6. Kết cấu luận văn
2.2. Thực trạng khả năng sinh lợi tại Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Á Châu
2.2.2. Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản
Bảng 2.2: ROA của ACB trong giai đoạn 2007- 2015
Đơn vị tính: tỷ đồng, phần trăm (%) Năm 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 Lợi nhuận sau thuế 1.760 2.211 2.201 2.335 3.208 784 826 952 1.028 Tổng tài sản 85.392 105.306 167.881 205.103 281.019 176.308 166.599 179.610 201.457 ROA 2,71 2,32 1,61 1,25 1,32 0,34 0,48 0,55 0,54
(Nguồn: Báo cáo thường niên ACB từ năm 2007-2015) Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản của ACB có tốc độ tăng trưởng không bền vững. Trong giai đoạn 2007- 2011, ROA của ACB có nhiều biến động nhưng vẫn cao hơn so với trung bình ngành (1,17%). Trong đó năm 2007 và 2008 là hai năm mà ROA của ACB đạt mức cao ấn tượng nhất với tỷ lệ lần lượt là 2,71% và 2,32%. Tuy nhiên kể từ năm 2009, ROA của ACB giảm nhẹ và đến năm 2010 chỉ đạt 1,25%, nguyên nhân do giai đoạn này tăng trưởng tổng tài sản cao hơn so với tăng trưởng lợi nhuận sau thuế. Đến năm 2011, ROA tăng trở lại, đạt mức 1,32%. Một trong những yếu tố chủ yếu hỗ trợ cho sự tăng trưởng của ROA trong năm này là nhờ hiệu quả hoạt động của các chi nhánh và phòng giao dịch ngày càng được cải thiện, số dư huy động và dư nợ cho vay bình quân trên mỗi nhân viên tăng lần lượt 11% và 28% so với cuối năm 2010. Thời gian trung bình để các chi nhánh và phòng giao dịch mới thành lập trong vịng 24 tháng có lợi nhuận dương ổn định liên tục được rút ngắn và chỉ còn 11 tháng trong
năm 2011. Thêm vào đó, đây cũng là năm mà lãi suất cho vay trên thị trường tăng đỉnh điểm giúp ngân hàng thu được lợi nhuận lớn từ hoạt động cho vay do mức chênh lệch lãi suất huy động và cho vay được gia tăng.
Tuy nhiên, bước sang năm 2012, ROA của ACB bị suy giảm trầm trọng, từ mức 1,32% năm 2011 giảm xuống chỉ còn 0,34%. Bốn nhóm ngun nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng này là do: Lỗ lớn từ hoạt động kinh doanh vàng và ngoại hối; Chi phí hoạt động và dự phịng tăng mạnh; Sự cố tháng 8/2012 làm suy giảm niềm tin của khách hàng và người gửi tiền từ đó ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động huy động vốn và cho vay của ngân hàng; Quy định mới của NHNN trong hoạt động liên ngân hàng khiến các khoản thu từ cho vay, tiền gửi liên ngân hàng sụt giảm mạnh.
Giai đoạn 2013-2015, mặc dù ROA dần được cải thiện nhưng vẫn thấp hơn thời điểm trước năm 2012 do tăng trưởng của lợi nhuận sau thuế vẫn thấp hơn tốc độ gia tăng của tổng tài sản. Điều này phù hợp với thực tế hoạt động của ACB do trong giai đoạn này ngân hàng tăng cường trích lập dự phịng cho các khoản nợ có vấn đề xuất hiện từ cuối năm 2012. Mặt khác, theo xu hướng chung của thị trường, đây cũng là giai đoạn ngân hàng thực thi chính sách cắt giảm lãi suất cho vay để chia sẻ khó khăn với doanh nghiệp và nền kinh tế dẫn đến lợi nhuận từ hoạt động tín dụng truyền thống chưa tương xứng với quy mô của khoản mục này.
Xét tương quan ROA của ACB so với các ngân hàng có quy mơ tương đương thì ROA của ACB đạt mức khá cao trong giai đoạn 2007-2011, qua đó cho thấy trong giai đoạn này ACB hoạt động hiệu quả khá tốt, khả năng tạo ra lợi nhuận trên mỗi đồng tài sản khá lớn.
Bảng 2.3: So sánh ROA của ACB và các NHTM giai đoạn 2007-2015
Đơn vị tính: phần trăm( %) Năm 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 CTG 0,76 1,00 1,31 1,12 1,51 1,28 1,08 0,90 0,79 BID 0,75 0,73 1,04 1,13 0,83 0,75 0,79 0,83 0,85 VCB 1,32 0,55 1,64 1,52 1,25 1,13 0,99 0,88 0,85 EIB 1,78 1,71 1,97 1,85 1,93 1,21 0,39 0,03 0,03 STB 3,13 1,44 1,94 1,48 1,36 0,68 1,42 1,31 0,48 MBB 2,28 1,58 2,07 1,95 1,54 1,48 1,28 1,31 1,19 SHB 1,85 1,46 1,52 1,26 1,23 1,80 0,58 0,51 0,43 ACB 2,71 2,32 1,61 1,25 1,32 0,34 0,48 0,55 0,54 TCB 2,57 2,39 2,24 1,71 1,91 0,42 0,39 0,63 0,86 (Nguồn: Tổng hợp BCTC hợp nhất của các NHTMCP)
Đặc biệt là năm 2007, ROA của ACB là cao nhất đạt tỷ lệ là 2,71%, chỉ thấp hơn STB và năm 2008 đạt tỷ lệ 2,32%, chỉ thấp hơn TCB. Từ năm 2009-2011, ROA của ACB có sụt giảm nhưng vẫn đứng thứ 6 trong số các NHTMCP có quy mô tương đương. Tuy nhiên đến năm 2012, ROA đã giảm xuống đột ngột và ACB có mức sinh lợi trên tổng tài sản là thấp nhất so với các NHTMCP khác, nguyên nhân sụt giảm đã được nêu ở trên. Kể từ sau năm 2012, ROA của ACB đã dần được cải thiện và đến năm 2015, ROA đạt 0,54% cao hơn tỷ suất sinh lợi của EIB, STB, SHB. Do ROA là thước đo để đánh giá khả năng sinh lợi trên mỗi đồng tài sản của ngân hàng nên điều này cho thấy hiệu quả quản lý tài sản và hiệu quả sử dụng vốn của ACB có phần tụt hậu so với các ngân hàng cùng nhóm. Tuy nhiên, sự sụt giảm này khơng chỉ diễn ra tại ACB mà cịn diễn ra trong tồn ngành ngân hàng, điều này cho thấy ngoài nguyên nhân chủ quan của riêng ACB thì cịn các ngun nhân khách quan khác khiến cho khó khăn bao trùm ngành ngân hàng trong giai đoạn này, dẫn đến tỷ số ROA của các ngân hàng khơng thể duy trì ở mức cao như giai đoạn trước năm 2012.