Tăng cường tính dân chủ, cơng khai, minh bạch và pháp chế trong hoạt động ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân

Một phần của tài liệu Hoạt động ban hành văn bản quy phạm pháp luật của hội đồng nhân dân và UBND tỉnh hải dương thực trạng và giải pháp (Trang 72 - 74)

trong hoạt động ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dương.

Dân chủ là chế độ chính trị của Nhà nước với sự tham gia đơng đảo của quần chúng nhân dân lao động vào công việc quản lý Nhà nước mọi quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân, việc thực hiện quyền lực Nhà nước chỉ nhằm phục vụ nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân.

Nhà nước thừa nhận, bảo hộ quyền con người, quyền tự do, dân chủ của cơng dân, mọi cơng dân đều được bình đẳng về quyền và cơ hội phát triển. Dân chủ với nghĩa đó trở thành động lực phát triển Nhà nước, phát triển xã hội, phát triển cá nhân.

Quản lý Nhà nước hoạt động ban hành văn bản QPPL, một cách dân chủ đòi hỏi nhân dân phải được tham gia ngay từ khâu đầu tiên của quá trình lập dự kiến ban hành văn bản QPPL; đòi hỏi cơ quan Văn phòng UBND tỉnh phải hướng dẫn, đôn đốc các cấp, các ngành đăng ký chương trình tham mưu HĐND, UBND tỉnh ban hành văn bản QPPL và phối hợp Sở Tư pháp - cơ quan quản lý Nhà nước hoạt động ban hành văn bản QPPL, vừa đảm bảo đúng quy định của pháp luật chống mọi biểu hiện áp đặt, chủ quan trong hoạt động này.

Theo quan điểm trên đòi hỏi phải xây dựng được các quy định về quy trình, quy chế phối hợp và trách nhiệm soạn thảo, ban hành văn bản cũng như các quy định về công tác quản lý văn bản và cơng tác hệ thống hố văn bản, trong đó phải có sự tham gia đóng góp ý kiến của tất cả các cấp, các ngành.

Bảo đảm tính dân chủ trong hoạt động ban hành văn bản QPPL được biểu hiện trực tiếp qua việc lấy ý kiến tham gia vào dự thảo văn bản của các đối tượng thi hành văn bản ở việc xác định phạm vi, yêu cầu của văn bản phải lấy ý kiến, ở việc thẩm tra, thẩm định văn bản của các cơ quan chức năng được giao thẩm quyền. Thực tế cho thấy, nếu bảo đảm việc lấy ý kiến nhân dân một cách thiết thực, chống các bệnh hình thức tiếp thu được đầy đủ ý kiến của nhân dân

thì sẽ bảo đảm tính khả thi của dự thảo. Điều này địi hỏi phải đa dạng hố các hình thức, phương pháp lấy ý kiến, coi trọng việc công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng, đồng thời phải thông báo công khai kết quả tiếp thu ý kiến giải trình cụ thể những vấn đề đã được tiếp thu và những vấn đề mà Ban soạn thảo không tiếp thu trước công luận.

Dân chủ, cơng khai, minh bạch và pháp chế có quan hệ hữu cơ, cũng bảo đảm hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước nói chung, quản lý Nhà nước hoạt động ban hành văn bản QPPL nói riêng. Từ đây địi hỏi các cấp chính quyền tỉnh phải tiếp tục đẩy mạnh cải cách nền hành chính Nhà nước ở tỉnh, thực hiện một bộ máy hành chính cơng chun nghiệp hiện đại.

Việc bảo đảm pháp chế trong quản lý Nhà nước với quan niệm pháp chế "là sự hiện thực hoá các giá trị dân chủ của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa

bằng cơng cụ pháp luật" địi hỏi việc tổ chức và hoạt động quản lý của các cơ

quan, tổ chức phải dựa trên cơ sở pháp luật và được tiến hành theo đúng quy định của pháp luật; mọi cán bộ, công chức Nhà nước phải nghiêm chỉnh tôn trọng pháp luật trong khi thực hiện quyền hạn, nhiệm vụ của mình.

Theo quan niệm đó pháp chế trong hoạt động ban hành văn bản QPPL có cơ sở là các quy định mang tính nội dung dân chủ của pháp luật về quản lý Nhà nước hoạt động này.

Đối với chính quyền cấp tỉnh hoạt động ban hành văn bản QPPL của HĐND, UBND tỉnh pháp chế địi hỏi các hoạt động đó phải tn thủ nghiêm các quy định pháp luật, nhất là việc tuân thủ các quy định về quy trình soạn thảo văn bản, cả việc tuân thủ các quy định về đánh giá dự thảo văn bản, về hình thức và kỹ thuật văn bản. Sự tuân thủ ấy còn phải được thể hiện ở các cấp chính quyền huyện, xã, bởi pháp chế là thơng suốt và đòi hỏi quản lý Nhà nước là một hệ thống địi hỏi sự thống nhất và văn bản thơng suốt từ Trung ương đến cơ sở.

Một phần của tài liệu Hoạt động ban hành văn bản quy phạm pháp luật của hội đồng nhân dân và UBND tỉnh hải dương thực trạng và giải pháp (Trang 72 - 74)