6. Kết cấu luận văn
1.4. Các nghiên cứu trong nƣớc và nƣớc ngoài về các nhân tố ảnh hƣởng đến
1.4.1.5. Nghiên cứu của Ines Ghazouani Ben Ameur và Sonia Moussa Mhir
(2013)
Sử dụng mơ hình hồi quy đa bội với phương pháp ước lượng GMM để xác định các nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt động của 10 ngân hàng Tunisia trong giai đoạn 1998 – 2011. Bài nghiên cứu thực hiện phân tích tác động của các nhân tố nội sinh và các nhân tố ngoại sinh đến khả năng sinh lợi của ngân hàng được đo lường bằng biến phụ thuộc ROA, ROE và NIM. Trong đó các nhân tố nội sinh bao gồm các nhân tố đại diện đặc trưng của ngân hàng như quy mô ngân hàng (Size), tỷ lệ tự tài trợ (CAPAD), chất lượng tín dụng (NPL), hiệu quả quản lý chi phí hoạt động (CIR), tốc độ tăng trưởng tiền gửi (GDEP) và mức độ tư nhân hóa (OWN). Các nhân tố ngoại sinh phản ánh các biến môi trường được dự kiến sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận của các ngân hàng bao gồm cả các nhân tố liên quan đến ngành ngân hàng như mức độ tập trung trong lĩnh vực ngân hàng (CONC), quy mô hệ thống ngân hàng (SBS) và nhân tố kinh tế vĩ mô như tốc độ tăng trưởng sản lượng quốc nội tính trên bình qn đầu người (GDP) và tỷ lệ lạm phát (INF). Kết quả nghiên cứu cho thấy: (i) Tỷ lệ tự tài trợ, tỷ lệ nợ xấu và mức độ tư nhân hóa có tác động có tích cực đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng trong khi quy mô ngân hàng và hiệu quả quản lý chi phí hoạt động có tác động tiêu cực và đáng kể đến lợi nhuận của các ngân hàng ở Tunisia; (ii) những yếu tố thuộc về đặc trưng ngành như sự tập trung và quy mơ hệ thống ngân hàng có tác động tiêu cực đến các biến phụ thuộc; (iv) mức độ tăng trưởng kinh tế có tác động tiêu cực và đáng
kể trong các mơ hình hồi quy với ROE và NIM trong khi chỉ có chỉ số NIM chịu ảnh hưởng tiêu cực và đáng kể bởi lạm phát.
1.4.2. Các nghiên cứu trong nƣớc
1.4.2.1. Nghiên cứu của Liễu Thu Trúc và Võ Thành Danh (2012)
Mục tiêu của nghiên cứu là phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của hệ thống ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam giai đoạn 2006-2009 bằng cách sử dụng hai phương pháp phân tích tổng năng suất nhân tố và phương pháp phân tích bao dữ liệu. Kết quả chỉ ra rằng hiệu quả hoạt động đang suy giảm và nguyên nhân chính là do yếu tố phi hiệu quả về mặt cơng nghệ. Những ngân hàng quy mơ lớn có lợi thế về chi phí hơn hẳn các ngân hàng có quy mơ nhỏ. Các ngân hàng cịn sử dụng lãng phí các đầu vào khoảng 7,7% và số lượng các ngân hàng đối mặt với hiệu suất giảm dần theo quy mơ có xu hướng ngày càng ít đi.
1.4.2.2. Nghiên cứu của Phan Thu Hiền và Phan Thị Mỹ Hạnh (2013)
Mục tiêu của nghiên cứu nhằm phân tích các nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt động của hệ thống NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2005- 2012. Nghiên cứu đi sâu vào kiểm định hai giả thuyết SCP và ES để tìm ra các yếu tố tác động mạnh đến tỷ suất lợi nhuận ngân hàng. Kết quả cho thấy không phải thị phần của từng ngân hàng mà chính mức độ tập trung thị trường mới có tác động tích cực đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng thông qua chỉ tiêu ROAA và ROAE. Ngoài ra, quy mơ ngân hàng và hình thức sở hữu, tỷ lệ vốn huy động trên tổng tài sản, và tỷ lệ lạm phát đều tác động đến hiệu quả hoạt động của NHTM ở Việt Nam. Trên cơ sở đó, nghiên cứu đề xuất một số giải pháp giúp hệ thống NHTM Việt Nam phát triển bền vững.
1.4.2.3. Nghiên cứu của Nguyễn Kim Thu và Đỗ Thị Thanh Huyền (2014)
Nghiên cứu sử dụng mơ hình hồi quy đa bội tương ứng với ba phương pháp : bình phương nhỏ nhất (Pooled OLS), ảnh hưởng cố định (FEM) và tác động ngẫu nhiên (REM) để tiến hành phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ thu nhập lãi thuần của các 33 NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2008-2011. Trong đó các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ thu nhập lãi thuần gồm biến đại diện cho vị thế ngân hàng (MPO), mức ngại rủi ro (MRV), rủi ro tín dụng (CR), biến tương tác giữa rủi ro tín dụng và rủi ro lãi suất (CRIR), chi phí lãi suất ngầm (IP), chất lượng quản lý (MQU) và biến giả DUM mang giá trị là 1 khi là ngân hàng TMCP có trên 50% vốn điều lệ của nhà nước và giá trị là 0 khi là ngân hàng TMCP. Kết quả nghiên cứu cho thấy mức ngại rủi ro,
rủi ro tín dụng và chi phí lãi suất ngầm có quan hệ tỷ lệ thuận và có ý nghĩa thống kê với tỷ lệ thu nhập lãi thuần. Trong khi đó, chất lượng quản lý có mối quan hệ tỷ lệ nghịch và có ý nghĩa thống kê với tỷ lệ thu nhập lãi thuần. Biến tương tác giữa rủi ro tín dụng và rủi ro lãi suất không có quan hệ với tỷ lệ thu nhập lãi thuần. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy khơng có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê trong tỷ lệ thu nhập lãi thuần giữa các NHTM nhà nước và các NH TMCP tại Việt Nam.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1
Nội dung Chương 1 đã tập trung vào phân tích các chỉ tiêu được sử dụng để đo lường khả năng sinh lợi tại NHTM và tìm hiểu các hoạt động kinh doanh tạo ra lợi nhuận cho NHTM. Đồng thời cũng đã trình bày tổng quan về hai nhóm nhân tố có ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi của NHTM là nhóm nhân tố chủ quan và nhóm nhân tố khách quan. Ngồi ra qua lược khảo một số nghiên cứu trên thế giới và trong nước về các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi tại NHTM nhận thấy phương pháp tiếp cận tài chính dựa trên các chỉ số tài chính ROA, ROE, NIM vẫn là phương pháp được các học giả ưa chuộng. Do đó dựa vào các nội dung đã được trình bày ở Chương 1, lựa chọn phương pháp tiếp cận thông qua các chỉ số tài chính, Chương 2 sẽ đi vào phân tích thực trạng hoạt động kinh doanh của ACB và xác định những nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi tại ACB trong thời gian qua.
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG SINH LỢI TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU
2.1. Giới thiệu Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Á Châu 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển
Pháp lệnh về Ngân hàng Nhà nước và Pháp lệnh về ngân hàng thương mại, hợp tác xã tín dụng và cơng ty tài chính được ban hành vào tháng 5 năm 1990 đã tạo dựng một khung pháp lý cho hoạt động ngân hàng thương mại tại Việt Nam. Trong bối cảnh đó, Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu (ACB) đã được thành lập theo Giấy phép số 0032/NH-GP do NHNN Việt Nam cấp ngày 24/04/1993, Giấy phép số 553/GP-UB do Ủy ban Nhân dân TP. Hồ Chí Minh cấp ngày 13/05/1993. Ngày 04/06/1993, Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu chính thức đi vào hoạt động.
Ngay từ ngày đầu hoạt động, ACB đã xác định tầm nhìn chiến lược là trở thành ngân hàng thương mại cổ phần bán lẻ hàng đầu Việt Nam. Trong bối cảnh kinh tế xã hội Việt Nam vào thời điểm đó “Ngân hàng bán lẻ với khách hàng mục tiêu là cá nhân, doanh nghiệp vừa và nhỏ” là một định hướng rất mới đối với ngân hàng Việt Nam, nhất là một ngân hàng mới thành lập như ACB.
Tầm nhìn, mục tiêu và chiến lược nêu trên đã được cổ đông và nhân viên ACB đồng tâm bám sát trong suốt 22 năm hoạt động và những kết quả đạt được đã chứng minh rằng đó là một định hướng đúng và chính là tiền đề giúp ACB khẳng định vị trí dẫn đầu trong hệ thống NHTMCP tại Việt Nam trong lĩnh vực bán lẻ.
Giai đoạn 1993 – 1995: Đây là giai đoạn hình thành ACB. Giai đoạn này, xuất phát từ vị thế cạnh tranh, ACB hướng về khách hàng cá nhân và doanh nghiệp vừa và nhỏ trong khu vực tư nhân, với quan điểm thận trọng trong việc cấp tín dụng, đi vào sản phẩm dịch vụ mới mà thị trường chưa có như cho vay tiêu dùng, dịch vụ chuyển tiền nhanh Western Union, thẻ tín dụng.
Giai đoạn 1996 - 2000: Là ngân hàng thương mại cổ phần đầu tiên của Việt Nam phát hành thẻ tín dụng quốc tế MasterCard và Visa. Tiếp cận nghiệp vụ ngân hàng hiện đại: Tham gia chương trình đào tạo tồn diện kéo dài hai năm do các giảng viên nước ngoài trong lĩnh vực ngân hàng thực hiện. Hiện đại hóa cơng nghệ thơng tin ngân hàng thông qua việc xây dựng hệ thống mạng diện rộng và vận hành hệ nghiệp vụ ngân hàng lõi là TCBS– The Complete Banking Solution: giải pháp ngân hàng toàn
diện. Năm 2000, ACB đã thực hiện tái cấu trúc ngân hàng, cơ cấu tổ chức được thay đổi theo định hướng kinh doanh và hỗ trợ.
Giai đoạn 2001 – 2005: Xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 trong các lĩnh vực (i) huy động vốn, (ii) cho vay ngắn hạn và trung dài hạn, (iii) thanh toán quốc tế và (iv) cung ứng nguồn lực tại Hội sở. Năm 2005, ACB và Ngân hàng Standard Charterd ký kết thỏa thuận hỗ trợ kỹ thuật toàn diện; và Ngân hàng Standard Charterd trở thành cổ đông chiến lược của ACB. ACB triển khai giai đoạn hai của chương trình hiện đại hóa cơng nghệ ngân hàng, bao gồm các cấu phần (i) nâng cấp máy chủ, (ii) thay thế phần mềm xử lý giao dịch thẻ ngân hàng bằng một phần mềm mới có khả năng tích hợp với nền cơng nghệ lý hiện có, và (iii) lắp đặt hệ thống máy ATM.
Giai đoạn 2006 - 2010: ACB niêm yết tại Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội vào tháng 10/2006. Trong giai đoạn nay, ACB đẩy nhanh việc mở rộng mạng lưới hoạt động, thành lập mới và đưa vào hoạt động 223 chi nhánh và phòng giao dịch, tăng từ 58 đơn vị vào cuối năm 2005 lên 281 đơn vị vào cuối năm 2010. Thành lập Cơng ty Cho th tài chính ACB. ACB phát hành 10 triệu cổ phiếu mệnh giá 100 tỷ đồng, với số tiền thu được là hơn 1.800 tỷ đồng (năm 2007); tăng vốn điều lệ lên 6.355 tỷ đồng (năm 2008). Năm 2010, ACB xây dựng Trung tâm dữ liệu dự phòng đạt chuẩn ở tỉnh Đồng Nai; phát triển hệ thống kênh phân phối phi truyền thống như ngân hàng điện tử và bán hàng qua điện thoại. Trong giai đoạn này ACB được Nhà nước Việt Nam tặng hai huân chương lao động và được nhiều tạp chí tài chính có uy tín trong khu vực và trên thế giới bình chọn là ngân hàng tốt nhất Việt Nam.
Giai đoạn 2011 – 2015: Định hướng chiến lược phát triển của ACB giai đoạn 2011- 2015 và tầm nhìn 2020 được ban hành; trong đó nhấn mạnh đến việc chuyển đổi hệ thống quản trị điều hành phù hợp với các quy định pháp luật Việt Nam và hướng đến áp dụng các thông lệ quốc tế tốt nhất.
- ACB đã đưa vào hoạt động Trung tâm dữ liệu dạng mô-đun (enterprise module data center), xây dựng theo tiêu chuẩn quốc tế đầu tiên tại Việt Nam.
- Trung tâm vàng ACB là đơn vị đầu tiên trong ngành cùng một lúc được Tổ chức QMS Australia chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn ISO 9001:2008 và Tổ chức Công nhận Việt Nam công nhận năng lực thử nghiệm và hiệu chuẩn đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn ISO/IEC 17025:2005.
- Sự cố tháng 8/2012 đã tác động đáng kể đến hoạt động của ACB. Cụ thể vào tháng 08/2012, ông Nguyễn Đức Kiên, là một trong những người sáng lập ACB đã bị bắt giữ, dẫn đến việc bắt giữ và từ chức của bốn lãnh đạo khác của ACB. Ông Nguyễn Đức Kiên đã bị truy tố về bốn tội danh trong đó tội danh cố ý vi phạm các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng liên quan trực tiếp đến việc ngân hàng ACB do Ông Kiên và bốn vị lãnh đạo của ACB đã:
(i) Ủy thác trái phép các nhân viên của ACB gửi tiền của ACB vào 22 ngân hàng khác để hưởng lãi suất thương lượng cao hơn. Trong đó, khoản tiền gửi 718 tỷ đồng tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam sau đó đã bị chiếm đoạt bởi Huỳnh Thị Huyền Như.
(ii) Đầu tư cổ phiếu ACB thông qua sự hợp tác giữa Công ty chứng khốn ACB và hai cơng ty của Ông Kiên (ACI và ACI Hà Nội) để đưa vốn từ ACB sang Công ty chứng khoán ACB: ACB đã cho vay liên ngân hàng 1.500 tỷ đồng đối với NH TMCP Kiên Long và NH TMCP Việt Nam Thương Tín. Sau đó các ngân hàng này dùng số tiền này mua trái phiếu của Công ty chứng khoán ACB. Cuối cùng ACI và ACI Hà Nội đã đại diện Cơng ty chứng khốn ACB để mua cổ phiếu ACB.
(iii) Ông Kiên và đội ngũ lãnh đạo của ACB đã cấp tín dụng với tổng dư nợ là 7.128 tỷ đồng cho sáu cơng ty liên quan đến Ơng Kiên để đầu tư tài chính mặc dù hoạt động kinh doanh chính của các cơng ty này khơng phải là hoạt động đầu tư tài chính.
Ngay sau khi Ông Kiên bị bắt, khách hàng đã đồng loạt đến rút tiền khỏi ngân hàng. ACB đã ứng phó tốt sự cố rút tiền xảy ra trong tuần cuối tháng 8/2012; nhanh chóng khơi phục tồn bộ số dư huy động tiết kiệm VND chỉ trong thời gian ngắn sau đó và thực thi quyết liệt việc cắt giảm chi phí trong 6 tháng cuối năm. Đồng thời các thành viên HĐQT, BGĐ và BKS mới của ACB đã cùng với NHNN xây dựng đề án tái cơ cấu cho giai đoạn từ năm 2012 đến năm 2015. Nhiệm vụ của đề án này là khắc phục những kẽ hở trong quản trị ngân hàng và giải quyết các khoản nợ xấu tồn đọng, bao gồm cả phân loại lại và trích lập dự phịng cho các khoản nợ xấu này nếu cần thiết. - Năm 2013, hiệu quả hoạt động không như kỳ vọng nhưng ACB vẫn có mức độ tăng trưởng khả quan về huy động và cho vay. Quy mô nhân sự cũng được tinh giản. Thực hiện lộ trình tái cơ cấu 2013 – 2015 theo quy định của NHNN.
- Năm 2014, ACB nâng cấp hệ thống nghiệp vụ ngân hàng lõi (core banking) từ TCBS lên DNA, thay thế hệ cũ đã sử dụng 14 năm. Hoàn tất việc thay đổi logo, bảng
hiệu mặt tiền trụ sở cho toàn bộ các chi nhánh, phòng giao dịch và ATM theo nhận diện thương hiệu mới (cơng bố ngày 05/01/2015). Hồn tất việc xây dựng khung quản lý rủi ro nhằm đáp ứng đầy đủ các quy định mới về tỷ lệ đảm bảo an tồn. Quy mơ và hiệu quả hoạt động kinh doanh của kênh phân phối được nâng cao.
- Trong năm 2015, ACB hoàn thành các dự án chiến lược như (i) tái cấu trúc kênh phân phối; (ii) hình thành trung tâm thanh tốn nội địa (giai đoạn 1); (iii) hoàn thiện phương thức đánh giá hiệu quả hoạt động đơn vị và nhân viên Hội sở đồng thời cho khởi tạo và triển khai các dự án ngân hàng giao dịch, ngân hàng ưu tiên, quản lý bán hàng… nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh.
Tính đến ngày 31/12/2015, ACB có vốn điều lệ là 9.377 tỷ đồng với 350 chi nhánh và phòng giao dịch đang hoạt động tại 47 tỉnh thành trong cả nước. Thành phố Hồ Chí Minh, miền Đơng Nam bộ và vùng đồng bằng Sông Hồng là các thị trường trọng yếu của ngân hàng tính theo số lượng chi nhánh, phòng giao dịch và tỷ trọng đóng góp của mỗi khu vực vào tổng lợi nhuận của ngân hàng. Cấu trúc của ACB bao gồm các đơn vị thuộc Hội sở và các kênh phân phối. Các đơn vị Hội sở gồm 10 khối và 9 phòng ban trực thuộc Tổng Giám đốc. Kênh phân phối tính đến cuối năm 2015 có 350 chi nhánh và phịng giao dịch. Ngồi ra cịn có một số đơn vị có chức năng chuyên biệt như Trung tâm Thẻ, Trung tâm ATM, Trung tâm Chuyển tiền nhanh ACB Western Union, Trung tâm Telesales, Trung tâm Dịch vụ khách hàng 24/7, Trung tâm phê duyệt tín dụng tập trung và Trung tâm quản lý nợ.