6. Kết cấu luận văn
1.4. Các nghiên cứu trong nƣớc và nƣớc ngoài về các nhân tố ảnh hƣởng đến
1.4.2.2. Nghiên cứu của Phan Thu Hiền và Phan Thị Mỹ Hạnh (2013)
Mục tiêu của nghiên cứu nhằm phân tích các nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt động của hệ thống NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2005- 2012. Nghiên cứu đi sâu vào kiểm định hai giả thuyết SCP và ES để tìm ra các yếu tố tác động mạnh đến tỷ suất lợi nhuận ngân hàng. Kết quả cho thấy không phải thị phần của từng ngân hàng mà chính mức độ tập trung thị trường mới có tác động tích cực đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng thông qua chỉ tiêu ROAA và ROAE. Ngồi ra, quy mơ ngân hàng và hình thức sở hữu, tỷ lệ vốn huy động trên tổng tài sản, và tỷ lệ lạm phát đều tác động đến hiệu quả hoạt động của NHTM ở Việt Nam. Trên cơ sở đó, nghiên cứu đề xuất một số giải pháp giúp hệ thống NHTM Việt Nam phát triển bền vững.
1.4.2.3. Nghiên cứu của Nguyễn Kim Thu và Đỗ Thị Thanh Huyền (2014)
Nghiên cứu sử dụng mơ hình hồi quy đa bội tương ứng với ba phương pháp : bình phương nhỏ nhất (Pooled OLS), ảnh hưởng cố định (FEM) và tác động ngẫu nhiên (REM) để tiến hành phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ thu nhập lãi thuần của các 33 NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2008-2011. Trong đó các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ thu nhập lãi thuần gồm biến đại diện cho vị thế ngân hàng (MPO), mức ngại rủi ro (MRV), rủi ro tín dụng (CR), biến tương tác giữa rủi ro tín dụng và rủi ro lãi suất (CRIR), chi phí lãi suất ngầm (IP), chất lượng quản lý (MQU) và biến giả DUM mang giá trị là 1 khi là ngân hàng TMCP có trên 50% vốn điều lệ của nhà nước và giá trị là 0 khi là ngân hàng TMCP. Kết quả nghiên cứu cho thấy mức ngại rủi ro,
rủi ro tín dụng và chi phí lãi suất ngầm có quan hệ tỷ lệ thuận và có ý nghĩa thống kê với tỷ lệ thu nhập lãi thuần. Trong khi đó, chất lượng quản lý có mối quan hệ tỷ lệ nghịch và có ý nghĩa thống kê với tỷ lệ thu nhập lãi thuần. Biến tương tác giữa rủi ro tín dụng và rủi ro lãi suất khơng có quan hệ với tỷ lệ thu nhập lãi thuần. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy khơng có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê trong tỷ lệ thu nhập lãi thuần giữa các NHTM nhà nước và các NH TMCP tại Việt Nam.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1
Nội dung Chương 1 đã tập trung vào phân tích các chỉ tiêu được sử dụng để đo lường khả năng sinh lợi tại NHTM và tìm hiểu các hoạt động kinh doanh tạo ra lợi nhuận cho NHTM. Đồng thời cũng đã trình bày tổng quan về hai nhóm nhân tố có ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi của NHTM là nhóm nhân tố chủ quan và nhóm nhân tố khách quan. Ngoài ra qua lược khảo một số nghiên cứu trên thế giới và trong nước về các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi tại NHTM nhận thấy phương pháp tiếp cận tài chính dựa trên các chỉ số tài chính ROA, ROE, NIM vẫn là phương pháp được các học giả ưa chuộng. Do đó dựa vào các nội dung đã được trình bày ở Chương 1, lựa chọn phương pháp tiếp cận thơng qua các chỉ số tài chính, Chương 2 sẽ đi vào phân tích thực trạng hoạt động kinh doanh của ACB và xác định những nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi tại ACB trong thời gian qua.
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG SINH LỢI TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU