Biểu đồ thị phần toàn cầu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng đại lý tại tổng công ty thuốc lá việt nam (Trang 48)

(Nguồn: báo cáo Thị trường TCT 2015)

4.1.2 Xu hướng thay đổi các sản phẩm thuốc lá trên thế giới hiện nay

Nhìn chung, các sản phẩm thuốc lá điếu trên thế giới ngày càng bị sức ép nặng của luật pháp quốc tế, khu vực và từng quốc gia vì ảnh hưởng độc hại đến sức khỏe người hút kể cả người bị ảnh hưởng khói thuốc. Hầu hết các quốc gia đều đã

có những quy định pháp luật cho sản phẩm thuốc lá ở mức độ nghiêm ngặt khác nhau.

Năm 1987, các thành viên của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) nhất trí chọn ngày 31 tháng 5 hàng năm là “Ngày khơng hút thuốc lá tồn cầu.”

Năm 2003, Tổ chức Y tế Thế giới đã đưa ra Cơng ước khung tồn cầu về kiểm sốt thuốc lá (FCTC), trong đó buộc các quốc gia phải tuân thủ các quy định về quảng cáo, tiếp thị, về quy cách ghi trên bao bì, về lộ trình giảm các chất độc hại trong khói thuốc... Việt Nam đã ký tham gia là thành viên của FCTC từ năm 2003 và phê chuẩn trong nước vào năm 2004. Cho đến nay, nhiều quy định của FCTC về kiểm soát thuốc lá đã và đang được triển khai thực thi tại Việt Nam.

Ở khu vực EU, giới hạn về thành phần khói được ấn định là hàm lượng Tar tối đa là 10mg/điếu, nicotin không quá 1mg/điếu và CO không quá 10mg/điếu, áp dụng cho tất cả các mác thuốc lá.

Với những quy định này, đòi hỏi các nhà sản xuất thuốc lá điếu phải thay đổi rất nhiều trong thiết kế công thức phối chế các mác thuốc, độ thơng khí của điếu thuốc cũng phải tăng lên, các loại đầu lọc phải có độ giảm áp cao hơn.

Các nhà sản xuất thuốc lá đều phải thay đổi theo xu hướng sản xuất các sản phẩm thuốc lá có hàm lượng Tar, Nicotin, CO thấp, đồng thời giảm thiểu các chất độc hại khác trong khói thuốc.

Ngồi ra các nhà sản xuất thuốc lá có nền cơng nghiệp phát triển (Mỹ, Đức, Anh, Pháp, Nhật) đang nghiên cứu xu hướng sản xuất các loại thuốc lá khơng khói (thuốc lá ngửi, nhai), các loại thuốc lá khơng có nicotin, các loại thuốc lá có độ an tồn cao về hỏa hoạn, ứng dụng các phụ liệu mới làm giảm khả năng bắt lửa ở giai đoạn cuối điếu thuốc và đầu lọc.

4.2 Giới thiệu về Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam

4.2.1 Quá trình hình thành và phát triển của Tổng cơng ty Thuốc lá Việt Nam

- Ngày 05/4/1985, Liên hiệp các Xí nghiệp Thuốc lá Việt Nam - Tiền thân của Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam (tên viết tắt là VINATABA), đã được thành lập theo Nghị định số 108/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ). Trải qua 30 năm xây dựng và phát triển, Tổng công ty đang trên đường hướng tới mục tiêu xây dựng thành một tập đoàn kinh tế mạnh trong lĩnh vực thuốc lá và công nghiệp thực phẩm, có uy tín và vị thế vững chắc tại thị trường trong nước và thế giới.

- Tổng công ty Thuốc lá Viê ̣t Nam là Tổng công ty Nhà nước ha ̣ng đă ̣c biê ̣t được thành lâ ̣p theo Quyết đi ̣nh số 254/TTg ngày 29/4/1995 của Thủ tướng Chính phủ, là một trong 17 Tổng công ty 91 của cả nước.

- Từ 01/01/2006-7/2010, Tổng công ty hoạt đô ̣ng theo mô hình công ty me ̣ – công ty con theo Quyết đi ̣nh số 232/2005/QĐ-TTg ngày 23/9/2005 của Thủ tướng Chính phủ.

- Từ ngày 01/7/2010 đến nay, Công ty mẹ-Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam thực hiện chuyển sang hoạt động theo mơ hình cơng ty TNHH 1 thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu theo số Quyết định số 932/QĐ-TTg ngày 23 tháng 6 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ.

Ngay từ khi thành lập bắt đầu vào thời kỳ đổi mới, Tổng công ty đã đi đầu thực hiện sáng tạo các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, tạo ra những bước phát triển đột phá, phát triển sản xuất kinh doanh, chuyển đổi cơ cấu sản phẩm, tăng cường đầu tư chiều sâu, đẩy mạnh liên doanh liên kết, nòng cốt trong sắp xếp, quản lý ngành, thực hiện cơng nghiệp hóa ngành Thuốc lá.

Thành lập từ năm 1985, trong hơn 30 năm qua, Tổng công ty Thuốc lá Việt nam (TCT TLVN) ln giữ vững vai trị là doanh nghiệp nhà nước lớn, dẫn đầu ngành thuốc lá Việt Nam. Tổng công ty đã vừa thực hiện sản xuất kinh doanh, vừa thực hiện các nhiệm vụ chính trị - xã hội có hiệu quả trong suốt 30 năm hình thành và phát triển, thể hiện trên các mặt:

Đóng góp lớn cho ngân sách nhà nước, giải quyết hơn 30.000 lao động công nghiệp và hơn 20.000 lao động nông nghiệp, là đối tác tin cậy hàng đầu của các tập đoàn thuốc lá hàng đầu thế giới.

4.2.2 Sự thay đổi của Tổng công ty cho đến nay

- Quyết định số 166/QĐ-TTg ngày 16/01/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án tái cơ cấu Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam giai đoạn 2012 - 2015. - Công văn số 663/TTG-ĐMDN ngày 13/5/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh Đề án Tái cơ cấu Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam.

- Công văn số 601/TTg-ĐMDN của Thủ tướng Chính Phủ ngày 06/4/2016 về việc phương án sắp xếp cổ phần hóa Tổng cơng ty Thuốc lá Việt Nam giai đoạn sau năm 2015.

4.2.3 Cơ cấu tổ chức của Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam

Mơ hình Cơng ty mẹ -con

- Công ty mẹ - Tổng công ty (Văn phịng Tổng cơng ty và 04 công ty phụ thuộc); các công ty con, công ty liên kết, trong đó:

- Cơ quan Văn phòng Tổng cơng ty bao gờm: Hội đồng Thành viên, Kiểm sốt viên, Ban Tổng Giám đốc, Ban Kiểm sốt nội bộ và các phịng ban chức năng.

- Khối kinh doanh thương mại: Công ty Thương mại Thuốc lá; Công ty xuất nhập khẩu Thuốc lá; Công ty Thương mại Miền Nam

- Khối Sự nghiệp: Trung tâm Đào tạo Vinataba

- Cơng ty TNHH một thành viên (có 10 cơng ty): Cơng ty TNHH 1 TV Thuốc lá Sài Gòn; Thăng Long; Bắc Sơn; Thanh Hóa; Long An; Cửu Long; Đồng Tháp; An Giang; Bến Tre, Cty TNHH Nguyễn Du (chuyển đổi về TCT cuối năm 2012).

- Doanh nghiệp khoa học công nghệ hoạt động theo mơ hình cơng ty TNHH một thành viên (01 đơn vị): Cty TNHH một thành viên Viện Kinh tế- Kỹ thuật Thuốc lá.

- Công ty Nhà nước (01 công ty): Công ty Thực phẩm miền Bắc là công ty nhà nước được chuyển giao từ Bộ Công Thương về làm đơn vị thành viên của Tổng công ty Thuốc lá Việt nam từ 01/01/2009.

- Công ty TNHH 2 thành viên (02 công ty): Công ty Thuốc lá Hải Phịng, Cơng ty Thuốc lá Đà Nẵng.

- Cơng ty cổ phần có vốn góp chi phối của Tổng cơng ty (05 cơng ty): Cơng ty Cổ phần Cát Lợi, Hịa Việt, Ngân Sơn, Công ty Cổ phần Bánh kẹo Hải Hà và Công ty Cổ phần Thực phẩm Hữu Nghị.

- Các công ty liên doanh với nước ngồi: Cơng ty TNHH Vinataba – Philipmoris (sản xuất thuốc lá), Công ty BAT - Vinataba (sản xuất sợi thuốc lá cao cấp), Công ty TNHH Hải Hà – Kotobuki (sản xuất và kinh doanh bánh kẹo), Công ty VinaToyo (sản xuất bao bì).

- Các cơng ty liên kết: Tổng công ty thực hiện tiếp nhận quản lý phần vốn Nhà nước hoặc tham gia góp vốn thành lập hoặc góp vốn, mua cổ phần tại một số cơng ty như: Công ty CP Rượu Bia nước giải khát Đà Lạt, Công ty CP Thực phẩm công nghiệp Nam Định, Công ty CP nước giải khát Hàng không SATCO, Công ty CP Lương thực thực phẩm Colusa Miliket, Công ty cổ phần Đầu tư Bất động sản Thăng Long, Công ty TNHH Vina- Aliance.

Sơ đồ cơ cấu tổ chức hiện nay:

1. Cơ quan Văn phịng Tổng cơng ty 2. Công ty Thương mại Thuốc lá 3. Công ty Thương mại miền Nam 4. Công ty Xuất nhập khẩu Thuốc lá

5. Trung tâm đào tạo Vinataba

CÔNG TY MẸ – TỔNG CÔNG TY THUỐC LÁ VIỆT NAM

I. Công ty nguyên liệu (TCT nắm trên 50% vốn điều lệ: 1. Công ty CP Hịa Việt 2. Cơng ty CP Ngân Sơn

II. Công ty phụ liệu (TCT nắm trên 50% vốn điều lệ) 1. Công ty CP Cát Lợi 2. Công ty LD Vina – Toyo

III. Nghiên cứu khoa học (TCT nắm 100% vốn điều lệ) 1. Viện KTKT Thuốc lá IV. Công ty khác TCT nắm 100% vốn điều lệ 1. Công ty Nguyễn Du I. Công ty TNHH một thành viên Vinataba năm 100% vốn:

1. Cơng ty mẹ Cơng ty Thuốc lá Sài Gịn, Công ty con:

- Công ty Thuốc lá Đồng Tháp

- Công ty Thuốc lá An Giang - Công ty Thuốc lá Cửu Long - Công ty Thuốc lá Bến Tre - Công ty Thuốc lá Long An

2. Công ty mẹ Thuốc lá Thăng Long, Công ty con:

- Công ty Thuốc lá Bắc Sơn - Công ty Thuốc lá Thanh

Hóa

- Cơng ty Thuốc lá Đà Nẵng

II. Công ty TCT nắm trên 50% vốn điều lệ:

1. Công ty Thuốc lá Hải Phịng 2. Cơng ty Liên doanh: VPM 3. Công ty liên doanh Vina - BAT

1. Công ty Cổ phần Hữu Nghị 2. Công ty Cổ phần Hải Hà 3. Công ty Hải Hà Kotobuki 4. Công ty Thực phẩm miền Bắc

KHỐI THUỐC LÁ KHỐI THỰC PHẨM

– BÁNH KẸO

KHỐI CÔNG TY NGUYÊN – PHỤ LIỆU - NCKH NGÀNH THUỐC LÁ & CÔNG TY KHÁC

KHỐI CÔNG TY THUỐC LÁ ĐIẾU CÔNG TY CON (TCT NẮM TRÊN 50% VỐN ĐIỀU LỆ HỘI ĐỒNG THÀNH VIÊN KIỂM SOÁT VIÊN CỦA CHỦ SỞ HỮU HỆ THỐNG KIỂM SOÁT

NỘI BỘ KHỐI CƠNG TY

ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH BAN TỔNG GIÁM ĐỐC PHÒNG BAN CHỨC NĂNG

4.3 Đánh giá các kết quả hoạt động của Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam 4.3.1 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh 4.3.1 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh

Giai đoạn 6 năm 2010 - 2015, tuy phải đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức, nhưng được sự quan tâm chỉ đạo của Chính phủ, các bộ, ngành và địa phương; với thuận lợi cơ bản là năng lực, kinh nghiệm và sự phấn đấu rất cao của các đơn vị thành viên, công tác chỉ đạo điều hành sát sao của Tổng công ty đã giải quyết được những vấn đề then chốt và đạt được những kết quả đáng kể như trong bảng dưới đây:

Bảng 4.2: Các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh chính giai đoạn 2010 - 2015

Chỉ tiêu ĐVT 2010 2011 2012 2013 2014 2015 Tăng trưởng BQ năm (%) Giá trị SXCN (Giá so sánh 2010) Tỷ đồng 8.968 18.032 15.585 18.291 16.453 16.818 1,04 Tổng doanh thu đồng Tỷ 28.839 31.892 28.010 32.210 29.259 33.748 0,36 - DT thuốc điếu Tỷ đồng 11.823 15.083 15.511 18.650 16.901 19.960 9,34 - DT bánh kẹo đồng Tỷ 1.572 1.940 1.862 2.083 2.266 2.326 9,5 Nộp ngân sách đồng Tỷ 5.106 6.625 7.046 8.313 7.490 8.448 10,06 Lợi nhuận(LN) đồng Tỷ 916 931 871 1.247 1.085 1.335 4,31 Tỷ suất LN/Vốn % 22,20% 15,50% 12,90% 17,30% 14,20% 17% Kim ngạch XK 1000 USD 184.957 187.787 132.108 160.291 175.295 183.583 -1,33 Lao động BQ Người 11.384 13.756 13.487 13.171 13.075 12. 749 2,29 Thu nhập BQ Tr.đ/ng / tháng 6,4 6,9 7,4 9,4 8,8 10,6 10,62

(Nguồn: báo cáo Thị trường TCT 2015)

Giá trị sản xuất công nghiệp (SXCN) theo giá cố định 2010, đạt 16.818 tỷ đồng năm 2015, tăng trưởng bình quân 2010 - 2015 này đạt 1,04%/năm.

Tổng doanh thu năm 2015 đạt 33.748 tỷ đồng, đạt mức tăng trưởng bình quân 0,36 %/năm. Lợi nhuận phát sinh năm 2015 đạt 1.335 tỷ đồng, đạt mức tăng trưởng bình quân đạt 4,31%/năm.

Đặc biệt chỉ tiêu nộp ngân sách, năm 2010, Tổng công ty đạt 5.106 tỷ đồng thì đến năm 2014, Tổng cơng ty đã nộp đạt 7.490 tỷ đồng, mức tăng trưởng bình quân đạt 10,06%/năm.

Tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2015 đạt năm xấp xỉ 184 triệu (Số liệu thống kê kim ngạch xuất khẩu 2015 có giảm so với năm 2010 và năm 2011 do từ năm 2012, số liệu xuất khẩu của Công ty Thực phẩm Miền Bắc khơng tính chung trong số liệu thống kê của Tổng công ty, thực hiện tái cơ cấu, chuyển đổi thành cơng ty cổ phần theo chỉ đạo của Chính phủ). Tổng cơng ty đã tự đảm bảo cân đối ngoại tệ cho nhập khẩu nguyên phụ liệu đầu vào. Mặt hàng xuất khẩu rất đa dạng từ thuốc lá nguyên liệu, phụ liệu thuốc lá, thuốc lá bao và đến các mặt hàng bánh kẹo. Thuốc lá điếu là mặt hàng xuất khẩu chủ lực có mức tăng trưởng cao, đạt mốc trên 1 tỷ bao từ năm 2013.

Về việc làm và thu nhập của người lao động: đảm bảo được việc làm ổn định cho hơn 13.000 lao động với điều kiện lao động ngày càng cải thiện, thu nhập bình quân năm 2015 đạt 10,6 triệu đồng/người/tháng, đạt mức tăng trưởng 10,6%/năm.

4.3.2 Đánh giá kết quả các hoạt động khác

Góp phần đảm bảo đời sống và việc làm cho hàng vạn CB-CNV, người lao động cũng như góp phần cải thiện đời sống, xây dựng nông thôn mới tại nhiều địa phương trên cả nước, đưa cây thuốc lá thành cây xóa đói giảm nghèo tại một số vùng sâu, vùng xa, góp phần đảm bảo an sinh xã hội và an ninh quốc phịng tại các vùng biên giới có vùng trồng cây thuốc lá. Đến nay, đội ngũ CBCNV-LĐ gắn bó, tiếp tục q trình xây dựng và phát triển Tổng cơng ty lên đến hơn 13 nghìn người. Đối với nhiều CB-CNV, người lao động thì Vinataba đã trở thành ngơi nhà thứ 2 của họ.

4.4 Hệ thống đại lý phân phối thuốc lá điếu của Tổng công ty 4.4.1 Tổng quan hệ thống đại lý kinh doanh thuốc lá điếu 4.4.1 Tổng quan hệ thống đại lý kinh doanh thuốc lá điếu

Theo thống kê của Vụ Thị trường trong nước - Bộ Cơng Thương, tồn quốc hiện có 440 Đại lý (nhà phân phối) thuốc lá của các Doanh nghiệp trong toàn ngành Thuốc lá Việt Nam, trong đó có 315 đại lý (chiếm 71,6%) hiện đang phân phối các sản phẩm thuốc lá điếu của các đơn vị thành viên Tổng công ty thuốc lá Việt Nam.

Tổng số các đại lý đang nhà phân phối sản phẩm thuốc lá điếu của TCT theo cơ cấu tổ chức và ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm là 164 đại lý (gồm Công ty Thương mại Thuốc lá có 100 đại lý; Cơng ty Thương mại Miền Nam có 64 đai lý). Ngồi ra, hai cơng ty thành viên lớn của TCT đang quản lý hệ thống đại lý là Cơng ty Thuốc lá Thăng Long có 157 đại lý, Cơng ty Thuốc lá Sài Gịn có 99 đại lý

Hệ thống đại lý phân phối toàn tổ hợp Tổng công ty bao phủ khắp cả nước, trong đó miền Bắc, miền Trung, Cao Nguyên và miền Tây là các thị trường có tỷ trọng sản phẩm phổ thông khá cao. Thị trường Đông Nam bộ và TP. Hồ Chí Minh là thị trường chính của sản lượng dịng trung cấp của Cơng ty Thuốc lá Sài Gịn.

Tổng cơng ty Thuốc lá Việt Nam đang chiếm lợi thế lớn, đứng số 1 toàn ngành về thị phần trong nước, song hệ thống phân phối toàn tổ hợp vẫn chưa thống nhất, chưa phát huy được sức mạnh tổng hợp và vẫn cịn tình trạng cạnh tranh nội bộ, là nguyên nhân lớn dẫn đến phân tán nguồn lực và giảm hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh chung.

4.4.2 Về hệ thống đại lý phân phối các công ty thuốc lá trong Tổng công ty

Hầu hết các đại lý hiện đang phân phối sản phẩm thuốc lá điếu của các đơn vị thành viên trong toàn Tổ hợp TCT đều có hợp đồng phân phối cho từ 2 Doanh nghiệp trở lên, trong đó có 26,6% tổng số đại lý kinh doanh sản phẩm cho 3 Doanh nghiệp trở lên. Do TCT có nhiều đơn vị sản xuất và kinh doanh thuốc lá điếu, sản lượng tiêu thụ cao nên hầu hết các nhà phân phối lớn trên các thị trường đều đang phân phối sản phẩm cho các đơn vị thành viên trong toàn Tổ hợp, đặc biệt là trên thị

trường các tỉnh phía Bắc.

Bảng 4.3: Hệ thống đại lý phân phối cho các đơn vị trong TCT trên toàn quốc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng đại lý tại tổng công ty thuốc lá việt nam (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)