6. Kết cấu luận văn
3.3. Giải pháp hỗ trợ từ phía Chính Phủ và Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam
3.3.1. Duy trì tăng trƣởng kinh tế
Theo kết quả nghiên cứu, tăng trưởng kinh tế có ảnh hưởng tích cực đến khả năng sinh lợi của ACB. Vì vậy để gia tăng khả năng sinh lợi cho ACB nói riêng và ngành ngân hàng nói chung, Chính Phủ cần có giải pháp duy trì và thúc đẩy tốc độ phát triển kinh tế nhằm hỗ trợ cho các trung gian tài chính hoạt động ổn định thơng qua một số giải pháp như:
Quản lý các chỉ tiêu kinh tế vĩ mơ để duy trì ổn định và tạo đà tăng trưởng, như quản lý nợ công, kỷ luật ngân sách, giảm bội chi ngân sách, kiềm chế lạm phát, kịp thời có biện pháp xử lý hoặc làm giảm các biểu hiện như thâm hụt quá mức cán cân thanh tốn, nhập siêu, tình trạng căng thẳng và mất cân đối về vốn đầu tư, nợ tồn đọng vốn đầu tư… Nâng cao năng lực phân tích, dự báo kinh tế trong nước và toàn cầu để kịp thời điều chỉnh chính sách, chiến lược và ngăn ngừa rủi ro từ bên ngồi.
Tiếp tục rà sốt nhằm điều chỉnh, ban hành mới các quy định pháp luật, chính sách ngày càng hoàn chỉnh, minh bạch và ổn định để giúp huy động tối đa mọi nguồn lực.
Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, tập trung giải quyết tốt vấn đề tổ chức bộ máy và cán bộ công chức theo hướng tinh gọn, rõ ràng về trách nhiệm, gắn quyền với trách nhiệm, đề cao vai trị và tính kỷ luật, kỷ cương trong chấp hành pháp luật và trách nhiệm công vụ, xử lý thật nghiêm vi phạm để tạo lòng tin đối với các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa theo nguyên tắc thực hiện đầy đủ các quy luật của kinh tế thị trường, nhất là trong thực hiện cơ chế giá và phân bổ nguồn lực, dịch vụ công.
Cơ cấu lại đầu tư, nhất là đẩy mạnh cơ cấu lại đầu tư công. Đẩy mạnh thực hiện đột phá chiến lược về xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ với một số cơng trình hiện đại. Rà sốt, hồn chỉnh quy hoạch quan trọng, như quy hoạch không gian phát triển kinh tế - xã hội, không gian hạ tầng và đô thị, sử dụng đất... bảo đảm hiệu quả tổng hợp, tính thống nhất, hệ thống.
Cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng: (i) Tập trung cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, hình thành cơ quan ngang bộ thực hiện thống nhất chức năng đại diện chủ sở hữu nhà nước tại doanh nghiệp nhà nước, khuyến khích và tạo động lực để phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp khởi nghiệp, giải quyết nợ xấu trong lĩnh vực ngân hàng; (ii) Đẩy mạnh phát triển ngành thương mại - dịch vụ, coi đây là ngành then chốt tạo bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế, lao động. Thúc đẩy hợp tác quốc tế, đẩy mạnh xuất khẩu kết hợp xây dựng thương hiệu quốc gia về các sản phẩm chủ lực của Việt Nam; (iii) Chú trọng phát triển một số ngành công nghiệp nền tảng như năng lượng, cơ khí chế tạo, vật liệu mới…, phát triển cơng nghiệp phụ trợ, viễn thông và công nghệ cao; (iv) Ngành nông, lâm, ngư nghiệp chú trọng nâng cao giá trị gia tăng, tham gia chuỗi giá trị từ khâu đầu vào, sản xuất và phân phối, bảo đảm an ninh lương thực quốc gia và đẩy mạnh xuất khẩu, phát triển kinh tế biển gắn với gìn giữ chủ quyền biển, đảo của quốc gia.
Cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh khuyến khích các thành phần kinh tế; phát triển nhanh số lượng gắn với nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động doanh nghiệp, phát huy tối đa năng lực của kinh tế dân doanh và kinh tế đầu tư nước ngồi.
Chính Phủ cần có biện pháp thúc đẩy tiêu dùng trong nước; mở rộng mạng lưới tiêu thụ và phân phối sản phẩm, giảm bớt các khâu trung gian. Nâng cao chất lượng dịch vụ, chú trọng phát triển du lịch. Thực hiện các giải pháp thúc đẩy xuất khẩu, kiểm soát nhập khẩu. Chủ động khai thác các cơ hội, thuận lợi, hạn chế những tác động bất
lợi từ các Hiệp định thương mại tự do, Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương, Việt Nam - EU...
Phát triển khoa học và công nghệ, huy động mạnh mẽ nguồn vốn xã hội và vốn nước ngồi cho phát triển khoa học và cơng nghệ. Hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp phát triển và ứng dụng khoa học - công nghệ trong hoạt động sản xuất, kinh doanh. Gắn thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài với phát triển khoa học - cơng nghệ để có cơng nghệ nguồn và cơng nghệ mới.
Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao và nâng cao năng suất lao động.
3.3.2. Hồn thiện các quy định, quy trình quản lý và chính sách phát triển ngành ngân hàng phù hợp với từng thời kỳ phát triển
Như đã đề cập tại Chương 2, các quy trình, chính sách của Chính phủ, NHNN, cơ quan ban ngành quy định còn nhiều kẽ hở, chồng chéo, khó thực hiện, gây khó khăn cho ngân hàng trong q trình áp dụng; chính sách lãi suất của ngành ngân hàng vẫn chưa thực sự phù hợp làm ảnh hưởng xấu đến khả năng sinh lợi của NHTM nói chung và ACB nói riêng. Để khắc phục, Chính phủ và NHNN cần có các giải pháp cụ thể sau:
Hoàn thiện khung pháp lý, cải cách thủ tục hành chính liên quan đến hoạt động ngân hàng:
Xây dựng và tạo lập khung pháp lý hồn chỉnh, minh bạch và cơng bằng nhằm giúp cho ngành ngân hàng có thể phát triển an tồn, lành mạnh và bền vững. Áp dụng đầy đủ hơn các thiết chế và chuẩn mực quốc tế về an toàn đối với hoạt động tiền tệ, ngân hàng. Tiếp tục đổi mới cơ chế chính sách tín dụng theo nguyên tắc thị trường và nâng cao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các tổ chức tín dụng, tách bạch hồn tồn tín dụng chính sách và tín dụng thương mại.
Bên cạnh đó Chính phủ và NHNN cần điều chỉnh các quy định, thông tư phù hợp, thống nhất, tránh gây mâu thuẫn, khó khăn cho các ngân hàng trong quá trình thực hiện.
Đơn giản hóa các loại giấy tờ hành chính hỗ trợ cho hoạt động ngân hàng như đẩy nhanh tốc độ cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, rút ngắn thời gian đi công chứng và đăng ký giao dịch đảm bảo.
Sửa đổi các quy định của pháp luật liên quan đến việc xử lý tài sản thế chấp của khoản vay theo hướng tinh giảm các thủ tục hành chính khơng cần thiết và tăng các
quyền xử lý tài sản thế chấp cho bên nhận thế chấp, đồng thời quy định rõ trách nhiệm phối hợp của các cơ quan chức năng nhà nước trong vấn đề xử lý tài sản thế chấp.
Khuyến khích và ban hành quy định để các tổ chức thực hiện trả lương cho người lao động qua hệ thống tài khoản tại các ngân hàng, khuyến khích các hình thức thanh tốn khơng dùng tiền mặt. Đây là một trong những điều kiện cơ bản để phát triển cho vay tiêu dùng trong tương lai.
Chính phủ và NHNN tiếp tục triển khai thực hiện mục tiêu tái cấu trúc hệ thống ngân hàng, nâng cao năng lực tài chính và chất lượng hoạt động của các tổ chức tín dụng.
Điều chỉnh chính sách lãi suất phù hợp nhằm giúp các ngân hàng có thể nâng cao khả năng cạnh tranh, phát huy khả năng sáng tạo và nâng cao khả năng hoạt động kinh doanh của NHTM. Tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện quy định về các nghiệp vụ và dịch vụ ngân hàng mới như hốn đổi rủi ro tín dụng, các dịch vụ ủy thác, các sản phẩm phái sinh…
Đẩy nhanh quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, chủ động hội nhập quốc tế về tài chính ngân hàng theo lộ trình và bước đi phù hợp với năng lực cạnh tranh của các TCTD và khả năng của NHNN về kiểm soát hệ thống. Từng bước áp dụng các chuẩn mực và thông lệ quốc tế trong hoạt động ngân hàng đảm bảo hoạt động của các tổ chức tín dụng an tồn hiệu quả.
Xây dựng chiến lược phát triển công nghệ ngân hàng nhất là hệ thống thông tin quản lý nhằm phục vụ cơng tác điều hành, kiểm sốt hoạt động ngân hàng; quản lý vốn, tài sản, quản lý rủi ro, quản lý công nợ và công tác kế toán, hệ thống thanh toán liên ngân hàng, hệ thống giao dịch điện tử và giám sát từ xa.
Xây dựng và hoàn thiện hoạt động của Trung tâm thơng tin tín dụng thơng qua các giải pháp như:
Cần đưa ra quy chế mới nhằm đổi mới cơ chế thu thập và cung cấp thông tin, cập nhật thơng tin tín dụng một cách đầy đủ, chính xác, kịp thời đáp ứng tốt nhu cầu của các TCTD. CIC cần tập trung thông tin khách hàng từ các chi nhánh của các TCTD, trở thành đầu mối thơng tin cho hoạt động tín dụng trong cả nước.
Mặt khác, CIC cần đẩy mạnh khai thác sử dụng thông tin vào quản lý nhà nước của NHNN, thanh tra, giám sát bảo đảm an tồn hệ thống; phân tích, tổng hợp tình
hình kinh tế địa phương, biến động của các doanh nghiệp, cá nhân có nhu cầu vay lớn, nhà đầu tư nước ngoài, khách hàng vay vốn ra ngoài địa bàn.
Ngồi ra, Chính phủ và NHNN nên khuyến khích việc xây dựng các Trung tâm thơng tin Tín dụng tư nhân nhằm tạo ra mơi trường cạnh tranh lành mạnh, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động, hồn thiện hơn hệ thống thơng tin tín dụng ở Việt Nam.
3.3.3. Tăng cƣờng công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra tại chỗ đối với hoạt động kinh doanh của ngân hàng thƣơng mại
Việc NHNN chưa thực sự quản lý tập trung, còn nhiều manh mún, thủ tục hồ sơ rườm rà khiến đến hoạt động kinh doanh của các NHTM nói chung và ACB nói riêng bị ảnh hưởng khiến khả năng sinh lợi của ngân hàng bị suy giảm. Do vậy trong thời gian tới, NHNN cần:
Tăng cường giám sát chặt chẽ mọi hoạt động, diễn biến kinh doanh của các NHTM thơng qua 2 hình thức giám sát từ xa và thanh tra tại chỗ. NHNN cần hồn thiện mơ hình giám sát từ xa, khơng những giám sát trên bảng cân đối tài khoản và các báo cáo về chỉ tiêu an toàn hoạt động của NHTM mà phải yêu cầu các NHTM báo cáo chi tiết về tình hình các khoản đầu tư tài chính, phân tích cụ thể về khả năng sinh lợi của các khoản đầu tư.
Thường xuyên theo dõi về đề án xử lý nợ xấu của các NHTM, kế hoạch xử lý nợ xấu và kết quả đạt được; cần tiến hành giám sát chặt chẽ mọi hoạt động của các NHTM, đưa ra những cảnh báo về rủi ro đối với một TCTD hoặc một nhóm TCTD ngay từ khi chưa thực hiện thanh tra tại chỗ.
Trên cơ sở theo dõi, giám sát chặt chẽ thông tin thu thập được và báo cáo các hoạt động kinh doanh của NHTM qua quá trình giám sát từ xa, trường hợp phát hiện những biến động bất thường, NHNN phải có khuyến cáo, cảnh báo kịp thời và/hoặc đề xuất tiến hành thanh tra tại chỗ, chặn đứng mọi rủi ro có thể xảy ra.
Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra Nhà nước đối với hoạt động của NHTM nhằm phát hiện và xử lý kịp thời các sai sót của NHTM đảm bảo cho ngành ngân hàng phát triển bền vững. Qua đó, cũng giúp cho NHNN ban hành những chính sách phù hợp với tình hình phát triển của ngành. Cần có biện pháp mạnh để xử phạt hành chính trong lĩnh vực ngân hàng đối với các tổ chức, cá nhân làm sai, không chấp hành đúng quy định của pháp luật nhằm cảnh cáo và ngăn chặn việc tiếp tục phát sinh sai phạm.
Xây dựng và phát triển hệ thống kho dữ liệu tập trung thống nhất tại Cơ quan Thanh tra giám sát ngân hàng nhằm đáp ứng yêu cầu lưu trữ, cập nhật và phát triển các ứng dụng phục vụ hoạt động quản lý, thanh tra, giám sát đối với các đối tượng thanh tra, giám sát ngân hàng tại các chi nhánh NHNN ở địa phương.