6. Kết cấu luận văn
2.3. Các nhân tố ảnh hƣởng đến khả năng sinh lợi của Ngân hàng thƣơng mạ
2.3.1. Nhóm nhân tố chủ quan
2.3.1.1. Quy mô ngân hàng
Quy mô và cơ cấu tổng tài sản
Bảng 2.9: Tốc độ tăng tổng tài sản của ACB giai đoạn 2007-2015
Đơn vị tính: tỷ đồng
Năm Tổng tài sản Tốc độ tăng
Tuyệt đối Tƣơng đối
2007 85.392 40.741 91,25% 2008 105.306 19.914 23,32% 2009 167.881 62.575 59,42% 2010 205.103 37.222 22,17% 2011 281.019 75.916 37,01% 2012 176.308 -104.712 -37,26% 2013 166.599 -9.709 -5,51% 2014 179.610 13.011 7,81% 2015 201.457 21.847 12,16%
(Nguồn: Báo cáo thường niên ACB từ năm 2007-2015) Tổng tài sản của ACB đã liên tục tăng trưởng một cách ấn tượng từ khi thành lập đến năm 2011. Trong giai đoạn từ năm 2007- 2011, tổng tài sản có tốc độ tăng trưởng kép hàng năm CAGR là 34,69%. Năm 2011, ACB đứng thứ tư về tổng tài sản trong top 10 NHTMCP Việt Nam về tổng tài sản gồm ACB, CTG, VCB, EIB, STB, VIB, MSB, BIDV, SHB và TCB, với quy mô lớn hơn đáng kể so với những ngân hàng còn lại.
Tuy nhiên, trong năm 2012, tổng tài sản của ACB sụt giảm tới 37,26% với giá trị tuyệt đối là 104.712 tỷ đồng. Đây là lần đầu tiên tổng tài sản bị giảm trong lịch sử hoạt động của ACB. Nguyên nhân dẫn đến sự sụt giảm trên một phần là do tình kinh tế Việt Nam vẫn cịn suy yếu dẫn đến việc mở rộng tín dụng gặp nhiều khó khăn; phần khác là do tiền gửi liên ngân hàng bị rút ra hàng loạt để tuân thủ Thông tư số 21/2012/TT- NHNN liên quan đến hoạt động đi vay, cho vay trên thị trường liên ngân hàng của NHNN. Song nguyên nhân chính dẫn đến sự sụt giảm tổng tài sản trong năm này là do hoạt động kinh doanh vàng thua lỗ và do ngân hàng phải rút tiền để mua vàng trả lại
cho người gửi. Thêm vào đó, sự cố tháng 8/2012 đã tác động đáng kể đến nhiều mặt hoạt động của ACB và tác động này vẫn kéo dài đến năm 2013.
Tác động của các sự kiện diễn ra trong năm 2012 đã khiến tổng tài sản của ACB giai đoạn 2012-2015 có tốc độ tăng trưởng khá chậm, với tỷ lệ CAGR hàng năm trong giai đoạn này là 4,55%. Đến năm 2015, tổng tài sản của ACB đã tăng trở lại với tỷ lệ tăng trưởng đạt 12,16%, nâng tổng tài sản của ngân hàng lên 201.457 tỷ đồng. Từ 2012 đến năm 2015, ACB là ba trong top 10 NHTMCP Việt Nam về tổng tài sản có quy mơ tổng tài sản giảm sút (gồm ACB, TCB, EIB) và xếp hạng của ACB về tổng tài sản đã rớt từ vị trí thứ tư xuống vị trí thứ bảy.
Bảng 2.10: Cơ cấu tài sản của ACB giai đoạn 2007-2015
Đơn vị tính: phần trăm (%)
Năm 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015
Tiền mặt và tiền gửi
NHNN 11,80 10,85 5,06 6,73 4,91 7,18 3,07 3,26 3,68
Tiền gửi và cho vay
TCTD khác 34,15 24,87 21,86 16,56 29,00 12,48 4,33 2,54 5,12 Cho vay khách hàng 37,25 33,08 37,14 42,51 36,58 58,32 64,34 64,76 66,53 Đầu tư 12,20 25,01 20,39 25,61 10,87 15,51 21,45 23,42 20,39 Tài sản cố định và tài sản có khác 4,78 6,87 15,98 9,11 19,09 7,84 7,83 6,81 6,43 Dự phòng -0,19 -0,68 -0,44 -0,52 -0,46 -1,32 -1,02 -0,79 -2,16
(Nguồn: Báo cáo thường niên ACB từ năm 2007-2015) Cơ cấu tài sản của ACB thay đổi rõ rệt từ năm 2012. Trong giai đoạn từ năm 2007 đến 2011, tỷ trọng các khoản cho vay khách hàng trong cơ cấu tài sản của ACB khá thấp, chỉ chiếm trung bình 37,31% tổng tài sản. Hai hoạt động quan trọng khác là tiền gửi, cho vay trên thị trường liên ngân hàng và hoạt động đầu tư lần lượt chiếm tỷ lệ trung bình là 25,29% và 18,81% trong cơ cấu tài sản. Đặc biệt giai đoạn này khoản mục tiền gửi và cho vay TCTD khác chứng kiến tốc độ tăng trưởng mạnh nhất, nhanh hơn cả tốc độ tăng trưởng tổng tài sản. Nguyên nhân là trong giai đoạn này thị trường liên ngân hàng đóng vai trị là một kênh giao dịch vốn chủ yếu của các NHTM, tạo nên những vòng quay thúc đẩy quy mô tổng tài sản, đây là một kênh mở, ngân hàng vừa đi gửi vừa cho vay và thơng qua đó có thể vừa gia tăng tài sản có, vừa tăng tài sản nợ. Như đã đề cập, những thay đổi lớn về chính sách liên quan đến trạng thái vàng và cho vay liên ngân hàng diễn ra năm 2012 đã dẫn đến sự sụt giảm đáng kể các hoạt động liên ngân hàng và cho vay/huy động vàng của các NHTM khiến tỷ trọng cho vay khách hàng đã tăng từ 37% năm 2011 lên 58% vào năm 2012, 65% vào năm 2014 và
tiếp tục tăng lên 67% vào năm 2015 mặc dù giá trị tuyệt đối của các khoản cho vay khách hàng khơng thay đổi nhiều.
Có một điểm cần lưu ý là năm 2009 và 2011, khoản mục tài sản có khác chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng tài sản của ACB, lần lượt 15,46% và 16,65% trong khi những năm cịn lại, tài sản có khác chiếm tỷ trọng rất thấp trong tổng tài sản. Nguyên nhân là do trong năm 2009 và năm 2011, ACB đẩy mạnh hoạt động kinh doanh sàn vàng hay còn gọi là kinh doanh vàng trên tài khoản ở trong nước và các khoản ký quỹ cho các đối tác trong nước đảm bảo việc thực hiện giao dịch hợp đồng vàng kỳ hạn. Kết quả là tài sản có khác của ACB năm 2011 tăng đột biến 193% so với năm 2010. Kể từ năm 2012, khoản mục này có xu hướng giảm từ 52,41 nghìn tỷ đồng năm 2011 xuống cịn 12,34 nghìn tỷ đồng năm 2012.
Quy mô và cơ cấu tổng nguồn vốn
Tương tự tổng tài sản, cơ cấu nguồn vốn cũng có sự thay đổi đáng kể trước và sau năm 2012. Tỷ trọng tiền gửi khách hàng khá ổn định trong giai đoạn 2008-2011, sau đó đã gia tăng rõ rệt từ 51% năm 2011 lên 71% năm 2012 và lên đến 87% năm 2015. Cũng sau năm 2011, tỷ trọng các khoản vay liên ngân hàng đã giảm từ 12% năm 2011 xuống còn 1% vào năm 2015. Tương tự, khoản mục giấy tờ có giá (chủ yếu gồm trái phiếu và chứng chỉ tiền gửi vàng) đã giảm tỷ trọng trong tổng nguồn vốn từ mức 18% trước đó xuống cịn 11% năm 2012 và 1,5% vào năm 2015.
Trong tổng nguồn vốn của ACB thì vốn huy động là nguồn vốn chiếm tỷ trọng lớn nhất, bình quân chiếm 86% tổng nguồn vốn trong giai đoạn 2007-2015.
Bảng 2.11: Cơ cấu nguồn vốn của ACB giai đoạn 2007-2015
Đơn vị tính: phần trăm (%) Năm Các khoản nợ Chính phủ và NHNN Tiền gửi và vay TCTD khác Tiền gửi của khách hàng Trái phiếu và chứng chỉ tiền gửi Các khoản phải trả và công nợ khác Vốn chủ sở hữu 2007 0,77 8,22 64,99 13,74 4,93 7,36 2008 0,00 9,43 61,15 15,96 6,06 7,40 2009 6,12 6,24 51,86 15,86 13,89 6,03 2010 4,62 13,74 52,23 18,68 5,17 5,56 2011 2,33 12,37 50,67 18,07 12,31 4,26 2012 0,00 7,81 71,16 11,48 2,38 7,17 2013 0,95 4,69 83,08 2,11 1,65 7,52 2014 0,00 3,43 86,17 1,72 1,78 6,91 2015 2,57 1,21 86,90 1,53 1,44 6,35
(Nguồn: Báo cáo thường niên ACB từ năm 2007-2015)
Giai đoạn 2007-2011, nguồn vốn huy động của ACB tăng trưởng mạnh với tốc độ CAGR là 32,45%. Tuy nhiên đến năm 2012, vốn huy động sụt giảm, nguyên nhân do: (i) Sự cố tháng 08/2012 dẫn đến tình trạng các tổ chức và cá nhân đã ồ ạt rút tiền, chỉ trong Quý III/2012 đã có 22.768 tỷ đồng tiền gửi đã bị rút ra khỏi ACB và quy mô tiền gửi khách hàng đã bị giảm 12% trong năm 2012; (ii) Tiền gửi và vay TCTD khác (tiền gửi liên ngân hàng) bị rút ra hàng loạt để tuân thủ Thông tư 21/2012/TT-NHNN ngày 18/6/2012 liên quan đến hoạt động đi vay, cho vay trên thị trường liên ngân hàng của NHNN; (iii) Ngân hàng giảm nguồn vốn huy động vàng và thực hiện việc tất toán trạng thái vàng theo chủ trương của NHNN dẫn đến số dư chứng chỉ tiền gửi bằng vàng trong năm 2012 giảm 27.917 tỷ đồng so với cuối năm 2011. Đến cuối năm 2013, mặc dù huy động vốn toàn hệ thống ngành ngân hàng tăng 15,61% thì nguồn vốn huy động của ACB tiếp tục sụt giảm 6,14% so với năm 2012. Điều này cho thấy tác động của sự cố tháng 8/2012 và yêu cầu tất toán trạng thái vàng của NHNN đã tác động rất mạnh đến nguồn vốn huy động của ACB, làm giảm khả năng huy động vốn của ngân hàng so với ngành. Tuy nhiên nhờ vào quá trình tái cơ cấu và sự lãnh đạo mới cũng như việc mở rộng mạng lưới, đa dạng hóa các dịch vụ, tiện ích để bổ trợ cho hoạt động huy động vốn, nguồn vốn huy động của ACB đã dần hồi phục và tăng trưởng trở lại trong năm 2015 với tốc độ tăng trưởng so với năm 2013 là 20,76%, trong đó tiền gửi khách hàng của ACB, do đã dần lấy lại được niềm tin của khách hàng, có tốc độ tăng trưởng mạnh nhất, tăng trưởng 26,65% so với năm 2013. Tuy nhiên, đến thời điểm cuối năm 2015, quy mô vốn huy động của ACB vẫn chưa lấy lại được vị thế so với thời điểm năm 2011.
Về hoạt động bán lẻ, ACB vẫn được xem là ngân hàng mạnh nhất với tỷ lệ tiền gửi khách hàng cá nhân và từ khu vực doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm tỷ trọng bình quân 99,30% trong tổng tiền gửi khách hàng, trong đó nguồn huy động từ khu vực doanh nghiệp vừa và nhỏ đang lớn dần với tỷ trọng trong tổng tiền gửi thị trường 1 đến cuối năm 2015 đạt 17,48%. Điều này cho thấy các dịch vụ, tiện ích đa dạng, phong phú kèm theo nghiệp vụ huy động vốn của ACB là một trong những nguyên nhân thu hút các khách hàng tổ chức đến gửi tiền tại ngân hàng.
2.3.1.2. Quy mô vốn chủ sở hữu
Bảng 2.12: Vốn chủ sở hữu của ACB giai đoạn 2007-2015 Đơn vị tính: tỷ đồng, phần trăm (%) Đơn vị tính: tỷ đồng, phần trăm (%) Chỉ tiêu 2.007 2.008 2.009 2.010 2.011 2.012 2.013 2.014 2.015 VCSH 6.258 7.766 10.106 11.377 11.959 12.624 12.504 12.397 12.788 Tỷ trọng VCSH/Tổng nguồn vốn 7,36 7,40 6,03 5,56 4,26 7,17 7,52 6,91 6,35
(Nguồn: Báo cáo thường niên ACB từ năm 2007-2015) Khoản mục VCSH của ACB tăng đều trong giai đoạn 2008-2012 với tốc độ CAGR 12,91%. Trong giai đoạn năm 2013-2015, VCSH của ACB gần như không đổi. Năm 2009, tốc độ tăng trưởng VCSH là mạnh nhất với tỷ lệ 30,13% do vào ngày 03/9/2009, ACB được NHNN Việt Nam cho phép tăng VĐL bằng cách chuyển 108 tỷ đồng từ Quỹ dự trữ bổ sung VĐL sang và chuyển 1.351 tỷ đồng trái phiếu thành cổ phiếu. Tiếp đó năm 2010, VĐL tiếp tục tăng 12,57% so với năm 2009 do ACB tăng vốn thông qua việc phát hành thêm cổ phiếu với mục đích tăng vốn cho Công ty Cho thuê tài chính Ngân hàng Á Châu. Thời điểm 31/12/2015, tổng vốn điều lệ của hệ thống ngân hàng đạt 460,28 nghìn tỷ đồng, trong đó VĐL của ACB chiếm 2,04% tổng vốn điều lệ của toàn hệ thống.
Dù VCSH của ACB có tốc độ tăng trưởng liên tục nhưng so với tốc độ tăng trưởng của tổng tài sản thì chưa tương xứng. Trong giai đoạn 2007- 2015, VCSH của ACB chiếm tỷ lệ từ 4,26%-7,52% trong tổng nguồn vốn của ngân hàng, năm 2015 tỷ lệ này là 6,35%, tương đối thấp so với quy mô vốn chủ sở hữu của top 10 NHTMCP Việt Nam về tổng tài sản (7,52%).
2.3.1.3. Quy mô dƣ nợ
Dư nợ cho vay khách hàng của ACB tăng liên tục trong giai đoạn 2007-2015, trừ năm 2012, với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm CAGR là 19,7%.
Bảng 2.13: Tổng dƣ nợ cho vay khách hàng của ACB giai đoạn 2007- 2015
Đơn vị tính: tỷ đồng, phần trăm (%) Năm 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 Cho vay khách hàng 31.811 34.833 62.358 87.195 102.809 102.815 107.190 116.324 134.032 Mức tăng Tuyệt đối 14.796 3.022 27.525 24.837 15.614 6 4.375 9.134 17.708 Tương đối 86,96 9,5 79,02 39,83 17,91 0,01 4,26 8,52 15,22 Cho vay khách hàng/Tổng tài sản 37,25 33,08 37,14 42,51 36,58 58,32 64,34 64,76 66,53
(Nguồn: Báo cáo thường niên ACB từ năm 2007-2015)
Trong giai đoạn 2007-2010, dư nợ cho vay có tốc độ tăng trưởng bình quân năm là 53,83%. Nguyên nhân do trong giai đoạn này Chính phủ Việt Nam đã thực hiện biện pháp kích cầu thơng qua chính sách hỗ trợ lãi suất 4%, các chương trình miễn, giảm và giãn thuế, bảo lãnh cho các doanh nghiệp vay vốn tại các NHTM nhằm đưa Việt Nam sớm thoát ra khỏi khủng hoảng kinh tế. Tuy nhiên, đến giai đoạn năm 2011- 2012, tình trạng đóng băng của thị trường bất động sản, sụt giảm của thị trường chứng khốn do hậu quả của tình hình tăng trưởng nóng của những năm trước với các điều kiện tín dụng được nới lỏng quá mức đã làm tốc độ tăng trưởng tín dụng của ACB giảm lại. Sang năm 2014 và 2015, tăng trưởng tín dụng của ACB được cải thiện nhờ hàng loạt các giải pháp đã được NHNN đưa ra nhằm giảm lãi suất cho vay, thực hiện các giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất, tuy nhiên tốc độ tăng trưởng tín dụng của ACB trong năm 2014 và 2015 (lần lượt là 8,52% và 15,22%) vẫn thấp hơn tăng trưởng tín dụng tồn hệ thống (lần lượt là 12,62% và 18%).
Trong giai đoạn năm 2007- 2011, quy mô dư nợ của ACB khá thấp, chỉ chiếm trung bình 37,31% tổng tài sản, nguyên nhân do khoản mục tiền gửi, cho vay trên thị trường liên ngân hàng và đầu tư chiếm tỷ trọng khá lớn. Kể từ sau năm 2011, quy mô dư nợ của ACB có sự biến động mạnh mặc dù giá trị tuyệt đối của các khoản cho vay khách hàng không thay đổi nhiều, từ 37% năm 2011 lên 58% vào năm 2012, 65% vào năm 2014 và tiếp tục tăng lên 67% vào năm 2015. Như đã phân tích ở trên, nguyên nhân quy mô dư nợ tăng là do sự sụt giảm mạnh tỷ trọng khoản mục tiền gửi, cho vay trên thị trường liên ngân hàng. Như vậy, trong cơ cấu tài sản của ngân hàng, chỉ tiêu cho vay khách hàng ngày càng tăng và chiếm tỷ trọng tương đối lớn, điều này làm tăng nguy cơ tiềm ẩn nợ xấu nếu ngân hàng khơng thực hiện kiểm sốt các khoản vay một cách chặt chẽ.
Bảng 2.14: Phân tích dƣ nợ của ACB theo thành phần kinh tế giai đoạn 2007- 2015
Đơn vị tính: tỷ đồng, phần trăm (%)
Năm Cho vay khách hàng
Cho vay cá nhân nghiệp vừa và nhỏ Cho vay Doanh nghiệp nhà nƣớc Cho vay doanh Số tiền Tỷ trọng trong TDN Số tiền Tỷ trọng trong TDN Số tiền Tỷ trọng trong TDN 2007 31.811 15.910 50,02 13.721 43,13 2.180 6,85 2008 34.833 18.763 53,87 13.247 38,03 2.822 8,10 2009 62.358 23.005 36,89 34.975 56,09 4.378 7,02 2010 87.195 32.584 37,37 49.593 56,88 5.018 5,75 2011 102.809 35.847 34,87 63.645 61,91 3.317 3,23 2012 102.815 44.349 43,13 55.197 53,69 3.269 3,18 2013 107.190 45.547 42,49 58.958 55,00 2.685 2,50 2014 116.324 52.401 45,05 62.027 53,32 1.896 1,63 2015 134.032 65.229 48,67 67.143 50,10 1.660 1,24
(Nguồn: Báo cáo thường niên ACB từ năm 2007-2015) ACB là một ngân hàng bán lẻ tiêu biểu và điều này được thể hiện qua tỷ lệ dư nợ cho vay đối với khu vực khách hàng cá nhân cũng được ACB duy trì ổn định ở mức cao, trung bình đạt 43% trong tổng dư nợ. Đến cuối năm 2015 tỉ trọng tín dụng cá nhân của ACB lên đến 48,67%, trong khi tỷ lệ này ở hai ngân hàng bán lẻ mạnh khác là STB và TCB cũng chỉ đạt lần lượt là 43,82% và 44,41%. Cùng với cho vay khách hàng cá nhân, ACB dành một tỷ trọng cho vay cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ khá cao. Cho vay ở khu vực doanh nghiệp vừa và nhỏ được đẩy mạnh từ 43% trong năm 2007 lên 50% trong năm 2014 nhờ vào hiệu quả hoạt động và trả nợ vay ở khu vực này. Đồng thời tỷ trọng cho vay ở khu vực doanh nghiệp nhà nước được ACB điều chỉnh giảm dần và đến cuối năm 2015 chỉ còn 1,24%, đây là sự điều chỉnh hợp lý, trong bối cảnh hàng loạt tập đoàn nhà nước như Vinashin, Vinalines, EVN… liên tiếp rơi vào tình trạng thua lỗ, phá sản.