Tăng cường năng lực hoạt động ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân tỉnh của các cơ quan

Một phần của tài liệu Hoạt động ban hành văn bản quy phạm pháp luật của hội đồng nhân dân và UBND tỉnh hải dương thực trạng và giải pháp (Trang 85 - 93)

pháp luật của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân tỉnh của các cơ quan tham gia thực hiện trên cơ sở:

Tăng cường năng lực hoạt động ban hành văn bản QPPL của HĐND, UBND tỉnh liên quan nhiều vấn đề, gắn trực tiếp với việc xây dựng và hoàn thiện bộ máy nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, trên cơ sở thực hiện đồng bộ các giải pháp về cơ chế, chính sách, con người và các điều kiện vật chất bảo đảm. Từ tiếp cận như vậy có các giải pháp cụ thể sau:

3.3.3.1. Kiện toàn cơ chế phối hợp và tăng cường trách nhiệm ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh, Sở Tư pháp, các sở, ngành (phòng pháp chế, cán bộ pháp chế, cộng tác viên kiểm tra văn bản) và Ban Pháp chế Hội đồng nhân dân

Giải pháp đảm bảo đòi hỏi:

- Phân định rõ quyền và trách nhiệm của Văn phòng UBND cấp tỉnh và Sở Tư pháp theo hướng thống nhất đầu mối chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh về quản lý nhà nước công tác ban hành văn bản QPPL và chất lượng văn bản QPPL khi được ban hành, đặc biệt là khi văn bản QPPL ban hành có dấu hiệu trái pháp luật.

- Ban pháp chế HĐND tỉnh cần pháp huy vai trị của mình trong việc tham mưu giúp HĐND tỉnh thực hiện chức năng giám sát việc thực hiện các

quy định của Luật Ban hành văn bản QPPL của HĐND và UBND đối với các cơ quan chuyên môn của UBND tỉnh; việc thực hiện pháp luật về kiểm tra, xử lý văn bản QPPL của UBND tỉnh, của Sở Tư pháp.

- Các có quan chun mơn của UBND tỉnh, trực tiếp là các cán bộ pháp chế, cộng tác viên kiểm tra văn bản QPPL cần chủ động thực hiện chức năng, nhiệm vụ tham mưu giúp Giám đốc Sở, ngành mình trong cơng tác soạn thảo, ban hành, tự kiểm tra, rà sốt, hệ thơng hố văn bản thuộc quyền quản lý của ngành, đơn vị mình, như:

+ Việc đề xuất dự kiến nội dung, chương trình soạn thảo văn bản QPPL trình HĐND, UBND tỉnh ban hành hàng năm;

+ Trực tiếp soạn thảo hoặc tham gia đóng góp ý kiến và dự thảo văn bản do Sở, ngành mình trình UBND tỉnh thơng qua, ban hành;

+ Trực tiếp hoặc chủ trì phối hợp với các phịng, ban chun mơn của sở, ngành mình để thực hiện cơng tác rà sốt, hệ thống hố văn bản QPPL;

+ Tự kiểm tra các văn bản do sở, ngành mình ban hành hướng dẫn, chỉ đạo các cơ quan chuyên môn cấp dưới thực hiện.

- Giữa các cơ quan Văn phòng UBND tỉnh, Sở Tư pháp, các sở, ban ngành cần tăng cường mối quan hệ phối hợp để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ được giao và đáp ứng yêu cầu của hoạt động ban hành văn bản QPPL trong giai đoạn hiện nay.

- Điều kiện quan trọng của giải pháp này là UBND tỉnh cần ban hành Quy chế phối hợp giữa các cơ quan chức năng, trong đó cần xác định các nội dung chủ yếu sau:

+ Làm rõ mối quan hệ của từng cơ quan trong hoạt động quản lý và xây dựng văn bản QPPL, cơ quan nào là cơ quan chủ trì, cơ quan nào là cơ quan phối hợp thực hiện; cách thức, thời gian, quy trình phối hợp giữa các cơ quan này với nhau.

+ Trách nhiệm Văn phòng UBND tỉnh trong chức năng quản lý nhà nước về xây dựng dự kiến chương trình ban hành văn bản QPPL, trong quản lý, theo dõi việc phát hành, lưu trữ văn bản do UBND tỉnh ban hành.

+ Trách nhiệm của Sở Tư pháp với chức năng tham mưu giúp UBND tỉnh quản lý việc ban hành văn bản QPPL trên địa bàn tỉnh. Trong đó quy định cụ thể trách nhiệm đối với việc hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra hoạt động soạn thảo, ban hành, thẩm định, kiểm tra, rà sốt, hệ thống hố văn bản QPPL nói chung và trực tiếp thực hiện nhiệm vụ thẩm định, tự kiểm tra, rà soát, hệ thống hoá văn bản do HĐND, UBND cấp tỉnh ban hành nói riêng.

+ Trách nhiệm của cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh trong việc đề xuất dự kiến chương trình ban hành văn bản QPPL, việc soạn thảo, rà soát, hệ thống hoá văn bản đối với phạm vi được giao theo dõi quản lý nhà nước.

3.3.3.2. Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức soạn thảo văn bản.

Đây là giải pháp về nguồn lực con người cho quản lý và do đó là giải pháp hết sức quan trọng. Điều này địi hỏi đội ngũ cơng chức làm cơng tác quản lý và soạn thảo văn bản phải đủ về số lượng, có cơ cấu hợp lý, có trình độ chun mơn nghiệp vụ cao, có bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức tốt; thường xuyên được đổi mới về kiến thức và cập nhật thông tin để nắm vững những yêu cầu của thực tiễn đặt ra, đủ tri thức để chủ động triển khai thực hiện nhiệm vụ soạn thảo văn bản QPPL, đáp ứng các yêu cầu của công tác quản lý và xây dựng văn bản QPPL.

Nhằm đạt được mục đích ấy cần chú ý các giải pháp:

- Củng cố đội ngũ công chức trực tiếp làm công tác quản lý và xây dựng văn bản QPPL ở các cấp nói chung và cấp tỉnh nói riêng. Cơ cấu cán bộ bảo đảm có chun viên chính và chun viên. Tỷ lệ chuyên viên chính và chuyên viên là 1-3 nhằm thực hiện tốt, đúng các chức trách, nhiệm vụ được giao theo hướng mỗi chuyên viên đảm nhiệm chuyên trách một hoạt động, như về: công tác soạn thảo, công tác tự kiểm tra, kiểm tra văn bản, cơng tác rà sốt, hệ thống hố văn bản, cịn chun viên chính là người xem xét các công việc chung và kiểm sốt chất lượng cơng việc của các chun viên.

- Tiếp tục củng cố về tổ chức, biên chế của Sở Tư pháp đối với phịng chun mơn thực hiện chức năng quản lý nhà nước về ban hành văn bản QPPL theo đúng tách phòng văn bản QPPL thành 02 phòng gồm: Phòng Xây dựng,

thẩm định văn bản và Phịng Kiểm tra, rà sốt, hệ thống hố văn bản QPPL bảo đảm cơ cấu có Trưởng phịng, Phó trưởng phịng và ít nhất có 03 công chức chuyên môn để đảm nhận triển khai thực hiện nhiệm vụ:

Việc thành lập các phòng của Sở Tư pháp và phòng pháp chế tại các sở, ban, ngành cấp tỉnh nhằm bảo đảm tính độc lập giữa thẩm định và kiểm tra văn bản QPPL cũng như thực hiện tốt hơn nữa hoạt động ban hành văn bản QPPL trên địa bàn tỉnh.

- Kiện toàn cán bộ pháp chế tại các cơ quan, đơn vị để thực hiện tốt nhiệm vụ soạn thảo; tham gia đóng góp ý kiến vào dự thảo văn bản QPPL, tham mưu, thực hiện cơng tác rà sốt, hệ thống hoá văn bản QPPL, thực hiện tốt nhiệm vụ cộng tác viên kiểm tra văn bản QPPL cấp tỉnh theo hướng chun trách, đảm bảo có ít nhất 02 biên chế trong cơ cấu của Phịng pháp chế. Cơ cấu đó gồm cơng chức là chun viên chính, chun viên có trình độ chun mơn Luật và có hiểu biết về chun ngành thuộc lĩnh vực quản lý của ngành, lĩnh vực được theo dõi quản lý. Các công chức này phải đảm bảo đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ đặt ra đối với cơng tác này và phù hợp với điều kiện, tình hình thực tiễn của cơ quan, đơn vị.

- Đổi mới cơ chế quản lý đối với đội ngũ công chức trực tiếp làm công tác quản lý và xây dựng văn bản QPPL. Thực hiện việc tuyển dụng, tiếp nhận, sắp xếp cán bộ theo đúng tiêu chuẩn chức danh. Đánh giá công chức trên cơ sở hiệu quả cơng việc, chất lượng soạn thảo, tham gia đóng góp ý kiến, thẩm định, thẩm tra, rà soát, hệ thống hoá văn bản QPPL.

- Từng bước củng cố, kiện toàn về biên chế và tổ chức kiểm tra văn bản QPPL của Bộ Tư pháp để đảm bảo có đủ năng lực giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ kiểm tra và xử lý kịp thời văn bản QPPL do HĐND, UBND tỉnh ban hành có dấu hiệu trái pháp luật.

3.3.3.3. Chú ý đầu tư thích đáng cơ sở vật chất, trang thiết bị, kinh phí và áp dụng cơng nghệ thông tin trong hoạt động ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

Quan tâm, chú trọng đầu tư các điều kiện cơ sở vật chất, kinh phí, trang thiết bị cần thiết phục vụ công tác hoạt động ban hành văn bản QPPL là cơ sở bảo đảm hiệu lực, hiệu quả quản lý. Điều này cần chú trọng các giải pháp sau:

- Xây dựng và phát triển hệ cơ sở dữ liệu văn bản QPPL. Đây là cơ sở quan trọng giúp cho các cơ quan, cá nhân đảm bảo thực hiện tốt công tác quản lý và soạn thảo, thẩm định, thẩm tra, tự kiểm tra, kiểm tra, giám sát, rà soát, hệ thống hoá văn bản QPPL. Hệ cơ sở dữ liệu này bao gồm các văn bản QPPL do các cơ quan có thẩm quyền ở trung ương và địa phương ban hành theo nhiều tiêu chí (về thời gian, hình thức văn bản, chuyên ngành, lĩnh vực) và thuận tiện trong việc khai thác, sử dụng.

- Bộ Tư pháp cần xây dựng và thiết kế website hỗ trợ nghiệp vụ xây dựng, thẩm định, góp ý, kiểm tra và rà sốt, hệ thống hố văn bản QPPL trên tại Cổng thơng tin điện tử của Bộ. Các thông tin được cung cấp không chỉ là các hỗ trợ về nghiệp vụ công tác xây dựng văn bản QPPL, hệ cơ sở dữ liệu pháp luật mà cịn bao gồm các thơng tin lý luận và thực tiễn về công tác xây dựng văn bản QPLL trong nhà nước và nước ngồi.

- Bảo đảm kinh phí thích hợp cho công tác hoạt động ban hành văn bản QPPL đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đặt ra.

- Từng bước hiện đại hoá cơ sở vật chất, trang thiết bị làm việc của cơ quan và công chức trực tiếp tham gia xây dựng văn bản QPPL, như địa điểm làm việc thuận lợi, có máy vi tính có nối mạng internet, máy in, photocopy, mát fax, scan … và các điều kiện cần thiết khác.

KẾT LUẬN

Hoạt động ban hành văn bản QPPL, cũng như công tác thi hành pháp luật là những chức năng mới được Chính phủ quy định bổ sung cho Bộ tư pháp trong thời gian vừa qua. Thực tế cho thấy, vai trị của quản lý nhà nước nói chung, của quản lý nhà nước hoạt động ban hành văn bản QPPL nói riêng là hết sức quan trọng; bởi vì khơng phải chỉ bảo đảm được chất lượng công tác xây dựng pháp luật là có thể có được một hệ thống văn bản QPPL tốt. Tình trạng pháp luật thiếu thống nhất, văn bản QPPL, ngay cả các luật, pháp lệnh vừa ban hành đã phải sửa đổi, bổ sung; Tình trạng ban hành văn bản QPPL trái thẩm quyền, chất lượng, kỹ thuật văn bản kém, không đúng với các quy định về thể thức văn bản; số lượng văn bản quá lớn lại tản mạn gây khó khăn cho việc sử dụng, áp dụng, người dân doanh nghiệp rất khó tiếp cận.

Từ cách đặt vấn đề trên, luật văn với đề tài: "Hoạt động ban hành văn

bản QPPL của HĐND và UBND tỉnh Hải Dương: Thực trạng và Giải pháp"

Trên cơ sở những căn cứ lý luận được xây dựng, luận văn khảo sát và đánh giá thực trạng hoạt động ban hành văn bản QPPL của HĐND và UBND tỉnh Hải Dương trên từng nội dung cụ thể, rút ra những ưu điểm, hạn chế để làm cơ sở thực tiễn cho việc đề xuất và luận chứng các quan điểm, giải pháp bảo đảm hoạt động ban hành có hiệu lực, hiện quả lĩnh vực này.

Trong chương 3, luận văn đã phân tích, luận giải năm quan điểm và hai nhóm giải pháp lớn về thể chế, bộ máy nhân sự và các nguồn lực vật chất bảo đảm hoạt động ban hành văn bản QPPL của HĐND và UBND tỉnh Hải Dương. Cụ thể là:

- Về quan điểm, gồm:

+ Bảo đảm hoạt động ban hành văn bản QPPL của HĐND và UBND cấp tỉnh là điều kiện bảo đảm năng lực, hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội ở tỉnh.

+ Bảo đảm hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước đối với việc ban hành văn bản QPPL của HĐND, UBND cấp tỉnh địi hỏi phải xây dựng và hồn thiện hệ thống thể chế của quản lý đối với hoạt động này.

+ Bảo đảm hoạt động ban hành văn bản QPPL là điều kiện quan trọng bảo đảm công tác quản lý văn bản có nền nếp, trên cơ sở thực hiện việc chun nghiệp hố, chun mơn hố các chức danh cơng chức trong hoạt động ban hành và xây dựng văn bản QPPL trong bộ máy chính quyền tỉnh

+ Bảo đảm hoạt động ban hành văn bản QPPL của HĐND, UBND góp phần phát huy vai trò của các cơ quan pháp chế, các cơ quan, tổ chức bổ trợ tư pháp, đồng thời xác lập cơ chế phối hợp hiệu quả giữa các cơ quan, tổ chức trên trong hoạt động ban hành văn bản QPPL của chính quyền cấp tỉnh

+ Bảo đảm quản lý hoạt động ban hành văn bản QPPL của HĐND. UBND tỉnh phải trên cơ sở tăng cường tính dân chủ, cơng khai, minh bạch và pháp chế.

- Về giải pháp, gồm:

+ Nhóm giải pháp bảo đảm các nội dung quản lý.

Hoạt động ban hành văn bản QPPL nói chung, của chính quyền cấp tỉnh nói riêng, như trên đã phân tích là lĩnh vực hồn tồn mới mẻ, trong khuôn khổ của một luận văn thạc sỹ luật, với thời gian có hạn, chắc chắn luận văn không thể giải quyết thấu đáo mọi vấn đề. Căn cứ vào thực trạng hiện nay, luận văn cho rằng để bảo đảm hoạt động ban hành văn bản QPPL của chính quyền cấp tỉnh cần tập trung làm tốt những nội dung sau:

- Đẩy mạnh việc nghiên cứu những cơ sở lý luận và thực tiễn hoạt động ban hành văn bản QPPL của các cấp chính quyền, từ đó hồn thiện những cơ sở pháp lý của các lĩnh vực hoạt động này.

- Tăng cường việc tuyên truyền, phổ biến, đặc biệt là chú trọng công tác hướng dẫn của Bộ Tư pháp, Vụ Quản lý công tác xây dựng pháp luật và thi hành pháp luật của Bộ đối với việc thực hiện từng nội dung hoạt động ban hành văn bản QPPL của chính quyền các cấp, chú trọng chính quyền cấp tỉnh.

- Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh chú trọng lãnh đạo, chỉ đạo công tác quản hoạt động ban hành văn bản QPPL, tăng cường năng lực thực hiện của cơ quan Văn phòng UBND tỉnh, Sở Tư pháp, khẩn trưởng ban hành quy chế quản lý và phối hợp giữa các cơ quan chức năng thuộc bộ máy chính quyền tỉnh đối với từng nội dung hoạt động ban hành văn bản QPPL ./.

Một phần của tài liệu Hoạt động ban hành văn bản quy phạm pháp luật của hội đồng nhân dân và UBND tỉnh hải dương thực trạng và giải pháp (Trang 85 - 93)