Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu (Trang 46 - 48)

6. Kết cấu luận văn

2.2. Thực trạng khả năng sinh lợi tại Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Á Châu

2.2.4. Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên

Bảng 2.7: Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên của ACB giai đoạn 2007- 2015

Đơn vị tính: tỷ đồng Năm 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 Thu nhập lãi 4.538 10.498 9.614 14.960 25.461 22.269 15.384 13.703 14.082 Chi phí lãi 3.227 7.770 6.813 10.797 18.853 15.398 10.819 8.937 8.198 Thu nhập lãi thuần 1.311 2.728 2.801 4.164 6.608 6.871 4.566 4.766 5.884 Tổng tài sản sinh lời 79.537 96.430 139.540 183.044 223.957 161.445 153.890 168.261 191.792 NIM (%) 2,17 3,10 2,37 2,58 3,25 3,57 2,90 2,96 3,27

(Nguồn: Báo cáo thường niên ACB từ năm 2007-2015) Mức NIM bình quân từ năm 2007-2010 của ACB đạt 2,56% và tương đối thấp so với giai đoạn năm 2011-2015 là 3,19%, nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng này là do trước năm 2011, ACB chưa tập trong chú trọng vào hoạt động tín dụng truyền thống dẫn đến thu nhập lãi thuần từ năm 2007-2010 chỉ chiếm tỷ trọng khá khiêm tốn, bình quân 60% tổng thu nhập thuần của ngân hàng trong khi tổng tài sản sinh lợi bình quân của ngân hàng trong cả hai giai đoạn đều khá ổn định, chiếm 90% tổng tài sản toàn hàng. Tỷ lệ NIM khá thấp trong giai đoạn 2007-2010 cũng là một tín hiệu cho thấy ngân hàng đang nắm giữ nhiều tài sản không sinh lời hơn mức tối ưu. Sang năm 2011, NIM của ACB tăng đến 26% so với năm 2010, cụ thể là từ mức 2,58% tăng lên 3,25%. Nguyên nhân là nhờ vào sự tăng trưởng nhanh của tổng thu nhập lãi thuần so với tăng trưởng của tổng tài sản sinh lợi, trong đó hoạt động sinh lợi qua cho vay khách hàng không tạo nhiều đột biến mà tăng trưởng chủ yếu dựa vào chênh lệch lãi suất trong hoạt động đi gửi và cho vay trên thị trường liên ngân hàng. Đáng chú ý là

khi NIM của ACB đạt mức tăng trưởng ấn tượng cũng là năm mà hệ thống ngân hàng đang gặp khó khăn về thanh khoản dẫn đến các ngân hàng vừa và nhỏ phải vay vốn trên thị trường liên ngân hàng với chênh lệch lãi suất cao.

Đến năm 2012, lãi suất trên thị trường liên ngân hàng đã giảm mạnh và không cịn sơi động và hấp dẫn như cuối năm 2011 do tác động từ Thơng tư 21/2012/TT- NHNN của NHNN có hiệu lực vào ngày 01/9/2012, tác động từ sự cố tháng 8/2012 cùng với những khó khăn chung của tồn hệ thống ngân hàng đã khiến tổng tài sản sinh lợi của ngân hàng sụt giảm mạnh (từ 224 nghìn tỷ đồng năm 2011 xuống cịn 161 nghìn tỷ đồng). Thêm vào đó, nhờ chênh lệch lãi suất trong hoạt động đi gửi và cho vay trên thị trường liên ngân hàng trong nửa đầu năm 2012 và việc tập trung vào hoạt động tín dụng truyền thống, NIM của ACB tiếp tục gia tăng so với năm 2011 và đạt mức cao nhất 3,57% trong giai đoạn nghiên cứu. Giai đoạn 2013- 2014, mặc dù NIM của ACB vẫn cao hơn giai đoạn 2007-2010 nhưng không đạt được mức đỉnh điểm như năm 2012. Nguyên nhân do tăng trưởng thu nhập lãi thuần của ngân hàng chưa tương xứng với tăng trưởng tổng tài sản sinh lợi bình quân do ngân hàng buộc phải giảm lãi suất cho vay để chia sẻ khó khăn với doanh nghiệp và nền kinh tế đã khiến chênh lệch lãi suất đầu ra - đầu vào của ngân hàng giảm mạnh.

Bước sang năm 2015, NIM của ngân hàng đã có bước cải thiện đáng kể, tăng gần 10% so với năm 2014 từ mức 2,96% lên 3,27%. Có được điều này là nhờ sự khởi sắc phần nào của nền kinh tế giúp tốc độ tăng trưởng thu nhập lãi thuần của ngân hàng (0,23%) cao hơn tăng trưởng tài sản sinh lợi (0,14%).

Bảng 2.8: NIM của ACB và các NHTM giai đoạn 2007-2015

Đơn vị tính: phần trăm(%) Năm 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 Trung bình STB 3,19 2,22 3,40 3,70 4,87 5,45 4,86 4,37 3,36 3,94 MBB 3,18 4,32 3,58 4,39 4,81 4,74 3,80 3,80 3,86 4,05 CTG 3,25 4,31 2,19 4,22 5,18 4,13 3,67 3,10 2,80 3,65 TCB 2,89 3,84 3,59 2,93 3,62 3,28 3,03 3,59 3,80 3,40 ACB 2,17 3,10 2,37 2,58 3,25 3,57 2,90 2,96 3,27 2,91 BID 2,53 3,06 2,79 2,96 3,48 2,21 2,92 2,89 2,75 2,84 VCB 2,59 3,70 3,01 3,29 3,96 3,00 2,64 2,37 2,62 3,02 SHB 1,58 1,49 3,61 3,53 3,52 2,31 1,87 1,98 2,23 2,46 EIB 3,06 3,88 4,31 3,42 3,78 3,16 1,83 1,77 2,59 3,09 (Nguồn: Tổng hợp BCTC hợp nhất của các NHTMCP)

So với các NHTMCP thuộc top đầu về tổng tài sản, NIM của ACB vẫn khá thấp mặc dù ngân hàng có lợi thế cạnh tranh rõ rệt trong phân khúc ngân hàng bán lẻ, vốn là phân khúc mang lại lãi suất cao hơn. Xét một số ngân hàng có cơ cấu tiền gửi và cho vay theo nhóm khách hàng khá tương đồng với ACB như STB và TCB thì càng về giai đoạn sau này, STB và TCB càng có NIM cao hơn đáng kể so với ACB. Điều này là do trong khi cả ba ngân hàng cùng đưa ra lãi suất huy động như nhau, STB và TCB đã cho vay được với lãi suất cao hơn ACB. Tuy nhiên, với chính sách cho vay và đầu tư thận trọng của ACB, thì trong tương lai gần NIM của ngân hàng sẽ khó đạt mức cao hơn các NHTM có cơ cấu tương đồng khác.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)