Bảo đảm hoạt động ban hành văn bản quy phạm pháp luật là điều kiện quan trọng bảo đảm công tác quản lý văn bản có nền nếp, trên cơ

Một phần của tài liệu Hoạt động ban hành văn bản quy phạm pháp luật của hội đồng nhân dân và UBND tỉnh hải dương thực trạng và giải pháp (Trang 69 - 70)

điều kiện quan trọng bảo đảm công tác quản lý văn bản có nền nếp, trên cơ sở thực hiện việc chuyên nghiệp hố, chun mơn hố các chức danh cơng chức trong hoạt động quản lý và xây dựng văn bản quy phạm pháp luật trong bộ máy chính quyền tỉnh.

Theo quan điểm của Đảng, mới đây là quan điểm tại Nghị quyết số 17/NQ-TW của Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung ương khoá X là phải xây dựng một hệ thống các chức danh công chức, với các tiêu chuẩn phù hợp, phản ánh đầy đủ các hoạt động quản lý, theo hướng chun nghiệp hố, chun mơn hố, từ đó làm cơ sở xác định biên chế, xây dựng chương trình, nội dung đào tạo, tiến hành công tác quy hoạch, bổ nhiệm … Có thể khẳng định đây là quan điểm hết sức quan trọng của Đảng trong công tác cán bộ, cơng chức thời kỳ đổi mới.

Như trên đã phân tích, do chậm đặt vấn đề hoạt động xây dựng pháp luật nên các hoạt động này chưa mang tính độc lập, bị "hồ lẫn" vào chính các hoạt động ban hành văn bản nên trong thực tế đã không tồn tại các chức danh công chức thực hiện các hoạt động quản lý việc ban hành văn bản QPPL. Đây là một trong các nguyên nhân chủ yếu dẫn đến không bảo đảm chất lượng văn bản QPPL của các cấp chính quyền địa phương, trách nhiệm trong soạn thảo, ban hành văn bản QPPL không được xác định cụ thể, xử lý không nghiêm, trực tiếp

là cơng tác quản lý văn bản cịn rất nhiều hạn chế. Từ đây, theo quan điểm này đòi hỏi:

Một là: Tiếp tục nghiên cứu bổ sung, hoàn thiện các tiêu chuẩn chức

danh cán bộ, công chức trực tiếp làm công tác xây dựng, ban hành văn bản QPPL của chính quyền cấp tỉnh, đặc biệt là các chức danh Chánh, phó Văn phịng UBND tỉnh, Giám đốc, Phó Giám đốc Sở Tư pháp, Trưởng, phó Ban Pháp chế HĐND tỉnh cũng như các chức danh trưởng, phó phịng Pháp chế thuộc các Sở, ngành trong bộ máy cơ quan chuyên môn của UBND tỉnh, trong đó có phịng văn bản QPPL của Sở Tư pháp và các phòng pháp chế của các Sở khác cũng như các chức danh của đội ngũ nhân viên công tác tại cơ quan này.

Hai là: Đối với các chức danh công chức trực tiếp làm công tác quản lý

văn bản như: văn thư, lưu trữ, hành chính văn phịng cần thực hiện triệt để việc chun mơn hố, tránh tình trạng phải kiêm nhiệm quá nhiều việc, bảo đảm các tiêu chuẩn về nghiệp vụ văn thư, lưu trữ, cơng tác văn phịng, đồng thời phải đáp ứng những yêu cầu chung về kiến thức và năng lực quản lý hoạt động ban hành văn bản, như hiểu biết về kỹ năng thực hiện trình tự, thủ tục, thể thức quản lý văn bản, về quản lý và sử dụng con dấu, biết tổ chức khoa học, hợp lý công việc, đặc biệt là biết sử dụng thành tựu khoa học, công nghệ, nhất là công nghệ thông tin, sử dụng thành thạo các phương tiện công nghệ, thông tin vào công tác quản lý văn bản phục vụ nhanh chóng, kịp thời các yêu cầu của thực hiện văn bản QPPL.

Một phần của tài liệu Hoạt động ban hành văn bản quy phạm pháp luật của hội đồng nhân dân và UBND tỉnh hải dương thực trạng và giải pháp (Trang 69 - 70)