chế, công khai, minh
bạch trong hoạt động ban hành văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương cấp tỉnh.
Dân chủ, pháp chế, công khai, minh bạch là những nguyên tắc văn bản trong quản lý nhà nước nói chung cũng như trong từng lĩnh vực của đời sống xã hội.
- Dân chủ trong quản lý nhà nước có nội dung cơ bản – theo quan điểm của VI.Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và của Đảng ta là phải thu hút ngày càng đông đảo nhân dân tham gia vào quản lý nhà nước. Nhận định về ý nghĩa quan trọng của điều này, VI. Lênin đã viết trong tác phẩm “những người Bốnêvích
sẽ giữ được chính quyền hay khơng?”, đó là “phương pháp tuyệt diệu để tăng ngay một lúc bộ máy nhà nước của chúng ta lên gấp mười lần, phương pháp mà trước kia bất kỳ một nhà nước tư bản chủ nghĩa nào cũng khơng bao giờ có được và ngày nay cũng khơng thể có được”.
Cùng với tư tưởng trên của VI.Lênin, Chủ tịch Hồ Chí Minh sinh thời cũng nhiều lần nhấn mạnh cách mạng thành công hay thất bại đều ở nơi dân, “Dễ trăm lần khơng dân cũng chịu”, “Khó vạn lần dân liệu cũng xong”; trong công cuộc đổi mới, Đảng ta đã vận dụng linh hoạt nguyên tắc dân chủ trong quản lý nhà nước, đề ra các yêu cầu đòi hỏi cụ thể cho từng lĩnh vực quản lý, trên cả ba mặt xây dựng pháp luật, thực hiện pháp luật và bảo vệ pháp luật, nhấn mạnh: Mọi quyết định của Đảng và nhà nước phải được lấy ý kiến nhân dân ngay từ khâu đầu tiên của quy trình soạn thảo và thực hiện quyết định (xem Văn kiện Đại hội 7).
- Pháp chế trong hoạt động ban hành văn bản quy phạm pháp luật
Pháp chế hiểu theo nghĩa chung nhất là chế độ tuân thủ pháp luật một cách nghiêm minh, tự giác của tất cả các thiết chế trong hệ thống chính trị các cán bộ, cơng chức nhà nước, Đảng, đồn thể, lực lượng vũ trang, đơn vị kinh tế và mọi công dân. Để thiết lập pháp chế thống nhất, trên bình diện xã hội đặt ra
nhiều vấn đề trong đó địi hỏi trước hết là các cơ quan nhà nước, các cán bộ, công chức nhà nước phải tuân thủ nghiêm minh pháp luật, mọi vi phạm pháp luật phải được xử lý kịp thời, nghiêm minh.
- Nguyên tắc dân chủ, pháp chế đều đòi hỏi phải công khai, minh bạch ngược lại thực hiện công khai, minh bạch trở thành điều kiện, biện pháp để thực hiện dân chủ, pháp chế.
Với nội dung và ý nghĩa trên bảo đảm yêu cầu dân chủ, pháp chế, công khai, minh bạch trong hoạt động ban hành văn bản QPPL của tất cả các cấp là điều kiện tiên quyết để bảo đảm hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, bảo đảm cho nhà nước phục vụ nhân dân tốt hơn, được dân tin hơn; cần chú ý các vấn đề:
- Thẩm quyền ban hành văn bản QPPL.
- Sự tuân thủ các nguyên tắc xây dựng pháp luật, quy trình soạn thảo. - Các hình thức, phương pháp lấy ý kiến, tiếp thu ý kiến đóng góp của nhân dân vào sự thảo văn bản.
- Vấn đề công bố kỹ thuật soạn thảo văn bản, bảo đảm tính rõ ràng, cụ thể của các quy định trong văn bản.
Thứ ba, yêu cầu bảo đảm chất lượng của hệ thống văn bản QPPL của
chính quyền địa phương cấp tỉnh.
Suy cho cùng, đây là yêu cầu và cũng là mục đích chung của cơng tác xây dựng pháp luật và quản lý nhà nước đối với công tác này. Yêu cầu bảo đảm chất lượng hệ thống văn bản QPPL của chính quyền địa phương đối với hoạt động ban hành văn bản QPPL được thể hiện:
- Bảo đảm tính nhất quán của hệ thống các văn bản QPPL của từng cơ quan chính quyền địa phương cấp tỉnh (HĐND, UBND), sự thống nhất của văn bản QPPL của UBND với văn bản QPPL của HĐND.
- Bảo đảm giữa các văn bản QPPL của chính quyền tỉnh tạo thành một hệ thống thống nhất có sự phối hợp tác động cũng được định hướng đến mục tiêu chung, đồng thời thống nhất với hệ thống văn bản QPPL của các cơ quan nhà nước Trung ương.
- Bảo đảm chất lượng kỹ thuật của từng văn bản QPPL của HĐND và UBND.
Những bảo đảm trên là cho hệ thống văn bản QPPL của chính quyền tỉnh tác động tích cực lên sự phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.
Thứ tư, bảo đảm sự kiểm tra, thanh tra, giám sát chặt chẽ việc tuân thủ
các quy định pháp luật về xây dựng, ban hành văn bản QPPL của chính quyền tỉnh, của các cơ quan quản lý, các cơ quan trực tiếp tham gia soạn thảo dự thảo và ban hành văn bản QPPL.
1.3.1.2. Những yêu cầu cụ thể
Yêu cầu cụ thể là sự cụ thể hóa các yêu cầu chung, gắn với từng nội dung hoạt động ban hành văn bản QPPL của HĐND và UBND cấp tỉnh. Đó là:
Thứ nhất, yêu cầu đối với việc hoạt động ban hành xây dựng chương
trình xây dựng văn bản QPPL của HĐND và UBND cấp tỉnh.
- Ngay từ tháng 10 hàng năm, Văn phòng UBND tỉnh là cơ quan chủ trì cần kịp thời hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện thực hiện việc lập dự kiến chương trình ban hành văn bản, để trình UBND tỉnh ban hành ngay từ ngày đầu của năm sau.
- Văn phòng UBND tỉnh chủ động phối hợp Sở Tư pháp – cơ quan quản lý nhà nước việc ban hành văn bản QPPL trên địa bàn tỉnh để xây dựng chương trình ban hành văn bản đảm bảo tính khả thi. Đồng thời sau khi Chương trình được ban hành, hai cơ quan này tiếp tục phối hợp theo dõi, đơn đốc các ngành, cấp thực hiện Chương trình và bổ sung kịp thời các vấn đề cần ban hành văn bản QPPL trình UBND tỉnh quyết định.
Thứ hai, yêu cầu đối với xây dựng các quy định về thực hiện quy trình,
quy chế phối hợp và trách nhiệm soạn thảo, ban hành văn bản.
Trong nội dung quy định, quy chế cần làm rõ được các vấn đề sau:
- Nguyên tắc chung của thực hiện quy trình, quy chế phối hợp và trách nhiệm soạn thảo, ban hành văn bản nhằm đảm bảo đúng các quy định của pháp luật về trình tự, thủ tục ban hành văn bản QPPL; văn bản được ban hành đảm bảo tính hợp hiến, hợp pháp, tính thống nhất và tính khả thi của văn bản.
- Quan hệ phối hợp giữa cơ quan chủ trì soạn thảo với các cơ quan: Văn phòng UBND tỉnh, Sở Tư pháp.
- Quan hệ phối hợp giữa cơ quan chủ trì soạn thảo với cơ quan thẩm định văn bản: Sở Tư pháp.
- Quan hệ giữa cơ quan thẩm định văn bản (Sở Tư pháp) với cơ quan có thẩm quyền ban hành văn bản QPPL.
Thứ ba, yêu cầu đối với việc thực hiện các hoạt động quản lý văn bản
Quản lý văn bản được thực hiện từ quá trình lập dự kiến xây dựng chương trình ban hành văn bản của HĐND, UBND tỉnh, đến hoạt động soạn thảo, ban hành văn bản, theo dõi phát hành văn bản, lưu trữ văn bản (công tác văn thư). Yêu cầu của công tác này bao gồm:
- Việc lập dự kiến Chương trình ban hành văn bản QPPL, soạn thảo, lấy ý kiến, thẩm định, thảo luận thông qua văn bản, ban hành văn bản cần tuân thủ theo quy định của Luật Ban hành văn bản QPPL của HĐND, UBND (năm 2004)
- Quản lý văn bản sau khi ban hành phải đảm bảo khoa học, đầy đủ, đúng nguyên tắc; khi lưu trữ phải phân loại văn bản để thuận tiện cho việc tra cứu, sử dụng, cần làm rõ và chính xác việc quản lý văn bản QPPL, quản lý văn bản theo chế độ mật và quản lý văn bản hành chính.
Thứ tư, yêu cầu đối với tổ chức bộ máy và nhân sự thực hiện hoạt động
ban hành văn bản QPPL của HĐND và UBND cấp tỉnh.
Tổ chức bộ máy thực hiện hoạt động ban hành văn bản QPPL cần được kiện toàn cho đúng với chức năng, nhiệm vụ theo hướng chuyên trách. Đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác này cần được đảm bảo về chất lượng, số lượng, năng lực trình độ để thực hiện nhiệm vụ đạt hiệu quả cao.
- Đối với cơ quan chủ trì việc lập dự kiến Chương trình ban hành văn bản QPPL cần phân cơng cán bộ, cơng chức có năng lực, trình độ đảm nhiệm chuyên trách hoạt động công tác này.
- Đối với cơ quan soạn thảo văn bản cần giao trách nhiệm cho đơn vị, cán bộ có chun mơn quản lý nhà nước về lĩnh vực văn bản cần ban hành là
đơn vị chủ trì soạn thảo và phối hợp với Phịng pháp chế (nơi có phịng pháp chế), hoặc cán bộ pháp chế để kiểm soát việc soạn thảo văn bản đảm bảo tính hợp hiến, hợp pháp, tính thống nhất và tính khả thi của văn bản; đảm bảo kỹ thuật soạn thảo, ban hành văn bản.
- Đối với cơ quan quản lý nhà nước việc ban hành văn bản cần được tổ chức theo cơ cấu có phịng quản lý xây dựng văn bản, phòng quản lý việc kiểm tra, rà sốt, hệ thống hóa văn bản đồng thời lựa chọn và phân cơng cán bộ, cơng chức có năng lực, trình độ thực hiện các nhiệm vụ soạn thảo, thẩm định, tự kiểm tra, kiểm tra, rà sốt, hệ thống hóa văn bản QPPL.
- Đối với nhiệm vụ quản lý văn bản đi và đến, lưu trữ văn bản: Các cơ quan, đơn vị khi lựa chọn Chánh, phó văn phịng, cán bộ, cơng chức làm cơng tác văn thư, lưu trữ cần phải lựa chọn người có kiến thức về soạn thảo, ban hành văn bản, nhất là về trình tự, thủ tục và kỹ thuật soạn thảo, ban hành văn bản.
Thứ năm, yêu cầu về hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện soạn
thảo, ban hành văn bản, rà sốt, hệ thống hóa văn bản QPPL và chế độ thông tin, báo cáo, thống kê về cơng tác này.
Mục đích của hoạt động này nhằm hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc các cơ quan, tổ chức, cá nhân được giao nhiệm vụ thực hiện đúng các quy định của pháp luật về trình tự, thủ tục ban hành văn bản QPPL, về kỹ thuật soạn thảo văn bản QPPL, về kiểm tra, rà sốt, hệ thống hóa văn bản QPPL và các yêu cầu, mẫu biểu trong thực hiện chế độ thơng tin báo cáo. Do đó:
- Ngay từ đầu năm Sở Tư pháp có trách nhiệm hướng dẫn các cấp, các ngành thực hiện soạn thảo, ban hành văn bản, rà sốt, hệ thống hóa văn bản QPPL đảm bảo đúng yêu cầu của Bộ Tư pháp đặt ra, sao cho chi tiết, cụ thể, rõ ràng các nội dung, thời gian cần phải thực hiện và chế độ thông tin, báo cáo về hoạt động này.
- Qua một thời gian triển khai Sở Tư pháp theo dõi, đôn đốc các đơn vị thực hiện soạn thảo, ban hành văn bản, rà sốt, hệ thống hóa văn bản QPPL và có kế hoạch kiểm tra cụ thể đối với các nội dung trên.
Thứ sáu, yêu cầu tổ chức đào tạo, bồi dưỡng kiến thức pháp luật, kỹ
năng, nghiệp vụ hoạt động ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
- Hàng năm, Bộ Tư pháp cần tổ chức đào tạo, bồi dưỡng kiến thức pháp luật, kỹ năng, nghiệp vụ hoạt động ban hành văn bản cho các cán bộ, cơng chức phịng xây dựng, kiểm tra, rà soát văn bản của Sở Tư pháp, cán bộ pháp chế các sở, ban, ngành, cán bộ theo dõi việc ban hành văn bản của Văn phịng UBND tỉnh.
- Ít nhất mỗi năm một lần Sở Tư pháp tổ chức đào tạo, bồi dưỡng kiến thức pháp luật, kỹ năng, nghiệp vụ hoạt động ban hành văn bản theo kế hoạch của tỉnh, của ngành cho các đối tượng sau với các nội dung phù hợp cho từng đối tượng:
+ Cán bộ, cơng chức làm cơng tác văn phịng tại các sở, ban, ngành, HĐND và UBND cấp huyện.
+ Cán bộ, công chức làm công tác pháp chế tại các sở, ban, ngành. + Cộng tác viên kiểm tra văn bản cấp tỉnh, huyện.
+ Lãnh đạo, chuyên viên các Phòng Tư pháp cấp huyện.
Thứ bảy, yêu cầu tổ chức kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo,
giám sát việc chấp hành các quy định của pháp luật về soạn thảo, ban hành văn bản; về kiểm tra, rà sốt, hệ thống hóa văn bản QPPL.
Cần được thực hiện thường xuyên, kịp thời, nhằm phát hiện các vi phạm trong quá trình soạn thảo, ban hành văn bản, kiểm tra, rà sốt, hệ thống hóa văn bản QPPL để kịp thời khắc phục, xử lý đảm bảo đúng các quy định của Luật Ban hành văn bản QPPL và Luật Khiếu nại, Tố cáo.