Hiệu quả quản trị chi phí của ACB giai đoạn 2007-2015

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu (Trang 63)

Đơn vị tính: tỷ đồng, phần trăm (%)

Năm Chi phí hoạt động Trong đó chi phí

cho nhân viên Tổng tài sản Tỷ lệ chi phí hoạt động/tổng tài sản bình qn

2007 805 392 85.392 1,24 2008 1.591 691 105.306 1,67 2009 1.809 851 167.881 1,32 2010 2.160 971 205.103 1,16 2011 3.147 1.574 281.019 1,29 2012 4.271 1.885 176.308 1,87 2013 3.759 1.568 166.599 2,19 2014 3.864 1.741 179.610 2,23 2015 4.022 1.999 201.457 2,11

(Nguồn: Báo cáo thường niên ACB từ năm 2007-2015) Trong giai đoạn 2007-2011, mặc dù chi phí hoạt động của ACB có xu hướng tăng, nhưng nhờ sự tăng trưởng tương ứng của tổng tài sản nên tỷ lệ chi phí hoạt động/tổng tài sản vẫn được duy trì ở mức thấp và ổn định. Sự tăng lên của chi phí hoạt động trong giai đoạn này chủ yếu bắt nguồn từ chi phí nhân viên, chi phí phí quảng cáo, cơng vụ và chi phí khác liên quan tới tài sản, cụ thể trong giai đoạn này, sự gia tăng chi phí hoạt động của ACB có tương quan chặt chẽ với: (i) Chính sách mở rộng quy mơ “đẩy mạnh mạng lưới ngồi khu vực Hà Nội và TP.HCM” với số lượng chi nhánh, phòng giao dịch gia tăng nhanh chóng trong năm 2008 tăng thêm là 75 đơn vị, năm 2009 là 51 đơn vị, năm 2010 là 43 đơn vị và năm 2011 là 45 đơn vị; (ii) Chính sách nhân sự “điều chỉnh lương tồn hệ thống phù hợp thị trường” khiến chi phí nhân viên năm 2007 tăng đến 107%, năm 2008 tăng 76% và năm 2011 là 62% so với các năm trước đó và tỷ trọng khoản chi phí này trong giai đoạn 2007-2011 chiếm khoảng 47% chi phí hoạt động của ACB.

Tuy nhiên kể từ bước ngoặt năm 2012, hiệu quả quản trị chi phí của ACB đã suy giảm đáng kể, với minh chứng là tỷ lệ chi phí hoạt động trên tổng tài sản bình quân

tăng mạnh, đạt 1,87%, tăng gần 45% so với năm 2011. Nguyên nhân tỷ lệ này tăng mạnh trong năm 2012 do đây là giai đoạn khởi đầu trong chiến lược thay đổi nền tảng kinh doanh của ACB với nhiệm vụ quan trọng là chuyển đổi hệ thống nhận diện thương hiệu mới gắn liền với việc triển khai những dự án ở nhiều khía cạnh như hình ảnh ngân hàng, quản trị ngân hàng, dự án liên quan tới chất lượng phục vụ và phân đoạn khách hàng; thêm vào đó sự sụt giảm mạnh của tổng tài sản ngân hàng trong năm 2012 đã góp phần khiến hiệu quả quản trị chi phí của ngân hàng bị sụt giảm mạnh. Bước sang năm 2013, ACB đã thực hiện triệt để các biện pháp để cắt giảm mạnh chi phí hoạt động, hạn chế mở thêm chi nhánh, phòng giao dịch, điều này đã khiến chi phí hoạt động trong năm này giảm 512 tỷ đồng so với năm 2012 (tương đương tỷ lệ giảm là 12%).

Tiếp tục duy trì mức kiểm sốt chi phí tốt trong năm 2013, giai đoạn 2014- 2015, công tác quản lý chi phí hoạt động của ACB tiếp tục được nâng cao so với giai đoạn trước thể hiện ở khoản mục chi phí hoạt động trong hai năm này gia tăng không đáng kể, tuy nhiên do quy mô tổng tài sản trong giai đoạn này tăng khá chậm dẫn đến hiệu quả quản trị chi phí của ngân hàng mặc dù đã dần được kiểm sốt nhưng cịn khá thấp so với giai đoạn 2007-2011.

Có một điểm cần lưu ý là trong giai đoạn 2007-2015, chi phí lương và các chi phí liên quan đến nhân viên luôn chiếm tỷ lệ cao và là cấu phần lớn nhất, trung bình 46% tổng chi phí hoạt động của ACB. Mặc dù tỷ trọng chi phí nhân viên trong tổng chi phí hoạt động của ACB vẫn thấp hơn so với tỷ lệ trung bình của ngành (thường chiếm hơn 50% tổng chi phí hoạt động) nhưng vẫn chưa phù hợp với xu hướng toàn cầu, theo hướng khuyến nghị giảm chi phí cho nhân viên xuống thấp hơn 40% trong tổng chi phí hoạt động, vì vậy trong tương lai ACB cần có giải pháp giảm dần khoản mục này.

2.3.2. Nhóm nhân tố khách quan

Nhóm nhân tố khách quan ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi tại ngân hàng thương mại gồm tăng trưởng kinh tế và lạm phát. Sự biến động của tăng trưởng kinh tế và lạm phát trong giai đoạn 2007-2015 được biểu hiện cụ thể tại bảng số liệu dưới đây.

Bảng 2.19: Tăng trƣởng kinh tế và lạm phát tại Việt Nam giai đoạn 2007-2015 Đơn vị tính: tỷ đồng, phần trăm (%) Năm GDP Tốc độ tăng trƣởng GDP Tỷ lệ lạm phát 2007 1.246.769 8,46 8,3 2008 1.616.047 6,31 22,97 2009 1.809.149 5,32 6,88 2010 2.157.828 6,42 9,19 2011 2.779.880 6,24 18,58 2012 3.245.419 5,25 9,21 2013 3.584.262 5,42 6,6 2014 3.937.856 5,98 4,09 2015 4.192.862 6,68 0,63 (Nguồn: Tổng cục thống kê) 2.3.2.1. Tăng trƣởng kinh tế

Trong giai đoạn 2007-2015, GDP của Việt Nam đã có bước tăng trưởng lên đến hơn 3,36 lần. Nếu như năm 2007, quy mơ GDP chưa đến 1,25 triệu tỷ đồng, thì đến năm 2015, quy mô của nền kinh tế đã lên tới gần 4,2 triệu tỷ đồng.

Giai đoạn 2007-2010, mặc dù quy mô nền kinh tế năm 2010 tăng gấp 1,73 lần so với năm 2007 nhưng tốc độ tăng trưởng thấp hơn nhiều so với giai đoạn trước. Từ năm 2011 đến nay, do ảnh hưởng của khủng hoảng và suy thối kinh tế tồn cầu cùng với sự mất cân đối trong nhiều năm của nội tại nền kinh tế, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam thậm chí cịn thấp hơn giai đoạn 2007-2010. Đặc biệt năm 2011 và 2012 là hai năm chứng kiến mức tăng trưởng kinh tế có chiều hướng ngày càng xấu đi thể hiện ở tốc độ tăng trưởng liên tục sụt giảm. Bắt đầu từ năm 2013, tăng trưởng kinh tế Việt Nam mới dần hồi phục trở lại. Năm 2015, kinh tế Việt Nam tiếp tục đà phục hồi tích cực từ năm 2013 và đạt mức tăng GDP 6,68% so với năm 2014, cao nhất trong vòng năm năm và trở thành một điểm sáng tăng trưởng trên thế giới.

2.3.2.2. Lạm phát

Năm 2008 là năm mà tỷ lệ lạm phát Việt Nam tăng cao đột biến do: (i) sự suy yếu của đồng Đôla Mỹ khiến giá hàng hóa nhập khẩu tăng lên tương đối; (ii) bội chi ngân sách nhà nước cao, thâm hụt cán cân thương mại lớn (nhập khẩu tăng) và dịng vốn đầu tư nước ngồi vào Việt Nam tăng mạnh đã buộc NHNN phải mua vào ngoại tệ khiến lượng tiền đồng lưu thông trong nền kinh tế tăng cao. Sức ép từ lạm phát tăng cao đã ảnh hưởng xấu đến hoạt động huy động vốn, cho vay, đầu tư và thực hiện các dịch vụ ngân hàng.

Bước sang năm 2009 và 2010, Chính Phủ đã sử dụng gói kích cầu hỗ trợ các doanh nghiệp vay được nguồn vốn với chi phí rẻ hơn, qua đó giúp các ngân hàng cải thiện hoạt động huy động và cấp tín dụng. Biện pháp này đã giúp lạm phát được kiềm chế khá tốt và được duy trì ở mức một con số. Tuy nhiên đến năm 2011, lạm phát lại lần nữa tăng vọt lên đến 18,58%, nguyên nhân là do tác động của việc đầu tư tràn lan, kém hiệu quả trong cả thập kỷ bộc phát; giá cả các mặt hàng thiết yếu trên thị trường thế giới và trong nước đều có xu hướng tăng cao và việc tăng cung tiền quá nhanh gây ra hiện tượng tiền đồng mất giá.

Giai đoạn 2012-2015, tỷ lệ lạm phát có xu hướng giảm dần. Riêng năm 2015, tỷ lệ lạm phát đạt giá trị thấp nhất trong vòng 14 năm trở lại đây, chỉ 0,63%. Nỗ lực kéo giảm lạm phát thành công trong giai đoạn này là một thành quả lớn trong điều hành kinh tế của Chính phủ. Điều này góp phần khơng nhỏ trong việc ổn định kinh tế vĩ mô, kéo theo xu hướng cải thiện rõ ràng trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, lãi suất hạ thấp… đồng thời thúc đẩy doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, giảm chi phí đầu vào, nâng cao năng lực cạnh tranh và tạo nền tảng cho mục tiêu tăng trưởng cao và bền vững hơn.

2.4. Đo lƣờng các nhân tố ảnh hƣởng đến khả năng sinh lợi tại Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Á Châu mại cổ phần Á Châu

2.4.1. Mô tả dữ liệu, xây dựng biến nghiên cứu và mơ hình hồi quy

 Nguồn dữ liệu: Dữ liệu được sử dụng trong mơ hình nghiên cứu này là dữ liệu thứ cấp được thu thập từ Báo cáo tài chính hợp nhất của ACB và dữ liệu kinh tế vĩ mô trong giai đoạn 2007 đến năm 2015.

 Mơ tả các biến trong mơ hình nghiên cứu: Nghiên cứu của Fadzlan Sufian và Muzafar Shah Habibullah (2009) và các nghiên cứu được lược khảo ở Chương 1 đã cung cấp gợi ý cho tác giả trong việc lựa chọn các biến độc lập đại diện cho các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi tại ACB trong phần nghiên cứu thực nghiệm gồm nhóm các nhân tố chủ quan và nhân tố khách quan:

Bảng 2.20: Mơ tả các biến trong mơ hình nghiên cứu

Tên biến Diễn giải Nguồn số

liệu Kỳ vọng

A. Biến phụ thuộc

ROA Lợi nhuận sau thuế/ Tổng tài

sản bình quân BCTC ROE Lợi nhuận sau thuế/ Vốn chủ

sở hữu bình quân BCTC NIM (Thu nhập lãi- Chi phí lãi)/

Tổng tài sản sinh lợi bình quân BCTC B. Biến độc lập

1. Nhóm các nhân tố chủ quan

Quy mô ngân hàng (Size) Logarit tự nhiên của tổng tài sản

BCTC + Quy mô VCSH (EQTA) VCSH/ Tổng tài sản BCTC + Quy mô dư nợ (LNTA) Tổng dư nợ/ Tổng tài sản BCTC + Rủi ro tín dụng (NPL) Tổng nợ xấu/ Tổng dư nợ BCTC -

Sự đa dạng hóa các nguồn thu (NNIM_TA)

Thu nhập ngồi lãi/Tổng tài

sản bình qn BCTC + Hiệu quả quản trị chi phí

(NIE_TA)

Chi phí hoạt động/Tổng tài sản

bình quân BCTC - 2. Nhóm các nhân tố khách quan

Tăng trưởng kinh tế (LNGDP)

Logarit tự nhiên của tổng sản phẩm quốc nội

Tổng cục

thống kê + Tỷ lệ lạm phát (INF) Tốc độ tăng chỉ số giá tiêu

dùng của nền kinh tế (CPI)

Tổng cục

thống kê -

 Mơ hình nghiên cứu: Trong phần này tác giả sẽ tiến hành phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi tại ACB thơng qua các chỉ số tài chính ROA, ROE và NIM. Phương pháp ước lượng bình phương nhỏ nhất (OLS) được lựa chọn để tiến hành hồi quy mơ hình định lượng với nguồn số liệu thuộc dạng dữ liệu chuỗi thời gian được thu thập từ BCTC hợp nhất của ACB từ năm 2007 đến năm 2015 và website của tổng cục thống kê để xem xét tác động và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến các biến phụ thuộc ROA, ROE và NIM. Mơ hình hồi quy cụ thể đối với từng biến phụ thuộc như sau:

(1) Mơ hình với ROA là biến phụ thuộc:

ROAt=  +1(Size)t +2(EQTA)t +3(LNTA) +4(NPL)t

+5(NNIM_TA)t+6(NIE_TA)t +7(LNGDP)t +8(INF)t + ut (2.1)

(2) Mơ hình với ROE là biến phụ thuộc:

ROEt=  +1(Size)t +2(EQTA)t +3(LNTA) +4(NPL)t

+5(NNIM_TA)t+6(NIE_TA)t +7(LNGDP)t +8(INF)t + ut (2.2)

(3) Mơ hình với NIM là biến phụ thuộc:

NIMt=  +1(Size)t +2(EQTA)t +3(LNTA) +4(NPL)t

+5(NNIM_TA)t+6(NIE_TA)t +7(LNGDP)t +8(INF)t + ut (2.3)

2.4.2. Kiểm định tính dừng của dữ liệu chuỗi thời gian

Do nghiên cứu được thực hiện trên một đối tượng duy nhất là ACB nên các dữ liệu thu thập được là dữ liệu chuỗi thời gian. Với ba mơ hình trên, bài nghiên cứu có tất cả 11 biến (03 biến phụ thuộc và 08 biến độc lập), do đó ta có tất cả 11 chuỗi thời gian. Trong phân tích dữ liệu chuỗi thời gian, một mơ hình tốt được đưa ra khi phân tích trên các dữ liệu dừng bởi nếu chuỗi dữ liệu thời gian là không dừng thì phương thức kiểm định giả thuyết thơng thường dựa trên t, F, các kiểm định khi bình phương

và tương tự có thể trở nên khơng đáng tin cậy.

Theo Gujarati (2003) một chuỗi thời gian là dừng khi giá trị trung bình, phương sai, hiệp phương sai (tại các độ trễ khác nhau) giữ nguyên không đổi vào bất kỳ thời điểm nào. Chuỗi dừng có xu hướng trở về giá trị trung bình và những dao động quanh giá trị trung bình sẽ là như nhau. Nói cách khác, một chuỗi thời gian khơng dừng sẽ có giá trị trung bình thay đổi theo thời gian, hoặc giá trị phương sai thay đổi theo thời gian hoặc cả hai.

Theo Ramanathan (2002) hầu hết các chuỗi thời gian về kinh tế là khơng dừng vì chúng thường có một xu hướng tuyến tính hoặc mũ theo thời gian. Tuy nhiên có thể biến đổi chúng về chuỗi dừng thơng qua q trình sai phân khi thực hiện chạy mơ hình hồi quy. Nếu sai phân bậc 1 của một chuỗi có tính dừng thì chuỗi ban đầu gọi là tích hợp bậc 1, ký hiệu là I(1). Tương tự, nếu sai phân bậc d của một chuỗi có tính dừng thì chuỗi ban đầu gọi là tích hợp bậc d, ký hiệu là I(d). Nếu chuỗi ban đầu (chưa lấy sai phân) có tính dừng thì gọi là I(0).

Kiểm định nghiệm đơn vị (unit root test) là một kiểm định được sử dụng khá phổ biến để kiểm định một chuỗi thời gian là dừng hay không dừng. Dickey và Fuller (1981) đã đưa ra kiểm định Dickey và Fuller (DF) và kiểm định Dickey và Fuller mở rộng (ADF). Nghiên cứu này sử dụng kiểm định ADF để thực hiện kiểm định nghiệm đơn vị cho tất cả các biến trong mơ hình.

Bảng 2.21: Kết quả kiểm định tính dừng của các biến trong mơ hình nghiên cứu

Tên biến P-value (unit root test) Bậc dừng

ROA 0.0115 Chuỗi dừng tại sai phân bậc 0 ROE 0.0111 Chuỗi dừng tại sai phân bậc 0 NIM 0.0460 Chuỗi dừng tại sai phân bậc 0 Size 0.0004 Chuỗi dừng tại sai phân bậc 1 EQTA 0.0000 Chuỗi dừng tại sai phân bậc 1 LNTA 0.0000 Chuỗi dừng tại sai phân bậc 1 NPL 0.0033 Chuỗi dừng tại sai phân bậc 0 NNIM_TA 0.0433 Chuỗi dừng tại sai phân bậc 0 NIE_TA 0.0000 Chuỗi dừng tại sai phân bậc 1 LNGDP 0.0001 Chuỗi dừng tại sai phân bậc 2 INF 0.0313 Chuỗi dừng tại sai phân bậc 0

(Nguồn: Phụ lục 02)

2.4.3. Kết quả nghiên cứu

 Thống kê mô tả biến nghiên cứu

Bảng 2.22: Kết quả thống kê mô tả các biến độc lập và phụ thuộc

Tên Biến Giá trị trung bình Giá trị trung vị Giá trị lớn nhất Giá trị nhỏ nhất Độ lệch chuẩn ROA 0.0031 0.0029 0.0080 -0.0022 0.0024 ROE 0.0533 0.0541 0.1961 -0.0392 0.0461 NIM 0.0070 0.0071 0.0097 0.0046 0.0013 SIZE 8.1986 8.2458 8.4487 7.7020 0.1765 EQTA 0.0628 0.0648 0.0798 0.0400 0.0098 LNTA 0.4776 0.4177 0.6789 0.2742 0.1301 NPL 0.0133 0.0091 0.0365 0.0008 0.0113 NNIM_TA 0.0020 0.0020 0.0065 -0.0047 0.0024 NIE_TA 0.0041 0.0036 0.0076 0.0025 0.0014 LNGDP 8.7665 8.7941 9.1276 8.3240 0.2110 INF 0.0225 0.0163 0.0900 -0.0170 0.0236 (Nguồn: Phụ lục 03) Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài của ACB có sự thay đổi đáng kể trong giai đoạn 2007- 2015, giá trị ROA trung bình đạt 0,31%. Giá trị ROA cao nhất là 0,80%, rơi vào quý II/2007. Giá trị ROA thấp nhất là âm 0,22%, rơi vào quý III/2012, đúng vào thời điểm sự cố tháng 8/2012 diễn ra.

Giá trị trung bình của tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu là 5,33% với phạm vi giá trị là từ âm 3,92% đến 19,61%, ROE cũng có sự biến động khá lớn trong giai đoạn năm 2007 đến năm 2015 với độ lệch chuẩn là 4,61%. Tương tự như ROA, ROE cũng

chạm đáy vào quý III/2012, khi ngân hàng phải đối phó với những ảnh hưởng tiêu cực từ sự cố tháng 8/2012.

Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên có giá trị trung bình là 0,70%, đây là biến có phạm vi dao động nhỏ nhất (trong khoảng từ 0,46% đến 0,97%) với độ lệch chuẩn là 0,13%, điều này cho thấy tỷ lệ đóng góp của thu nhập lãi vào tổng thu nhập của ngân hàng khá ổn định. Tỷ lệ này đạt giá trị cao nhất vào quý II/2012.

Quy mơ tổng tài sản có giá trị trung bình là 8,20 với phạm vi dao động khá lớn. Cụ thể biến quy mô tổng tài sản đạt giá trị nhỏ nhất là 7,70 vào thời điểm quý I/2007; đạt giá trị lớn nhất là 8,45 vào thời điểm quý IV/2011 do như đã phân tích ở trên, đây là thời điểm ngân hàng đẩy mạnh hoạt động kinh doanh vàng trên tài khoản, các khoản kỹ quỹ đảm bảo việc giao dịch hợp đồng vàng kỳ hạn và hoạt động trên thị trường liên ngân hàng đang diễn ra sôi động.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)