Với mục tiêu được đặt ra, phân cấp, phân quyền có ý nghĩa rất quan trọng.
1.2.1.3. Ý nghĩa phân cấp, phân quyền
Hiến pháp và pháp luật là công cụ để tổ chức hoạt động của bộ máy nhà nước, trong đó pháp luật được cụ thể hóa từ Hiến pháp và xác định các phương thức phân cấp, phân quyền để giải quyết mối quan hệ giữa trung ương và địa phương nhằm hiện thực hoá nguyên tắc pháp chế trong hoạt động của Nhà nước pháp quyền. Nhà nước pháp quyền được đặc trưng bởi tính dân chủ trong phương thức tổ chức quyền lực nhà nước. Phân cấp với mục đích tạo quyền tự chủ, sáng tạo, phát huy tính năng động của địa phương, để khai thác thế mạnh và tiềm năng của chính quyền cơ sở là một biểu hiện rõ nét của dân chủ và phù hợp với xu thế hiện nay là tăng cường tính tự quản của địa phương trong việc quyết định những vấn đề của địa bàn lãnh thổ. Yêu cầu đã và đang đặt ra là bảo đảm tính khoa học, tính hiệu quả của quản lý nhà nước để hướng tới mục đích cuối cùng là tạo thuận lợi cho nhân dân, bảo vệ lợi ích của nhân dân.
Việc phân định thẩm quyền rõ ràng, dựa trên luận cứ khoa học là điều kiện có ý nghĩa hết sức quan trọng để phát huy tính hiệu quả của cơ chế quản lý nhà nước, tăng cường trách nhiệm và tinh thần phục vụ nhân dân của các cơ quan nhà nước và là cơ sở để nhân dân giám sát, kiểm tra hoạt động của bộ máy nhà nước.
Để việc thực hiện phân cấp, phân quyền đạt được mục tiêu đặt ra, mang lại hiệu quả và có ý nghĩa thiết thực, cần phải nhận diện một cách đầy đủ thông qua nội hàm của phương thức phân cấp, phân quyền về khái niệm, nguyên tắc, nội dung và điều kiện khi thực hiện.
1.2.1.4. Khái niệm phân cấp, phân quyền
Phân cấp, phân quyền là những phương thức tổ chức thực hiện quyền lực nhà nước có ý nghĩa rất quan trọng về mặt lý luận và thực tiễn và chúng là một trong những nội dung thực hiện cải cách hành chính nhà nước nhằm quản lý xã hội bằng pháp luật của hầu hết các quốc gia trên thế giới từ thời cổ đại và được từng bước bổ sung, hoàn thiện cho đến ngày nay. Bằng phương thức này đã góp phần loại bỏ phương thức tập quyền đã có một thời gian dài hiện hữu trong xã hội thuộc chế độ chủ nô, phong kiến.
Ngày nay, các quốc gia trên thế giới có nền dân chủ xã hội phát triển đều áp dụng phương thức phân quyền, tản quyền trong quản lý nhà nước với những mức
độ khác nhau. Các phương thức này ngày càng tỏ rõ những ưu thế của nó, khơng một quốc gia phát triển, dân chủ và pháp quyền nào mà không sử dụng phương thức phân quyền cả chiều ngang, chiều dọc và phân quyền đã trở thành nguyên tắc của nhà nước pháp quyền13. Hiện nay, còn rất nhiều cách hiểu khác nhau của các học giả về khái niệm phân cấp, phân quyền, sau đây là một số khái niệm điển hình:
Phân cấp quản lý (hành chính) được hiểu là chuyển giao nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan quản lý nhà nước cấp trên cho cơ quan quản lý nhà nước cấp dưới thực hiện thường xuyên, lâu dài, ổn định trên cơ sở pháp luật,... thực chất của phân cấp quản lý hành chính là xác định lại sự phân chia thẩm quyền theo các cấp hành chính phù hợp với u cầu của tình hình mới14.
Phân cấp là việc phân công chức năng, phân định nhiệm vụ, quyền hạn cho từng cấp hành chính để việc quản lý đất nước được thuận lợi và hiệu quả hơn. Bản chất của phân cấp là việc cấp trên chuyển giao những nhiệm vụ, quyền hạn nhất định do mình đang nắm giữ và thực hiện cho cấp dưới thực hiện một cách thường xuyên, liên tục bằng phương thức ban hành văn bản quy phạm pháp luật hoặc bằng cách chuyển cho cấp dưới thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn bằng các quyết định cụ thể15.
Phân cấp là việc phân công chức năng, phân định nhiệm vụ, quyền hạn cho từng cấp hành chính, nếu nhìn từ chế độ quản lý thì bản chất của phân cấp là việc cấp trên chuyển giao những nhiệm vụ, quyền hạn do mình nắm giữ cho cấp dưới thực hiện một cách thường xuyên, liên tục bằng phương thức ban hành văn bản quy phạm pháp luật, hoặc bằng cách chuyển cho cấp dưới thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn bằng các quyết định cụ thể16.
Phân cấp thực chất là việc phân công chức năng, phân định nhiệm vụ, quyền hạn cho từng cấp hành chính. Nhìn từ chế độ quản lý thì bản chất của phân cấp là việc cấp trên chuyển giao những nhiệm vụ, quyền hạn do mình nắm giữ cho cấp dưới thực hiện một cách thường xuyên, liên tục bằng phương thức ban hành văn
13Phạm Hồng Thái (2011), “Phân quyền và phân cấp trong quản lý nhà nước – Một số khía cạnh lý luận –thực tiễn và pháp lý”, Luật học 27 (2011) 1-9, Tạp chí khoa học ĐHQGHN thực tiễn và pháp lý”, Luật học 27 (2011) 1-9, Tạp chí khoa học ĐHQGHN