nghiệp vụ về hoạt động ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
Hoạt động nào cũng đều phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó yếu tố hàng đầu là vấn đề con người, bởi chính đội ngũ cán bộ, cơng chức vừa là người chỉ đạo, điều hành vừa là người trực tiếp thực hiện nhiệm vụ quản lý bảo đảm chất lượng, hiệu quả quản lý. Đối với việc hoạt động ban hành văn bản quy phạm pháp luật điều đó lại càng đúng, hơn nữa yêu cầu nội dung đào tạo còn rộng và phức tạp, bởi trực tiếp liên quan đến chất lượng pháp luật. Điều đó địi hỏi phải chú ý tới các vấn đề sau:
- Thường xuyên bồi dưỡng kiến thức pháp luật gồm kiến thức pháp luật nói chung và pháp luật về ngành, lĩnh vực được nhà nước giao.
- Bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ hoạt động ban hành văn bản bao gồm kỹ năng về lập dự kiến chương trình ban hành văn bản, kỹ năng, nghiệp vụ về soạn thảo, ban hành văn bản quy phạm pháp luật, các kỹ năng, nghiệp vụ về thẩm định, thẩm tra, giám sát, kiểm tra, rà sốt, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật, đặc biệt là kỹ năng, nghiệp vụ hệ thống hóa văn bản.
- Cơng tác bồi dưỡng pháp luật, kỹ năng, nghiệp vụ về quản lý hoạt động ban hành văn bản có chất lượng hay khơng phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có việc áp dụng các hình thức có thể là trực tiếp hoặc có thể là gián tiếp.
+ Hình thức trực tiếp là hình thức do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền tổ chức thơng qua các cuộc hội nghị tập huấn, mở các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ theo thời gian nhất định với nội dung, phù hợp với đối tượng quản lý cụ thể.
+ Hình thức gián tiếp là hình thức do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền thực hiện, có tác động gián tiếp nâng cao kiến thức pháp luật, kỹ năng, nghiệp vụ về hoạt động ban hành văn bản, như thông qua việc in ấn các tài liệu, đề cương, ấn phẩm theo chuyên đề cần bồi dưỡng hoặc các phương tiện thông tin đại chúng như với việc xây dựng các chuyên trang, chuyên mục, chuyên đề ... bằng báo nói, báo viết, báo hình ...