Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh là điều kiện bảo đảm năng lực, hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội ở tỉnh.
Theo chủ trương của Đảng "quản lý đất nước bằng pháp luật chứ không chỉ đạo bằng đạo lý" địi hỏi Nhà nước, trong đó có chính quyền các cấp trong quá trình quản lý phải đồng thời chú ý đồng bộ cả ba phương diện xây dựng pháp luật, thực hiện pháp luật, bảo vệ pháp luật.
- Có thể hiểu xây dựng pháp luật là "một trong những hình thức hoạt động cơ bản nhất của Nhà nước. Đó là hoạt động soạn thảo và ban hành các đạo luật và các văn bản QLPL khác của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, cơ quan các tổ chức xã hội khi được Nhà nước trao quyền. Xây dựng pháp luật được coi là một q trình, vì nó bao gồm hàng loạt các thủ tục cần thiết diễn ra trong thời gian dài nhất định để tạo ra văn bản QPPL mới. Khoa học pháp lý coi xây dựng pháp luật khơng đơn thuần là những thủ tục chính thức để thơng qua các văn bản QPPL, mà còn bao gồm việc nghiên cứu phát hiện vấn đề cần điều chỉnh bằng pháp luật, đề xuất dự án pháp luật, soạn thảo, thảo luận, …" .
- Trong khi đó, thực hiện pháp luật là "hiện tượng, q trình có mục đích làm cho những quy định của pháp luật trở thành hoạt động thực tế của các chủ thể" . Các hình thức thực hiện pháp luật bao gồm: Tuân thủ pháp luật, chấp hành pháp luật, sử dụng pháp luật và áp dụng pháp luật.
- Các hình thức thực hiện pháp luật trên được khoa học pháp lý giải thích như sau:
+ Tuân thủ pháp luật là việc "các chủ thể pháp luật kiềm chế không tiến hành những hoạt động pháp luật mà pháp luật ngăn cấm" .
+ Chấp hành pháp luật là việc "các chủ thể pháp luật thực hiện nghĩa vụ của mình bằng hành động tích cực".
+ Sử dụng pháp luật là việc "các chủ thể pháp luật thực hiện quyền chủ thể của mình (thực hiện những hành vi mà pháp luật cho phép)" .
+ Áp dụng pháp luật là "Nhà nước thông qua các cơ quan có thẩm quyền hoặc nhà chức trách tổ chức cho các chủ thể thực hiện những quy định của pháp luật" .
- Xây dựng pháp luật và thực hiện pháp luật có quan hệ hữu cơ với bảo vệ pháp luật. Xây dựng pháp luật và thực hiện pháp luật tốt nhưng những hành vi vi phạm pháp luật, nhất là những vi phạm từ phía Nhà nước, cán bộ, cơng chức Nhà nước không được ngăn chặn, xử lý nghiêm minh, kịp thời thì pháp luật khơng thể giữ vị trí thượng tơn, trật tự quản lý Nhà nước bị phá vỡ, không bảo đảm hiệu lực, hiệu quả quản lý. Vì lẽ đó, trong quản lý Nhà nước phải đồng thời coi trọng cả xây dựng pháp luật, thực hiện pháp luật và bảo vệ pháp luật. Bảo vệ pháp luật ở đây được hiểu là hoạt động của các cơ quan Nhà nước nhằm tăng cường trật tự, kỷ cương của pháp luật, đưa pháp luật vào nền nếp, vào đời sống xã hội. Các biện pháp để đảm bảo và bảo vệ pháp luật, đó là: Tổ chức tốt công tác thực hiện pháp luật; Tiến hành thường xun, kiên trì cơng tác kiểm tra, giám sát, xử lý nghiêm minh những vi phạm pháp luật, … Mục đích nhằm tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa. Vì vậy, mọi hành vi vi phạm pháp luật phải được xử lý nghiêm minh, bảo đảm nguyên tắc mọi người đều bình đẳng trước pháp luật "khơng làm các việc quan xử thì theo lễ, dân phải chịu hình pháp", "các cơ quan làm công tác bảo vệ pháp luật cần phải phản ứng nhanh chóng và hiệu quả đối với các vi phạm pháp luật, phát hiện kịp thời làm sáng tỏ và xử lý các vụ vi phạm một cách đúng đắn, kịp thời".
Như trên đã phân tích và thực tiễn quản lý đã khẳng định: hiệu lực và hiệu quả quản lý Nhà nước phụ thuộc vào cả ba phương diện hoạt động trên. Điều đó là vì:
- Khơng có hoặc thiếu pháp luật thì khơng có chuẩn mực điều chỉnh và đánh giá các hoạt động quản lý; có pháp luật mà chất lượng khơng bảo đảm hoặc có pháp luật tốt nhưng khơng được thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không kịp thời, vi phạm pháp luật trong quản lý không được phát hiện, xử lý nghiêm minh thì đều khơng đạt được hiệu lực, hiệu quả quản lý.
Những năm đổi mới, vấn đề nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước luôn là mục đích chỉ đạo tồn bộ hoạt động đổi mới cải cách bộ máy Nhà nước, gắn với việc thực hiện đồng bộ ba cuộc cải cách lớn là cải cách hệ thống pháp luật, cải cách hành chính, cải cách tư pháp, trong đó chú trọng cải cách thể chế và bộ máy, đội ngũ cán bộ, công chức.
Thực tế cho thấy đã có nhiều thành tựu lớn trong cải cách, song cũng còn nhiều hạn chế trên cả mặt xây dựng pháp luật, thi hành pháp luật và bảo vệ pháp luật, mà một trong những nguyên nhân là do chậm đặt vấn đề quản lý cả ba phương diện hoạt động trên, tức là quản lý công tác xây dựng pháp luật, quản lý công tác thực hiện pháp luật, quản lý công tác bảo vệ pháp luật.
Quản lý công tác xây dựng pháp luật, như đã phân tích bao hàm quản lý Nhà nước hoạt động xây dựng chương trình pháp luật, quản lý các hoạt động soạn thảo, ban hành văn bản QPPL thực hiện việc theo dõi, đôn đốc các cơ quan được giao nhiệm vụ soạn thảo tuân thủ đúng các quy định về thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục do pháp luật quy định trong việc soạn thảo, ban hành văn bản, cũng như bảo đảm tính hệ thống của các văn bản QPPL, bảo đảm đúng tiến độ và chất lượng văn bản. Đồng thời quản lý Nhà nước hoạt động xây dựng pháp luật còn bao gồm quản lý các hoạt động kiểm tra, thẩm tra, giám sát việc soạn thảo, ban hành văn bản QPPL, các hoạt động có tính kỹ thuật như rà soát, hệ thống hoá văn bản QPPL và các hoạt động quản lý văn bản.
Như vậy, với nội dung trên cho thấy quản lý công tác xây dựng pháp luật tốt tạo tiền đề, điều kiện việc thi hành pháp luật, bảo vệ pháp luật cũng như quản lý các hoạt động đó tốt, và do đó tác động tích cực lên q trình quản lý các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội. Đến lượt mình quản lý cơng tác xây dựng pháp luật nói chung, quản lý hoạt động ban hành văn bản QPPL của
HĐND, UBND tỉnh nói riêng tác động tích cực đến việc bảo đảm hiệu lực, hiệu quả quản lý các lĩnh vực kinh tế - xã hội của chính quyền, thể hiện ở chỗ:
- Phối hợp được các nguồn lực Nhà nước và xã hội trong hoạt động ban hành văn bản QPPL của HĐND, UBND tỉnh, đặc biệt là nguồn lực trí tuệ của nhân dân. Trên ý nghĩa đó, quản lý hoạt động ban hành văn bản QPPL của chính quyền tỉnh tốt cũng là bảo đảm thực hiện dân chủ trong xây dựng, bảo đảm cho các văn bản QPPL của chính quyền tỉnh phản ánh chính xác chủ trương của Tỉnh uỷ, ý chí, nguyện vọng của nhân dân trên địa bàn tỉnh, và do đó bảo đảm cho các văn bản cũng trở thành hệ thống thống nhất, nhất quán với các văn bản của các cơ quan Nhà nước Trung ương, trở thành hệ thống chuẩn mực cho việc điều chỉnh và đánh giá khách quan hiệu lực, hiệu quả quản lý các lĩnh vực kinh tế - xã hội của chính quyền địa phương.
- Bảo đảm được trật tự, kỷ cương trong hoạt động xây dựng văn bản QPPL của chính quyền tỉnh, trong đó có việc tn thủ các quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân năm 2004 về thẩm quyền, trình tự, thủ tục soạn thảo ban hành văn bản.
- Bảo đảm cho chính quyền tỉnh ln nắm vững tổng quan trong hệ thống văn bản QPPL của chính quyền tỉnh từ đó có chủ trương, biện pháp kiện tồn kịp thời.
Nhìn một cách tổng quát, việc bảo đảm quản lý hoạt động ban hành văn bản của HĐND và UBND cấp tỉnh trực tiếp góp phần nâng cao năng lực của các cơ quan chính quyền trong tỉnh, cụ thể là:
+ Với HĐND tỉnh: Bảo đảm thực hiện chức năng quyết định và giám sát của HĐND, nghĩa là giúp HĐND, các đại biểu HĐND nhận thức đúng đắn, nghiêm túc về trách nhiệm trước cử tri trong việc ban hành văn bản QPPL của chính quyền tỉnh; nắm bắt được ý chí, nguyện vọng, u cầu, địi hỏi của nhân dân địa phương, nắm bắt thực tiễn đời sống kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh địi hỏi phải có sự điều chỉnh bằng văn bản QPPL, có biện pháp kịp thời ban hành, sửa đổi, bổ sung, thay thế các văn bản lỗi thời, khơng cịn phù hợp, đồng thời
giám sát thường xuyên, kịp thời việc thực hiện hoạt động ban hành văn bản của UBND tỉnh, của HĐND, UBND cấp dưới theo quy định.
+ Với UBND tỉnh: UBND tỉnh có chức năng chấp hành trong đó có chấp hành nghị quyết của HĐND, các chỉ thị, mệnh lệnh và văn bản pháp luật của các cơ quan Nhà nước Trung ương và chức năng quản lý hành chính Nhà nước đối với các lĩnh vực kinh tế - xã hội ở địa phương.
Quản lý hành chính là một hình thức hoạt động của Nhà nước do Chính phủ, các Bộ, các cấp chính quyền địa phương tiến hành, có nội dung là bảo đảm sự chấp hành luật, pháp lệnh, nghị quyết của Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, nghị định của Chính phủ, Thơng tư của các Bộ, liên Bộ, nghị quyết của HĐND các cấp, nhằm tổ chức chỉ đạo một cách trực tiếp và thường xuyên công cuộc xây dựng kinh tế, văn hoá - xã hội, … UBND tỉnh với vị trí đó phải bảo đảm cho các văn bản của các cơ quan quyền lực Nhà nước được thực hiện trên thực tế, đồng thời nhân danh Nhà nước ban hành các văn bản QPPL theo thẩm quyền để điều chỉnh các hoạt động quản lý cụ thể đưa địa phương phát triển tồn diện, bảo đảm cơng bằng, bình đẳng dân chủ xã hội. Chính vì vậy, UBND tỉnh nếu làm tốt cơng tác chỉ đạo cơ quan chuyên môn, các cấp, các ngành thực hiện nghiêm túc, đầy đủ chức năng, nhiệm vụ được giao trong quản lý Nhà nước hoạt động ban hành văn bản QPPL thì mới bảo đảm cho chính quyền quản lý có hiệu lực, hiệu quả thực hiện tốt chức năng của cơ quan hành chính cấp tỉnh.
+ Với các sở, ban, ngành tỉnh, quản lý hoạt động ban hành văn bản QPPL của chính quyền tỉnh giúp thực hiện tốt việc hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc của cơ quan quản lý Nhà nước về công tác soạn thảo, ban hành, kiểm tra rà soát, hệ thống hoá văn bản QPPL đồng thời cũng giúp thực hiện tốt chức năng tham mưu giúp UBND tỉnh trong việc xây dựng dự thảo đảm bảo trình tự, thủ tục ban hành văn bản QPPL; tự kiểm tra nghiêm túc khách quan các văn bản có chứa đựng QPPL do Sở, ngành mình ban hành; tạo cơ sở thực tiễn để tiến hành có chất lượng việc đồng bộ định kỳ 6 tháng, 1 năm và thực hiện các chuyên đề
cơng tác rà sốt, hệ thống hố văn bản QPPL theo quy định, đóng góp tích cực vào việc hồn thiện hệ thống pháp luật của chính quyền tỉnh.
+ Với chính quyền cấp huyện, cơ quan Nhà nước cấp dưới của chính quyền tỉnh. Quản lý hoạt động ban hành văn bản QPPL của chính quyền cấp tỉnh tốt sẽ giúp cho chính quyền huyện tổ chức thực hiện kịp thời các văn bản QPPL của các cơ quan Trung ương, văn bản QPPL của HĐND, UBND tỉnh ban hành, chấp hành sự chỉ đạo của UBND tỉnh, hướng dẫn của Sở Tư pháp trong công tác quản lý hoạt động ban hành văn bản QPPL, đặc biệt việc chỉ đạo các cơ quan chun mơn cùng cấp tham mưu giúp chính quyền cấp huyện đảm bảo trình tự, thủ tục soạn thảo, ban hành văn bản QPPL, tiến hành các biện pháp kỹ thuật nghiệp vụ trong kiểm tra, rà soát, hệ thống hoá văn bản QPPL nhằm góp phần xây dựng hệ thống QPPL trên địa bàn tỉnh được thống nhất đồng bộ với nhau và đảm bảo hợp hiến, hợp pháp.