Lợi nhuận sau thuế của ACB giai đoạn 2007-2015

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu (Trang 38 - 40)

Đơn vị tính: tỷ đồng Năm Thu nhập lãi thuần Thu nhập ngoài lãi thuần Tổng thu nhập thuần Chi phí hoạt động Chi phí dự phịng rủi ro tín dụng Lợi nhuận sau thuế 2007 1.311 1.710 3.021 805 89 1.760 2008 2.728 1.511 4.239 1.679 88 2.211 2009 2.801 2.135 4.935 2.097 287 2.201 2010 4.164 1.326 5.490 2.387 227 2.335 2011 6.608 1.039 7.647 3.444 296 3.208 2012 6.871 -1.036 5.835 4.792 521 784 2013 4.566 1.084 5.650 4.614 855 826 2014 4.766 1.291 6.056 4.841 977 952 2015 5.884 337 6.220 4.022 884 1.028

(Nguồn: Báo cáo thường niên ACB từ năm 2007-2015) Lợi nhuận của ACB có sự tăng trưởng thần tốc trong giai đoạn 2003-2007 và bắt đầu chững lại từ năm 2008 khi cuộc khủng hoảng tài chính tác động mạnh đến hệ thống ngân hàng, tuy nhiên tốc độ tăng trưởng lợi nhuận sau thuế vẫn cao, đạt mức trung bình 17,16%% trong suốt giai đoạn 2008-2011 và cao nhất vào năm 2011.

Đến năm 2012, lợi nhuận sau thuế của ACB sụt giảm sâu, tới 75,6% so với năm 2011. Nguyên nhân do ngân hàng buộc phải tất toán hàng loạt khoản tiền gửi liên ngân hàng để tuân thủ Thông tư 21/2012/TT-NHNN ngày 18/6/2012 liên quan đến hoạt động đi vay, cho vay trên thị trường liên ngân hàng của NHNN dẫn đến thu nhập từ hoạt động liên ngân hàng sụt giảm mạnh đồng thời việc thực hiện nghiêm túc, triệt để chỉ đạo tất toán trạng thái vàng của NHNN trong năm này cũng khiến hoạt động kinh doanh vàng, ngoại hối bị thua lỗ. Thêm vào đó, tác động của khủng hoảng kinh tế vẫn cịn kéo dài, tình hình kinh tế Việt Nam cũng gặp nhiều trở ngại, doanh nghiệp vấp phải khó khăn khơng có khả năng trả nợ dẫn đến tỷ lệ nợ xấu của ACB tăng lên 2,5%

trong năm 2012 khiến chi phí trích lập dự phòng rủi ro tăng 75,92%. Các tác động trên làm thu nhập thuần của ngân hàng sụt giảm hơn 23,7% so với năm 2011, trong khi đó chi phí hoạt động lại tăng 35,7% do đầu tư cho kế hoạch mở rộng mạng lưới hoạt động và nhân sự dự phịng, chi phí dự phịng rủi ro tín dụng tăng 76% do phải trích lập dự phịng cho các khoản nợ quá hạn bắt đầu lộ diện từ cuối năm 2012.

Sang năm 2013, mặc dù ACB liên tiếp gặp các khó khăn: (i) Chi phí dự phịng rủi ro tín dụng tăng gần 64% so với năm 2012 do ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu tăng cao (3,03% trên tổng dư nợ), trong đó nợ có khả năng mất vốn tăng mạnh; (ii) Thu nhập lãi thuần của ACB - vốn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong các khoản thu, giảm 45% do ngân hàng vẫn cịn gặp khó khăn trong việc đẩy mạnh hoạt động cho vay vốn ra nền kinh tế (kết thúc năm 2013, tăng trưởng tín dụng của ACB chưa tới 4,3%, thấp hơn rất nhiều so với mặt bằng chung ngành ngân hàng); (iii) Lãi suất cho vay đã sụt giảm rất nhiều dẫn đến chênh lệch giữa lãi suất huy động so với lãi suất cho vay rút ngắn; (iv) Hoạt động kinh doanh ngoại hối và vàng vẫn tiếp tục thua lỗ (lỗ 34 tỷ đồng). Tuy nhiên, Ban lãnh đạo ACB đã quyết liệt trong việc cắt giảm các chi phí hoạt động (giảm khoảng 12% so với năm 2012) nên kết thúc năm 2013, lợi nhuận sau thuế của ACB vẫn tăng 5,41% so với năm trước.

Đến năm 2014, lợi nhuận sau thuế của ACB đạt 925 tỷ đồng, tăng 15% so với năm 2013, đánh dấu bước phục hồi trở lại và hướng đi đúng của ngân hàng. Lợi nhuận tăng dựa trên nền tảng doanh thu tăng trưởng 7% và chi phí được kiểm sốt chặt chẽ với tốc độ tăng 3%. Riêng các khoản thu nhập ngoài lãi trong năm 2014 tăng trưởng 19% so với năm trước, trong đó thu nhập từ kinh doanh ngoại hối tăng mạnh hơn phần thu nhập bị sụt giảm từ mảng kinh doanh trái phiếu, thu nhập từ hoạt động dịch vụ cũng tăng 17% so với 2013. Nợ xấu của ACB giảm gần 22% so với năm 2013, xuống còn 2,18% tổng dư nợ do ngân hàng đã tăng cường sử dụng dự phịng tín dụng để xử lý nợ xấu với số tiền dự phòng rủi ro được sử dụng lên đến hơn 500 tỷ đồng. Đồng thời để kiểm soát được tỷ lệ nợ xấu về mức 2,18%, ACB đã phải trích dự phịng rủi ro lên đến 977 tỷ đồng trong cả năm 2014, tăng 14%, so với năm 2013. Ngoài ra trong năm này, ACB đã ghi nhận mức dự phòng của ngân hàng cho khoản mục “tiền gửi tại các tổ chức tín dụng khác” đạt 704 tỷ đồng trong khi cuối năm 2013, khoản dự phòng này của ACB mới là 375 tỷ đồng.

Năm 2015, lợi nhuận sau thuế của ACB tiếp tục tăng trưởng tốt với tỷ lệ tăng trưởng đạt 8% nhờ vào kết quả doanh thu tăng trưởng 21%, chi phí được kiểm soát chặt chẽ với tốc độ tăng 5% và các khoản thu nhập ngoài lãi tăng 10%. Doanh thu tăng trưởng chủ yếu là nhờ thu nhập từ hoạt động tín dụng tăng mạnh mặc dù chi phí dự phịng rủi ro tín dụng vẫn cao và thu nhập ngoài lãi của ACB sụt giảm sâu khi ngân hàng mạnh tay trích lập dự phịng cho các khoản chứng khoán đầu tư tồn đọng xấp xỉ một nghìn tỷ đồng.

Ngồi ra, từ Bảng 2.1 có thể thấy tương ứng với sự biến động của cơ cấu tài sản – nguồn vốn theo xu thế dần hướng tới một danh mục tài sản ít rủi ro hơn, cơ cấu thu nhập thuần của ACB cũng đang dần thay đổi theo hướng tăng dần thu nhập lãi thuần đặc biệt là lãi từ cho vay khách hàng và giảm dần tỷ trọng thu nhập ngoài lãi, đặc biệt là nhóm thu nhập từ đầu tư chứng khốn và kinh doanh ngoại hối, vàng trong đó năm 2012 là năm chuyển dịch mạnh nhất.

2.2.2. Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)